Về quan hệ kinh tế và hợp tác khoa học kĩ thuật

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu quan hệ trung quốc liên xô từ năm 1959 đến 1979 (Trang 30 - 37)

Trên phương diện kinh tế, khi ra đời, nước CHND Trung Hoa có một vài đặc điểm quan trọng. Đó là xuất phát điểm kinh tế ở trình độ thấp và gần như đi thẳng từ cơ cấu nông nghiệp cổ truyền sang chủ nghĩa tập thể XHCN. Ở Trung Quốc, CNXH không ra đời trên cơ sở CNTB đạt đến trình độ cao mà thực tế là thông qua cuộc cách mạng chính trị có nội dung giải phóng dân tộc và đấu tranh giai cấp gay gắt. Bản thân nước Trung Quốc phải trải qua những năm tháng chiến tranh chống Nhật, nội chiến, hậu quả để lại thật nặng nề: đất nước bị tàn phá, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực con người đều phát huy phục vụ chiến tranh, một bộ máy quản lí nhà nước, một kiểu tổ chức xã hội và một phong cách thời chiến…tất cả những cái đó để lại dấu ấn khá đậm nét lên diện mạo của CNXH hiện thực, ảnh hưởng đến nhịp độ, bước đi của quá trình cách mạng XHCN sau này.

Nếu như Liên Xô bắt đầu quá độ đi lên CNXH từ trình độ phát triển trung bình của CNTB thì ở Trung Quốc, CNTB mới chỉ đi những bước đầu tiên vào đầu thế kỉ XX. Mâu thuẫn giữa hình thức chính quyền tiên tiến với nền kinh tế lạc hậu là mâu thuẫn nổi bật của nước Trung Hoa mới.

Trước tình hình đó, về đối nội, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành chỉ đạo công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo dân chủ suốt 3 năm 1950 – 1952 mà nội dung chính là: tịch thu tài sản của bọn quan liêu, cải cách ruộng đất, điều hòa tài chính và kinh tế, khôi phục và phát triển sản xuất.

Chúng ta đều biết tính chất phức tạp trong những vấn đề đối nội của Trung Quốc, mà trước hết là vấn đề kinh tế. Nhưng tất nhiên, như các nhà khoa học mác xít từ lâu đã chỉ dẫn, việc giải quyết những vấn đề đó không thể bằng cách tách rời đất nước với thế giới bên ngoài.

Trước và ngay sau khi nước Trung Hoa mới ra đời, Trung Quốc có ý định tích cực phát triển các quan hệ kinh tế với tất cả các nước. Cương lĩnh chung của Hội nghị hiệp thương chính trị nước CHND Trung Hoa được thông qua ngày 29/9/1949 có ghi: “Nước CHND Trung Hoa duy trì và mở rộng buôn bán với các nước và chính phủ trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi”. Như vậy, phát triển kinh tế với nước ngoài là đường lối cơ bản của Trung Quốc, song việc thực hiện lại không diễn ra theo như vậy. Nguyên do là từ tháng 12/1950 Mỹ bắt đầu thi hành chính sách bao vây cấm vận kinh tế với Trung Quốc. Điều đó làm phá vỡ các mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây bị thiệt hại nghiêm trọng. Vì thế, khi Mỹ thi hành chính sách cấm vận, nền kinh tế Trung Quốc đứng trước một thách thức to lớn.

Để có thể vượt qua những khó khăn chồng chất đó, Trung Quốc cần có những nỗ lực tự thân của nền kinh tế, sự lao động quên mình của hàng trăm triệu con người…Nhưng những thứ đó chưa đủ, Trung Quốc cần có một nền kinh tế đối ngoại mới, có sức sống để đáp ứng yêu cầu khôi phục và xây dựng của nó. Chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu có tính chất sản xuất nhỏ lại muốn đi vào xây dựng CNXH nên Trung Quốc cần vô vàn những nhập khẩu về vốn, máy móc, thiết bị, các loại nguyên liệu vật tư…Bởi lệnh cấm vận của Mỹ mà thế giới tư bản quay lưng lại với yêu cầu kinh tế của Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, thị trường các nước XHCN đối với Trung Quốc không chỉ là thị trường chủ yếu tiêu thụ các loại hàng hóa ấy, mà trong nhiều trường hợp còn là nguồn nhập khẩu duy nhất. Mặt khác, một bộ phận lớn nông phẩm, sản phẩm nghề phụ của Trung Quốc sẽ tìm được thị trường tiêu thụ ở các nước đó.

