Giai đoạn trước năm 1975

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu quan hệ trung quốc liên xô từ năm 1959 đến 1979 (Trang 75)

- Quan điểm Trung – Xô trong hội nghị Giơnevơ

Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương, quy định rằng sau hai năm, chính quyền hai miền Việt Nam sẽ hợp thương tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đế quốc Mỹ rắp tâm phá hoại hiệp định nên họ nhất định không chịu kí vào bản tuyên bố cuối cùng. Trước sự leo thang và mở rộng chiến tranh của Hoa Kì và tay sai, nhân dân Việt Nam phải tiến hành một cuộc chiến đấu mới nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Rất tiếc, khi phát động cuộc nổi dậy ở miền Nam, thì ban lãnh đạo mới của Liên Xô đứng đầu là Khrushchev chủ trương “chung sống hòa bình” với các nước phương Tây, cho nên không muốn căng thẳng với Mỹ ở Việt Nam. Liên Xô không muốn chúng ta tiến hành đấu tranh vũ trang, lập luận rằng “đốm lửa có thể đốt cháy cả cánh đồng”, sợ chiến tranh lan rộng sẽ cản trở việc triển khai chiến lược mới của Liên Xô. Do đó, Liên Xô chỉ giúp Việt Nam phát triển kinh tế ở miền Bắc và không muốn ta tái vũ trang đấu tranh ở miền Nam, sợ ảnh hưởng đến hòa hoãn Xô – Mỹ. Liên Xô không muốn đề cao vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Hơn nữa tháng 2/1963 còn làm trung gian, chuyển cho ta gợi ý của Mỹ về việc trung lập hóa hai miền Việt Nam và muốn đưa vấn đề Đông Dương ra thảo

luận ở Liên Hợp Quốc. Khrushchev còn gây sức ép với Việt Nam, dọa cắt khoản viện trợ quân sự vốn đã ít ỏi (tháng 2/1964) và muốn từ bỏ vai trò “đồng chủ tịch hội nghị Giơnevơ về Đông Dương”.

Về phía Trung Quốc, lúc đầu ban lãnh đạo cũng khuyên ta “trường kì mai phục” vì lo rằng nếu Việt Nam phát động đấu tranh vũ trang ở miền Nam thì chiến tranh có thể mở rộng, và có khả năng kéo Trung Quốc đụng độ với Mỹ một lần nữa, trong lúc họ muốn có hòa bình để phục hồi và xây dựng kinh tế. Nhiều nhà phân tích quốc tế còn cho rằng vì lợi ích riêng của mình, Ban lãnh đạo Trung Quốc không muốn có một nước Việt Nam thống nhất và hùng mạnh ngay bên cạnh mình.

Như vậy, có thể thấy vì động cơ khác nhau, nhưng ở giai đoạn đầu, cả hai nước Liên Xô và Trung Quốc không muốn hoặc chưa muốn ta phát động vũ trang ở miền Nam để thống nhất đất nước. Một nhà lãnh đạo Trung Quốc nói: “Đông Dương là một trong những nơi nhạy cảm nhất trong quan hệ hai phe nên Đông Dương không nên vượt qua vĩ tuyến 17, cũng không nên vượt quá biên giới Việt Lào.”

Như vậy, nhìn từ góc độ quan điểm của Liên Xô và Trung Quốc đối với vấn đề Giơnevơ thì hai nước đều có chung một quan điểm là không muốn chúng ta tiến hành đấu tranh vũ trang, mà muốn giải quyết bằng thương lượng. Tuy nhiên, hai nước lại xuất phát từ những mục đích, lợi ích riêng cho nước mình, chứ không phải là mục đích chung cho một nước ở phe XHCN. Chính vì những mâu thuẫn giữa hai nước, mà họ có những chính sách riêng không thống nhất trong hành động, không đoàn kết nhất trí hành động. Vì vậy, một khi Mỹ nắm được cơ hội này và nhận thấy được những rạn nứt của hai nước đứng sau Việt Nam, thì tất yếu Mỹ tận dụng ngay để gây sức ép với Việt Nam. Như vậy, mặc dù kí hiệp định Giơnevơ là một thành công lớn đối với Việt Nam, nhưng cũng vì những lí do trên mà Việt Nam không tận dụng được hết những thuận lợi của mình, vẫn có những điểm chưa thỏa đáng để sau này, khi kí kết hiệp định Pari, chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm và tránh được những sai lầm trước đây.

