Suốt thập niên 1950, Trung Quốc được một số đông các cố vấn Liên Xô hướng dẫn đã theo mô hình phát triển của Liên Xô, đặt trọng tâm vào công nghiệp nặng với vốn trích ra từ thặng dư của nông dân trong lúc coi sản xuất hàng hóa tiêu thụ là ưu tiên thứ hai. Tuy nhiên vào cuối thập niên 1950, Mao Trạch Đông bắt đầu phát triển ý tưởng mới về cách làm sao cho Trung Quốc tiến ngay lên chủ nghĩa xã hội qua việc huy động các lực lượng lao động khổng lồ của Trung Quốc, các ý tưởng này dẫn đến phong trào Đại nhảy vọt.
Sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Mao Trạch Đông kêu gọi phát triển một “chủ nghĩa xã hội triệt để” trong nỗ lực đưa đất nước sang xã hội cộng sản tự cung tự cấp. Mao thiết lập các “Xã nhân dân đặc biệt” (thường gọi là “công xã nhân dân”) ở nông thôn thông qua việc sử dụng lao động tập thể và vận động quần chúng. Nhiều cộng đồng dân cư đã được huy động để sản xuất một mặt hàng duy nhất đó là thép. Và Mao Trạch Đông tuyên bố sẽ tăng sản lượng nông nghiệp lên gấp đôi mức năm 1957. Nhưng trên thực tế, sản lượng nông nghiệp thời kì đó của Trung Quốc còn không bằng thời vua Càn Long và thời nhà Tống.
Cuộc Đại nhảy vọt là một thất bại về kinh tế. Các ngành công nghiệp rơi vào tình trạng bất ổn vì nông dân sản xuất quá nhiều thép chất lượng thấp trong khi các ngành khác bị bỏ rơi. Hơn nữa, những người nông dân không được qua đào tạo và được trang bị nghèo nàn để sản xuất thép, phần lớn dựa vào khu vực sân sau nhà để đạt chỉ tiêu sản xuất thép do địa phương đề ra. Trong khi đó, các công cụ nhà nông chính bị nấu chảy để làm thép khiến quy mô sản xuất nông nghiệp bị thu nhỏ. Điều này dẫn đến sự sụt giảm sản lượng của phần lớn các mặt hàng trừ gang thép không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tồi tệ hơn nữa, để tránh bị phạt, chính quyền địa phương thường xuyên phóng đại các con số và che giấu khuyết điểm làm cho vấn đề thêm trầm trọng nhiều năm.
Hầu như chưa phục hồi từ nhiều thập kỉ chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc thêm một lần nữa rơi vào khủng hoảng. Năm 1958, Đảng Cộng Sản Trung Quốc bắt buộc phải thừa nhận rằng những số liệu thống kê sản xuất đã bị phóng đại. Ngoài ra, phần nhiều lượng thép sản xuất ra đều không tinh khiết và vô ích. Trong khi đó, sự hỗn loạn trong các khu sản xuất tập thể, thời tiết xấu và việc xuất khẩu lương thực nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ đã dẫn đến một trận đói kém cực lớn. Thực phẩm trong tình trạng hết sức khan hiếm và sản xuất giảm đáng kể, số người chết trong trận đói này lên tới 20 – 30 triệu người.
Sự thất bại của cuộc Đại nhảy vọt có tác động lớn đến uy tín của Mao Trạch Đông bên trong Đảng. Điều này dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Trung Quốc năm 1959. Sau cuộc Đại nhảy vọt, uy tín của Mao Trạch Đông giảm sút mạnh trong Đảng cộng sản Trung Quốc. Đại nhảy vọt không đạt được mục tiêu như đã định. Năm 1958, ông ta từ chức Chủ tịch nhà nước, sau đó Lưu Thiếu Kì lên thay. Tháng 7/1959, những người lãnh đạo cấp cao của Đảng triệu tập tại núi Lu để thảo luận các quyết sách của Đảng, nhất là các tác động của Đai nhảy vọt. Lúc đó, Nguyên Soái Bành Đức Hoài mới đi thăm Liên Xô về, đã lên tiếng chỉ trích chính sách chính sách của Mao Trạch Đông trong cuộc Đại nhảy vọt là đã quản lý kém và đi ngược lại các quy luật kinh tế.
Trong lúc Hội nghị Lộc Sơn đóng vai trò như một hồi chuông báo tử cho nguyên soái Bành, cũng là nhà phê bình lớn tiếng nhất của Mao, điều này đã dẫn đến một sự chuyển giao quyền lực vào tay những người thuộc phái ôn hòa cầm đầu là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, những người nắm quyền kiểm soát chính phủ.