Nhìn chung, trong những năm 1950, Trung Quốc thi hành chính sách kinh tế đối ngoại XHCN mà Liên Xô giữ vai trò trung tâm làm ưu tiên, đồng thời duy trì các mối quan hệ kinh tế với các nước TBCN và các nước khác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Liên Xô trong những năm 1950 là sự bổ sung lẫn nhau giữa một bên là thị trường, nguồn nguyên liệu của

Trung Quốc, một bên là kĩ thuật, máy móc của Liên Xô. Mối quan hệ ấy cơ bản diễn ra theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển.

Sau khi Trung Quốc bước lên con đường phát triển CNXH, một nhiệm vụ đặt ra đối với nước cộng hòa trẻ tuổi này là thực hiện những khả năng phân công lao động XHCN quốc tế đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế và thỏa mãn nhu cầu người lao động. Vị trí địa lý của Trung Quốc rất thuận lợi vì có biên giới chung với Liên Xô và các nước XHCN châu Á. Những quan hệ kinh tế của Trung Quốc với các nước XHCN nói chung và Liên Xô nói riêng được xây dựng trên những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản và sự tương trợ anh em. Vấn đề kinh tế đối ngoại đã chiếm một vị trí quan trọng trong đường lối chung của ĐCS.

Sau chiến thắng phát xít Nhật trong thế chiến thứ II, Liên Xô tuyên bố coi mọi xí nghiệp đã từng phục vụ quân đội Nhật Bản ở Mãn Châu là chiến lợi phẩm của Liên Xô và tiến hành giảm nhanh khả năng công nghiệp ở đó bằng cách tháo dỡ và mang đi hầu hết thiết bị hiện đại. Chưa đầy 5 năm sau đó một loạt các hiệp định được kí kết đặt cơ sở cho sự hợp tác Trung – Xô.

Ngày 14/2/1950, giữa hai chính phủ Liên Xô và Trung Quốc kí “Hiệp định về cung cấp tín dụng”, theo đánh giá, số thiết bị và nguyên liệu trị giá 300 triệu USD là Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc rẻ hơn 20% so với việc phải mua từ các nước tư bản. Số thiết bị này, Liên Xô cung cấp để cho Trung Quốc phục hồi, tái thiết và xây dựng mới 50 xí nghiệp. Điều này bao gồm không chỉ là bàn giao các nhà máy mà còn giúp nghiên cứu và thiết kế phát triển sản xuất các loại hàng công nghiệp mới, lắp ráp và điều chỉnh các thiết bị…

Cùng ngày, Hiệp định về đường sắt Trường Xuân cũng được kí kết giữa hai nước mà nội dung là Liên Xô sẽ chuyển giao lại cho Trung Quốc không phải đền bù tất cả các quyền của mình trong cơ quan quản lí kiên tịch đường sắt Trường Xuân cùng với tất cả các tài sản và hạng mục liên quan thuộc đường sắt này thời hạn cho công tác chuyển giao không qua 1952.

Ngoài ra, một hiệp định thương mại được kí ngày 27/2/1950 ở Moskva qua đó Liên Xô sẽ cung cấp cho Trung Quốc xăng, dầu, paraphin, dầu máy, máy móc, phụ tùng, thiết bị vận tải, bông, nguyên liệu và các vật tư khác cần thiết cho công cuộc khôi phục kinh tế ở Trung Quốc.

Về trao đổi thương mại, năm 1952 Liên Xô đã chiếm tới 50,2% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc.

Đến năm 1952, có gần 1000 chuyên gia Liên Xô ở Trung Quốc. Các chuyên gia Liên Xô tham gia vào công tác thực tế và điều khiển các xí nghiệp, họ cũng góp phần đào tạo rất nhiều người Trung Quốc. Trong thời gian này, nhiều nhóm kĩ sư và kĩ thuật viên cũng như hàng nghìn công nhân Trung Quốc được đào tạo tại Liên Xô. Trong giai đoạn này, quan hệ kinh tế Trung – Xô có ý nghĩa đặt nền tảng cho những sự hợp tác cao hơn ở giai đoạn sau. Sự viện trợ và kinh nghiệm của Liên Xô có tầm quan trọng nhất định trong việc làm cho Trung Quốc vượt qua được những khó khăn của thời kì khôi phục kinh tế và cải cách dân chủ 1950 – 1953 và chuyển sang kế hoạch xây dựng CNXH.