Sau khi không ngăn cản được nhân dân Việt Nam đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam, Ban lãnh đạo Trung Quốc quay sang ủng hộ và lợi dụng cuộc đấu tranh này để phê phán những sai lầm của Khrushchev, phê phán họ phản bội lợi ích của phong trào gải phóng dân tộc, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc giương cao khẩu hiệu “chống Mỹ và chủ nghĩa xét lại” để chống Liên Xô, phá hòa hoãn Xô – Mỹ, mặt khác muốn độc quyền nắm “vấn đề Việt Nam” để tập họp lực lượng, chuẩn bị cho sự tiếp xúc hòa hoãn với Mỹ, thực hiện tham vọng trở thành siêu cường của mình. Do đó, Trung Quốc vừa ủng hộ ta về vật chất, phát động phong trào “ủng hộ Việt Nam chống Mỹ” trong nước và tuyên bố lên án Mỹ rất mạnh. Đầu năm 1965, Đặng Tiểu Bình nói: “Nếu Việt Nam không nhận viện trợ của Liên Xô thì Trung Quốc sẵn sàng bao tất cả, sẵn sàng viện trợ ngay cho 1 tỷ nhân dân tệ”.

Chính sách tiêu cực đối với cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt Nam đã làm cho uy tín của Liên Xô bị giảm sút và là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Khrushchev bị lật đổ năm 1965. Ban lãnh đạo Liên Xô mới đã thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại nhằm khôi phục uy tín trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường lực lượng của Liên Xô nhân lúc Mỹ bị sa lầy ở Việt Nam, tạo thế có lợi để tiếp tục hòa hoãn với nước này, và đối phó với sự đả kích của Trung Quốc.

Đối với vấn đề Việt Nam, Liên Xô chuyển sang thái độ tích cực để giành lại uy tín cho mình trong hệ thống XHCN và phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là đối với các nước trong thế giới thứ ba. Mặt khác, Liên Xô tích cực ủng hộ Việt Nam chống Mỹ để cô lập Trung Quốc và phá hòa hoãn Trung – Mỹ đang có dấu hiệu khởi động. Sau khi Khrushchev bị hạ bệ vài tháng, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Kosygin đến Việt Nam, sau đó ghé qua Bắc Kinh trên đường trở về đã cùng thủ tướng Chu Ân Lai nêu lên vấn đề “thống nhất hành động ủng hộ Việt Nam”, cho phép Liên Xô lập căn cứ ở Hoa Nam, lập cầu hàng không qua không phận Trung Quốc để viện trợ cho Việt Nam. Trung Quốc kiên quyết bác bỏ đề nghị này vì muốn độc quyền nắm vấn đề Việt Nam, không để cho Liên Xô lấy lại uy tín quốc tế. Liên Xô lấy lí do đó để phản kích Trung Quốc, tìm cách ly gián Việt Nam với Trung Quốc.

Liên Xô tuy có thái độ tích cực trong việc giúp Việt Nam, nhưng cũng không muốn vấn đề Việt Nam làm ảnh hưởng đến hòa hoãn Xô – Mỹ, cho nên rất dè dặt trong việc viện trợ cho Việt Nam những loại vũ khí hiện đại, luôn khuyên ta đi vào thương lượng hòa bình để chấm dứt chiến tranh mặc dù tình hình chiến trường chưa cho phép, và tỏ ý sẵn sàng làm trung gian giữa Việt Nam và Mỹ.

Mặc dù Khrushchev bị lật đổ, Liên Xô tỏ thái độ tích cực ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục đả kích, cho rằng Liên Xô ủng hộ giả, phản bội thật, không muốn để cho Liên Xô có bất cứ vai trò gì trong vấn đề Việt Nam. Trung Quốc muốn độc chiếm Việt Nam để tập hợp lực lượng, tranh thủ thế giới thứ ba, giành quyền lãnh đạo trong cách mạng thế giới, tạo điều kiện cho mình trở thành một siêu cường chi phối công việc thế giới, trước hết là ở châu Á.

Tuy nhiên có thể thấy, công cuộc chống Mỹ cứu nước của Việt Nam có tác dụng làm bình phong ngăn chặn sự can thiệp của đế quốc Mỹ ở biên giới phía nam để Trung Quốc tiến hành “Cách mạng văn hóa”, một cuốc tranh giành quyền lực gay gắt ở Trung Quốc ở cuối thập kỷ 60. Do đó, Trung Quốc lên án Mỹ hết sức mạnh mẽ, kết hợp với phê phán Liên Xô và dành cho Việt Nam khoản viện trợ to lớn và có hiệu quả về vũ khí, dụng cụ, vật phẩm chiến tranh, chiếm khoảng 52% tổng số viện trợ quốc tế. Trung Quốc còn cử bộ đội công binh sang giúp ta làm đường. Mặt khác, Trung Quốc kiên quyết bác bỏ chủ trương “thống nhất hành động chống Mỹ” với Liên Xô và gây khó khăn cho việc vận chuyển vũ khí của Liên Xô và các nước khác vận chuyển cho Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc. Trung Quốc còn tìm cách tác động vào công việc điều hành cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Năm 1968, sau Tổng tiến công Mậu thân, Việt Nam mở mặt trận đấu tranh ngoại giao, ngồi đàm phán với Mỹ ở Pari, lãnh đạo Trung Quốc lúc đầu không đồng tình, tìm mọi cách gây sức ép với Việt Nam, đe dọa cắt giảm viện trợ và gây chia rẽ trong nội bộ Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vấn đề viện trợ như một con bài mặc cả để can thiệp vào chiến tranh Việt Nam theo lập trường có lợi cho mình. Điều này làm cho Việt Nam vấp phải rất nhiều những khó khăn bởi vì để có thể tập trung vào