Sau hội nghị, Mao Trạch Đông đã tìm cách tước bỏ các chức vụ chính thức của Bành Đức Hoài và buộc tội ông ta là kẻ “cơ hội cánh hữu”. Bành Đức Hoài bị thay thế bởi Lâm Bưu, một vị tướng khác trong lực lượng cách mạng và sau này là người đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách của Chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
Vào đầu những năm 1960, mặc dù Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chức Chủ tịch Đảng, trách nhiệm chính trong sự thất bại của cuộc Đại nhảy vọt đã buộc ông ta phải giam mình khỏi những vấn đề thường nhật của nhà nước và chính phủ. Nhiều chính sách Đại nhảy vọt của ông ta bị đảo ngược, các tác động tiêu cực của chúng giảm nhẹ và dần dần biến mất. Trong số những cải cách của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình thì việc xóa bỏ phần nào tình trạng sản xuất tập thể được xem là thực dụng và hiệu quả hơn. Trong suốt quá trình này, Lưu Thiếu Kỳ đặt ra cụm từ nổi tiếng : “ Mua tốt hơn tự sản xuất, cho thuê tốt hơn so với đi mua”. Điều này đã mở ra một biên giới mới trong kinh tế Trung Quốc và đối lập với lý thuyết “ tự cung tự cấp” của Mao Trạch Đông.
Những chính sách kinh tế thành công của Lưu Thiếu Kỳ đã thu hút sự ủng hộ từ bên trong Đảng. Cùng với Đặng Tiểu Bình, Kỳ dường như muốn trục xuất Mao Trạch Đông ra khỏi bộ máy quyền lực nhưng vẫn giữ ông ta trong vai trò biểu tượng quốc gia. Đáp lại, Mao Trạch Đông đã khởi xướng phong trào giáo dục Xã hội chủ nghĩa vào năm 1962 để lấy lại nền tảng chính trị của mình. Mục tiêu chính của phong trào là khôi phục lòng nhiệt thành cách mạng của các đảng viên và quần chúng. Đáng chú ý hơn phong trào này còn tập trung vào cải cách hệ thống giáo dục của tiểu học và trung học. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của nó là sự kết hợp của đơn vị hành chính xã và lao động nhà máy vào giáo dục. Phong trào đã đạt được kết quả là đưa chủ nghĩa Mao vào giới trẻ Trung Quốc.
Năm 1963, Mao Trạch Đông bắt đầu công kích Lưu Thiếu Kỳ công khai hơn. Ông ta tuyên bố rằng đấu tranh giai cấp vẫn đang được tiến hành và phải được học hỏi áp dụng “ngày một, tháng một, năm một” và nói bóng gió rằng các thành phần cố hữu của giai cấp tư sản (ám chỉ Lưu Thiếu Kỳ ) vẫn còn tồn tại mặc dù cách mạng đã thành công. Năm 1964 phong trào giáo dục Xã hội chủ nghĩa tiến triển trở thành phong trào Bốn dọn dẹp, một phong trào chính trị - xã hội rộng lớn hơn nhằm mục đích “ làm sạch chính trị , kinh tế tư tưởng và tổ chức của bọn phản động”. Mao Trạch Đông xem chiến dịch này là nhắm vào các thành phần trung lưu vưa được thiết lập nhưng đã trở lên xa rời quần chúng, trong khi Lưu Thiếu Kỳ lại muốn một cách tiếp cận từ dưới lên để lại bỏ những thành pần tội phạm nhỏ, tầng lớp đại chủ và thành phần phản động. Sự bất đồng trong quan điểm về bản chất của phong trào đã tạo ra xung đột giữa Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
Cuối năm 1959, nhà sử học và cũng là Phó thị trưởng Bắc Kinh Ngô Hàm xuất bản phiên bản đầu tiên của bộ kịch lịch sử tựa đề Hải Thụy bãi quan. Trong vở kịch, một người đầy tớ trung thành tên Hải Thụy bị xa thải bởi một tên hoàng đế biến chất. Trong khi nhận được sự ca ngợi của Mao thì năm 1965 vợ Mao Trạch Đông là Giang Thanh và đồng minh của bà ta là Diêu Văn Nguyên, biên tập viên cho một tờ báo ở Thượng Hải, đã viết bài công kích vở kịch. Diêu gọi vở kịch là “một thứ cỏ độc” hãm hại Mao với ngụ ý Mao như một tên hoàng đế suy đồi và Bành Đức Hoài như một công chức trung thực.