Ngay trong thời kì khôi phục kinh tế, từ mùa thu 1952, Trung Quốc đã cho thành lập Ủy ban kế hoạch Nhà nước để dự thảo một kế hoạch 5 năm đầu tiên dựa theo mô hình của Liên Xô. Cao Cương người đứng đầu Đảng bộ và chính quyền vùng Đông bắc được chỉ thị làm chủ tịch Ủy ban này. Đến năm 1954 Ủy ban kế hoạch nhà nước được tổ chức lại thành Hội đồng kinh tế Nhà nước do Lý Phú Xuân làm chủ tịch. Năm 1955, Hội đồng này mới hình thành việc dự thảo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc (1953 – 1957).

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1953 – 1957 đã được thảo ra với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô và có tính viện trợ về kinh tế và khoa học kỹ thuật của Liên Xô và các nước XHCN. Vấn đề là cần phải xây dựng cho Trung Quốc một nền công nghiệp hoàn chỉnh, nền công nghiệp cho phép sản xuất được ở trong nước những loại thiết bị và nguyên liệu quan trọng nhất và về cơ bản thỏa mãn được nhu cầu sản xuất mở rộng về những sản phẩm ấy, cũng như nhu cầu của xây dựng lại về kĩ thuật tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Để phục vụ như thế, xây dựng công

nghiệp là trọng tâm của kế hoạch này mà trọng tâm là xây dựng 156 đơn vị công nghiệp do Liên Xô giúp đỡ. Những xí nghệp do Liên Xô giúp đỡ, đều là những xí nghiệp cỡ lớn về công nghiệp nặng có tính chất nòng cốt của công nghiệp hóa XHCN. Bởi thế, Liên Xô có vai trò tối quan trọng trong thời kì bước đầu đặt cơ sở vật chất cho CNXH 1953 – 1957 ở Trung Quốc.

Quan hệ kinh tế giữa hai nước năm 1956 – 1957 tiếp tục phát triển. Ngày 7/4/1956, phó thủ trưởng thứ nhất của Liên Xô - Anastas Mikoyan hội đàm với Chủ tịch Mao Trạch Đông, hai người đi đến thỏa thuận Liên Xô giúp đỡ Trung Quốc xây dựng thêm 55 xí nghiệp công nghiệp mới ngoài 156 cơ sở đã được xây dựng theo các hiệp định trước. 55 cơ sở này bao gồm các xí nghiệp luyện kim cơ khí hóa học, sợi tổng hợp và chất dẻo, điện và vô tuyến điện, nhà máy nhiên liệu tổng hợp, nhà máy điện, cũng như viện nghiên cứu và công nghiệp hàng không.

Tổng giá trị của thiết bị và giúp đỡ khí thuật của Liên Xô lúc này đạt đến 2,5 tỷ rouble. Tất cả những con số đó nói lên vai trò quan trọng của Liên Xô trong công cuộc công nghiệp hóa XHCN ở Trung Quốc trong thời gian này.

Sau khi cơ bản hoàn thành kế hoạch 5 năm lấn thứ nhất với thời hạn sớm hơn trước một năm, Đại hội lần thứ VIII ĐCS Trung Quốc hội nghị lần 1 (tháng 9/1956) đã đưa ra một cương lĩnh khá hoàn chỉnh hiện đại hóa Trung Quốc theo CNXH. Đại hội đã bác bỏ ý đồ muốn xây dựng CNXH trong “một sớm một chiều” với những chủ trương duy ý chí của Mao Trạch Đông và thông qua cương lĩnh: trong một thời gian khá dài thực hiện từng bước công nghiệp hóa XHCN, hình thành dần từng bước công nghiệp hóa XHCN, hình thành dần từng bước công cuộc cải tạo công nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp XHCN.

Tuy nhiên, đến Hội nghị lần thứ hai Đại hội VIII ĐCS Trung Quốc vào tháng 5/1958, những nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ hai bị coi là bảo thủ, sai lầm “buông chậm tốc độ kiến thiết”. Đại hội thông qua đường lối chung: “Dốc hết lòng hăng hái, cố gắng vươn lên hàng đầu, xây dựng CNXH nhiều, nhanh, tốt, rẻ và nêu cao mục tiêu khiến cho công nghiệp nước ta trong thời gian 15 năm hay ngắn hơn nữa hay đuổi kịp hoặc vượt qua nước Anh về sản lượng gang thép và các sản phẩm

công nghiệp chính khác”23 Thế là cả đất nước Trung Quốc bước vào một cuộc phiêu lưu mới.