cuộc kháng chiến, ta cần phải có một hậu phương vững chắc (tức là phải dựa vào Trung Quốc) nhưng cũng cần phải có lập trường riêng của mình.

Khi thấy không thể ngăn cản được Việt Nam “vừa đánh vừa đàm” với Mỹ thì Trung Quốc quay sang ủng hộ chủ trương này. Khi cuộc đàm phán về Việt Nam đang tiến vào giai đoạn quyết định và Mỹ bị sa lầy, thì Trung Quốc chơi trò “ngoại giao bóng bàn”, bí mật mời Kitxinggiơ, cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ đến Bắc Kinh với thông cáo Thượng Hải, nội dung ngầm hiểu là “giữ nguyên trạng ở miền Nam để Mỹ rút khỏi Đài Loan”. Trung Quốc còn lợi dụng Mỹ đang gặp khó khăn ở miền Nam Việt Nam để nhanh chóng hòa hoãn với Mỹ, tức là lấy vấn đề Việt Nam để thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý ở đây là trong khi Trung Quốc đang ủng hộ chủ trương của ta, thì ở Mỹ tiến hành bầu cử Nicxơn mà ông này lại chủ trương thân Liên Xô. Do vậy, Trung Quốc lo ngại một liên minh Xô – Mỹ vững mạnh trong tam giác chiến lược Mỹ - Xô – Trung Quốc. Chính mâu thuẫn Xô – Trung đã dẫn đến việc Trung Quốc quyết định “bán đứng Việt Nam” để nhanh chóng hòa hoãn với Mỹ với mục đích phá tan liên minh Xô – Mỹ, điều này gây rất nhiều bất lợi và phức tạp cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, khiến Mỹ ngoan cố hơn trên bàn đàm phán.

- Thông cáo Thượng Hải và can thiệp Mỹ

Sự đối đầu giữa hai nước XHCN lớn nhất ở thời điểm này là mong chờ của Mỹ, là cơ hội vàng để Mỹ kéo Trung Quốc về phía Mỹ, tăng thêm đồng minh và sức mạnh để chống Liên Xô.

Năm 1968, Nicxơn trúng cử tổng thống Mỹ. Ngay từ lúc đầu khi mới nhậm chức, ông đã rất quan tâm đến vấn đề Trung Quốc và trên thực tế, trước khi bước vào nhà Trắng, Nicxơn đã từng tìm cách khai thông quan hệ với Trung Quốc. Mỹ giảm bớt số quân ở các căn cứ quân sự nằm quanh Trung Quốc, bỏ các cuộc tập trận không cần thiết ở châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ở eo biển Đài Loan. Ngoài ra, Mỹ còn nới bớt các hạn chế về buôn bán, đi lại, tăng cường tiếp xúc với Trung Quốc. Ngày 18/1/1970, Tổng thống Nicxơn phát đi một tín hiệu rõ ràng về phía Trung Quốc, trong Báo cáo đặc biệt về chính sách đối ngoại của Mỹ thập kỉ 70 của

ông có đoạn: “Mục tiêu chúng ta là phát triển mối quan hệ xây dựng và bình thường hơn với Trung Quốc”.