Bài báo Thượng Hải đó lan truyền khắp đất nước và nhiều tờ báo hàng đầu khác xin đăng lại. Thị trưởng Bắc Kinh là Bành Chân, một người ủng hộ Ngô Hàm đã thành lập một ủy ban nghiên cứu bài báo và công bố rằng những lời chỉ trích của Diêu Văn Nguyên là không chính đáng. Ngày 22/2/1966, ủy ban (gọi là “Nhóm Năm tên chịu trách nhiệm về cuộc đại cách mạng văn hóa”) đã công bố một báo cáo mà về sau được biết đến với tên “ Đại cương tháng Hai” nhằm tìm cách giới hạn tranh luận về nhân vật Hải Thụy trong khuôn khổ văn chương và lôi kéo sự chú ý của dư luận ra khỏi các hàm ý chính trị.
Tuy nhiên, Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên tiếp tục tố cáo cả Ngô Hàm và Bành Chân trên báo chí. Ngày 16/5, dưới sự chỉ đạo của Mao bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một thông báo chính thức về cuộc đại cách mạng văn hóa. Trong tài liệu này, Bành Chân bị chỉ trích gay gắt và nhóm “ Năm tên” bị giải tán và được thay thế bởi nhóm Cách mạng văn hóa. Ngày 18/5 Lâm Bưu tuyên bố trong một bài phát biểu rằng “Chủ tịch Mao là một thiên tài, và mọi thứ chủ tịch nói đều thực sự tuyệt vời, những lời nói của chủ tịch sã tạo ra ý nghĩa cuộc sống của hàng trăm ngàn người trong chúng ta”. Vì vậy, bắt đầu giai đoạn đầu của sự sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông do Giang Thanh, Lâm Bưu và những người cùng phe điều hành.
Ngày 25/5, một giảng viên triết học tại Đại học Bắc Kinh tên là Nhiếp Nguyên đã viết một tấm áp phích lớn và dán ở bảng tin công cộng. Nhiếp công kích giới lãnh đạo Đảng trong trường và các quan chức của Đảng ở Bắc Kinh là “bọn côn đồ đen tối chống lại Đảng”, ngụ ý rằng có các thế lực đen tối trong chính phủ và các trường Đại học đang cố gắng ngăn chặn tiến trình cách mạng. Vài ngày sau đó, Mao ra lệnh phổ biến những lời của Nhiếp ra khắp nước và gọi đó là “tấm áp phích lớn tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác đầu tiên ở Trung Quốc”. Ngày 29/5, tại trường trung học thuộc trường Đại học Thanh Hoa, đơn vị Hồng vệ binh đầu tiên được thành lập. Mục đích của đơn vị này là trừng phạt và cô lập cả giới trí thức lẫn những kẻ thù chính trị của Mao.
Ngày 1/6/1966, tờ Nhân dân nhật báo đã phát động một cuộc công kích vào các lực lượng phản động trong giới trí thức. Sau đó, giới chủ tịch các trường Đại học và những người trí thức nổi tiếng khác bị truy tố. Ngày 28/7/1966, Đại diện Hồng vệ binh đã viết thư cho Mao nói rằng các cuộc thanh trừng trên diện rộng và tất cả những sự kiện chính trị xã hội có liên quan đều được thực hiện chính xác và công minh. Mao đáp lại với sự ủng hộ toàn diện của mình bằng tấm áp phích lớn với tựa đề “Oanh tạc các trụ sở”. Mao viết rằng, bất chấp các cuộc cách mạng vô sản đã tiến hành, giai cấp thống trị vẫn bị thâu tóm bởi các thành phần tư sản, các nhà tư bản và những người theo chủ nghĩa xét lại, và rằng các thành phần phản cách
mạng này vẫn còn tồn tại, thậm chí ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng. Điều này thực ra là một cuộc khẩu chiến chống lại Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và những người cùng phe với họ.
Ngày 8/8/1966, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “quyết định liên quan đến Cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản” (còn goi là “Thông cáo 16 điểm”). Quyết định này quy định rằng Cuộc Cách mạng văn hóa văn hóa Vô sản là “một cuộc cách mạng lớn đụng chạm tới tất cả mọi người và thiết lập một giai đoạn mới trong sự phát triển của cách mạng Xã hội chủ nghĩa trong nước, một giai đoạn sâu rộng hơn”.