Bất chấp những đảo lộn trong đường lối kinh tế đối nội, quan hệ kinh tế với Liên Xô vẫn được khẳng định trong chính sách đối ngoại. Đại hội VIII ĐCS Trung Quốc hội nghị lần 1 (9/1956) nêu: “Nước ta muốn dựng lên một hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh vẫn cần sự viện trợ của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân trong một thời gian lâu dài”24.

Trên thực tế, quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục được đẩy mạnh. Ngày 23/4/1958, bản Hiệp định thương mại và hàng hải giữa Liên Xô - Trung Quốc, và nghị định thư về trao đổi hàng hóa được kí kết đã góp phần lớn vào sự hợp tác kinh tế Trung – Xô. Bản hiệp định ghi rõ các bên cam kết dành cho nhau “chế độ tối huệ quốc” trong vấn đề thương mại, hàng hải và nhiều khía cạnh khác trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Nghị định thư về trao đổi hàng hóa giữa hai bên, quy định Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc thiết bị công nghiệp, khí cụ đo lường, công cụ, máy kéo, máy cơ giới nông nghiệp, dầu khí và sản phẩm dầu, kim loại đen, kim loại màu, cáp điện, sản phẩm hóa học…Đổi lại Trung Quốc cung cấp Liên Xô thiếc, thủy ngân, vonfram, đồng sợi, lưu huỳnh, lông động vật, tơ sống, kim khâu, đồng luyện, đồ may mặc, chè, lá cây thuốc lá, dầu trẩu, đỗ, táo…

Đến ngày 7/2/1959, một hiệp định giữa hai chính phủ Xô – Trung được kí kết qua đó Liên Xô giúp đỡ xây dựng cho Trung Quốc thêm 34 nhà máy công nghiệp.

Về quan hệ thương mại, trong 2 năm 1958 – 1959, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt mức cao nhất trong những năm 50.

Sự hợp tác tiếp tực diễn ra trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Tháng 1/1958, một đoàn đại biểu Trung Quốc do Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc - Quách Mạt Nhược dẫn đầu đi thăm Liên Xô trong 3 tháng. Đoàn Trung Quốc đã

23

Lý Kiện, Trung – Xô – Mỹ cuộc đối đầu lịch sử, Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, tr. 293.

24

thảo luận với hơn 600 nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu của Liên Xô, đã kí kết một hiệp định về việc Liên Xô giúp đỡ trong công tác nghiên cứu, đào tạo khoa học kĩ thuật, cung cấp thiết bị và dụng cụ vật tư mà Trung Quốc cần để thực hiện kế hoạch 12 năm về khoa học kĩ thuật. Hiệp định cũng quy định phối hợp nghiên cứu 122 vấn đề về khoa học kĩ thuật cơ bản của Trung Quốc đến năm 1962. Nhìn chung trong thời kì 1958 – 1959, sự hợp tác kinh tế Xô – Trung diễn ra khá chặt chẽ.

Tiểu kết

Tóm lại, thập kỉ 1950 đã ghi nhận thời kì quan hệ thân thiện hợp tác giữa hai nước Trung – Xô, hai nước liên tục trao đổi các phái đoàn cấp cao, kí kết các hiệp định về chính trị, kinh tế…, các thông cáo chung thể hiện sự thống nhất về quan hệ hai nước và các quan hệ quốc tế. Đây là dòng chủ đạo trong quan hệ Trung – Xô trong giai đoạn này. Tuy vậy, những bất đồng giữa hai nước cũng xuật hiện trong những năm 1950, đặc biệt là từ Đại hội XX ĐCS Liên Xô.

Trước tiên hai Đảng có quan điểm trái ngược nhau về Stalin. Về phía ĐCS Trung Quốc, bênh vực Stalin là một chuyện, nhưng còn vấn đề có tầm quan trọng hơn nhiều là đường lối của Stalin. Từ đó cũng nảy sinh những ý kiến bất đồng giữa hai ĐCS về một vần đề sống còn của thế giới: khả năng chung sống hòa bình giữa các chế độ khác nhau. Dù vậy, những luận giải khác nhau về đường lối ấy còn mang tính chất nội bộ, chưa bộc lộ công khai, sâu sắc để ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Nhìn chung, quan hệ chính trị Xô – Trung giai đoạn này là tốt đẹp.

Chương 2

QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LIÊN XÔ TỪ NĂM 1959 ĐẾN 1979

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu quan hệ trung quốc liên xô từ năm 1959 đến 1979 (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)