Những động thái trên của Mỹ được phía Trung Quốc hưởng ứng một cách tích cực. Trong giai đoạn trước đó, không phải là Trung Quốc không muốn bắt tay với Mỹ mà là hoàn toàn không có cơ hội liên minh với Mỹ. Ngay từ khi mới ra đời nước CHDCNH Trung Hoa đã bị nước Mỹ tỏ thái độ thù địch và tiến hành chính sách kiềm chế. Đến giai đoạn này, trong hoàn cảnh giai đoạn 1959-1969 Trung Quốc tiến hành chống cả Xô và Mỹ đã đẩy nước Trung Quốc vào tình trạng khó khăn, họ đã nhận ra sai lầm này. Trước cơ hội nước Mỹ muốn cải thiện quan hệ Trung Quốc không ngại ngần nhận lấy cơ hội này. Mùa thu năm 1970, Trung Quốc bắt đầu trả lời những tín hiệu của Mỹ một cách tích cực. Mao Trạch Đông thông qua một nhân sĩ Mỹ Edgar Snow đưa ra lời mời Nicxơn sang thăm Trung Quốc “ Ông ta chắc chắn sẽ được hoan nghênh vì hiện nay nhiều vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ có thể được giải quyết với Nicxơn”40. Ngày 6/4/1971 Trung Quốc có một cử chỉ chính trị có ý nghĩa rất lớn hướng về Mỹ thông qua việc Trung Quốc mời đội tuyển bóng bàn Mỹ sang thăm và thi đấu hữu nghị tại Trung Quốc. Nicxơn hiểu được thông điệp mà Chu Ân Lai muốn gửi tới Oashington không tiếp đoàn bóng bàn Mỹ tại Đại Lễ Đường Nhân dân: “Các bạn đã mở ra một trang mới trong lịch sử những mối quan hệ giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân Mỹ”41.

“Nền ngoại giao bóng bàn” mà Trung Quốc mở ra với Mỹ được Mỹ đáp lại nhanh chóng. Ngày 9/7/1971, Kissinger - cố vấn an ninh của tổng thống Nicxơn, một người chủ trương cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đã bí mật đến Bắc Kinh 2 ngày để hội đàm với thủ tướng Chu Ân Lai về các nguyên tắc nền tảng cho quan hệ hợp tác Mỹ- Trung. Sau chuyến đi thành công đó của Kissinger,Trung Quốc nhận được sự đảm bảo chắc chắn của Mỹ là sẽ ủng hộ Trung Quốc ra nhập Liên hợp quốc, Bắc Kinh đã có nhiều nỗ lực để xích lại gần Mỹ, trong đó có quyết tâm gạt bỏ

40

Viện quan hệ quốc tế, Quan hệ Mỹ- Trung Quốc từ 1949-1979, Hà Nội, 1987, tr. 89.

phái Lâm Bưu chủ trương chống cải thiện quan hệ Mỹ -Trung, mở đường cho chuyến thăm thư hai của Kissinger tháng 10/1971 để chuẩn bị chuyến thăm của tổng thống Mỹ tới Trung Quốc tháng 2/1972.

Chuyến thăm của Nicxơn tới Trung Quốc từ ngày 21-28/2/1972 đã khai thông quan hệ Mỹ -Trung vốn bị bế tắc trong sự thù địch và đối đầu hơn hai thập kỷ. Kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh quan hệ Mỹ -Trung là hai bên đã ra được thông cáo Thượng Hải. Đó là một thông cáo chung đặc biệt của quan hệ Mỹ -Trung. Ngoài phần ghi nhận những quan điểm chung còn có phần trình bày quan điểm riêng rẽ của mỗi bên cho phép hai bên vượt qua những trở ngại để xích lại gần nhau. Nội dung của thông cáo Thượng Hải bao gồm:

Hai bên cam kết tiến tới bình thường hóa quan hệ, thừa nhận những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình ( Mỹ coi đây là sự nhượng bộ lớn vì nguyên tắc thứ ba trong năm nguyên tắc này là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, một luận điểm mà Mỹ biết Trung Quốc muốn nói đến để đòi Mỹ phải từ bỏ quan hệ với Đài Loan ). Ngoài ra hai bên cùng cam kết chống bá quyền (Điều khoản gây lo ngại nhất cho Liên Xô).

Về vấn đề Đài Loan: Hai bên nhất chí là có những bất đồng, đồng thời Mỹ có những nhượng bộ quan trọng đối với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Mỹ ngầm từ bỏ lập trường từ năm 1950 cho rằng quy chế của Đài Loan là chưa được xác định, mà buộc phải thừa nhận chỉ có một nước Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Mỹ cũng khẳng định mục tiêu cuối cùng là rút hết các lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi Đài Loan, với điều kiện phải có một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đài Loan.

Liên quan đến các vấn đề khu vực, trong đó trọng điểm là cuộc chiến tranh Việt Nam: Trong hội đàm, hai bên đã trao đổi về các vấn đề khu vực như vấn đề Đông Dương, chiến tranh Việt Nam, bán đảo Triều Tiên, về vấn đề Ấn Độ - Pakistan, vấn đề Nhật. Đổi lại những cam kết của Mỹ về vấn đề Đài Loan, những

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu quan hệ trung quốc liên xô từ năm 1959 đến 1979 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)