Vì vậy, quyết định đó lấy phong trào sinh viên sẵn có và phát triển nó lên một cấp độ chiến dịch đại chúng toàn quốc, kêu gọi sự tham gia của không những sinh viên mà còn cả công nhân, nông dân, quân nhân, trí thức cách mạng và các cán bộ cách mạng để tiến hành nhiệm vụ chuyển đổi cấu trúc thượng tầng bằng cách treo các áp phích kí tự lớn và tổ chức các cuộc tranh luận sôi nổi. Theo ý Mao thì Trung Quốc cần “một cuộc cách mạng văn hóa” để đưa Chủ nghĩa xã hội trở lại. Các quyền tự do quy định theo thông cáo 16 điểm sau đó được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc như là “4 quyền tuyệt vời nhất của nền dân chủ vĩ đại”. Quyền tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến, quyền được viết các áp phích kí tự lớn và quyền được tổ chức các tranh luận lớn. Thực ra, trong bốn quyền đó, một số quyền đã bao hàm lẫn nhau.
Những người mà không có mối liên quan với Đảng Cộng sản sẽ được thử thách và thông thường bị buộc tội tham nhũng và bị bỏ tù. Những quyền tự do này được bổ sung bởi quyền được bãi công, mặc dù quyền này đã bị suy yếu bởi sự dính dáng của quân đội vào nền chính trị dân sự vào tháng 2/1967. Tất cả những quyền này đã bị xóa bỏ khỏi Hiến pháp sau khi Chính phủ của Đặng Tiểu Bình dập tắt phong trào Bức tường Dân chủ năm 1979.
Ngày 16/8/1966, hàng triệu Hồng vệ binh từ khắp nới trên đất nước tập trung tại Bắc Kinh để có cơ hội thấy mặt chủ tịch Mao. Ngay trên đầu cổng Thiên An Môn, chủ tịch Mao và Lâm Bưu đã xuất hiện và diễn thuyết trước 11 triệu Hồng
vệ binh, và nhận được rất nhiều tràng reo hò từ đám đông. Mao ca ngợi hành đọng của Hồng vệ binh trong các chiến dịch gần đây là “phát triển Chủ nghĩa xã hội và dân chủ”.
Trong Chiến dịch tiêu hủy Bốn cái cũ, tất cả những gì liên quan đến các loại tôn giáo đều bị Hồng vệ binh ngược đãi thẳng tay. Nhiều công trình tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ, tu viện Hồi giáo, và các nghĩa trang đều bị đóng cửa, đôi khi còn bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi các hình thức tra tấn, giết chóc dẫ đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Trong tháng 8 và tháng 9, chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có 1772 người bị sát hại. Tại Thượng Hải, trong tháng 12 có 704 vụ tự tử và 532 ca tử vong liên quan đến Cách mạng Văn hóa. Trong thời gian này, ở Vũ Hán cũng chứng kiến 62 vụ tự sát và 32 vụ giết người25.
Chính quyền cũng không dám ngăn chặn hành động của Hồng vệ binh. Xie Fuzhi, cảnh sát trưởng quốc gia, cho biết: “Đừng nói rằng họ sai khi đánh đập những kẻ xấu, nếu trong cơn thịnh nộ mà họ có đánh ai đó đến chết thì cũng có thể hiểu được”26.
Trong hai năm, đến tận tháng 7/1968, các nhóm hoạt động của Hội sinh viên như lực lượng Hồng vệ binh đã mở rộng lĩnh vực quyền lợi của mình và gia tăng các nỗ lực tái thiết Xã hội chủ nghĩa. Họ bắt đầu bằng cách phát tờ rơi giải thích cho hành động phát triển và củng cố Chủ nghĩa xã hội của họ và đưa tên các nhân vật bị khép tội “phản cách mạng” lên trên bảng tin của trường. Họ tập hợp thành những nhóm lớn, tổ chức các cuộc tranh luận lớn, viết các vở kịch mang tính giáo dục. Họ tổ chức các cuộc họp công cộng để chỉ trích những lời bào chữa của các bị cáo “phản cách mạng”.
Mặc dù thông cáo 16 điểm và các tuyên bố khác từ các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Chủ nghĩa Mao đều ngăn cấm hình thức “bạo động vũ trang” và ủng hộ
25
Nguyễn Huy Qúy, Nước CHND Trung Hoa chặng đường lịch sử nửa thế kỷ, Nxb Chính trị Quốc gia Hà