Về hợp tác quân sự

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu quan hệ trung quốc liên xô từ năm 1959 đến 1979 (Trang 27 - 30)

Trong bối cảnh tình hình căng thẳng của khu vực và thế giới, hợp tác quân sự chiếm một vị trí quan trọng trong những mối quan hệ Trung – Xô thập kỉ 50. Tháng 6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Tháng 10/1950, “chí nguyện quân” Trung Quốc tham gia “kháng Mỹ viện Triều”. Cuộc chiến tranh này là thử thách đầu tiên cho mối đồng minh Trung – Xô vừa xác lập, trước tiên là lĩnh vực quân sự. Trong thời kì chiến tranh, Liên Xô đã chuyển sang phía Đông theo đề nghị của ban lãnh đạo Trung Quốc hàng loạt sư đoàn không quân để bảo vệ vùng trời Đông bắc Trung Quốc phòng sự oanh kích của không quân Mỹ. Mặt khác, sự tồn tại của “Hiệp ước đồng minh, hữu hảo, tương trợ Xô – Trung” và “Hiệp định về căn cứ hải quân cảng Lữ Thuận và Đại Liên” dẫn đến việc Liên Xô đưa các lực lượng vũ trang của mình ở Viễn Đông gồm cả Lữ Thuận và Đại Liên vào tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đây là nhân tố kìm hãm cơ bản, ngăn cản Mỹ mở rộng các hành động xâm lược và can thiệp vũ trang trực tiếp chống nước CHDC Trung Hoa.Hồi kí của tổng thống Mỹ G. Truman đã viết: “Nếu như chúng ta quyết định mở rộng chiến tranh sang Trung Quốc thì sẽ phải chờ đợi sự trừng phạt. Bắc Kinh và Moskva không chỉ đồng tư tưởng mà theo Hiệp ước năm 1950 còn là đồng minh của nhau. Nếu chúng ta tấn công vào Trung Hoa cộng sản thì chúng ta phải chờ đợi sự can thiệp của nước Nga”21.

Nhân dân Trung Quốc có quyền tự hào về sự tham gia của các lực lượng Trung Quốc hỗ trợ bắc Triều Tiên, nhưng cũng nên hiểu rằng, nó diễn ra trong tình hình là Mỹ chiếm đóng Đài Loan và có những cuộc tấn công bằng máy bay vào các tỉnh Đông bắc Trung Quốc, do đó một phần Trung Quốc phải bảo vệ biên giới của

20

Jean Baptiste Durosselle, Lịch sử ngoại giao từ 1919 đến nay, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, 1994,

tr. 195.

21

mình. Về mặt chiến lược, những hoạt động chiến đấu của “chí nguyện quân” Trung Quốc ở Triều Tiên đã được dựa ở phía sau tấm lá chắn tên lửa hạt nhân của Liên Xô.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc cũng đã nhận được một khối lượng lớn viện trợ, trang thiết bị của Liên Xô trong thời gian tham chiến ở Triều Tiên. Về viện trợ quân sự, giá trị vũ khí và kĩ thuật quân sự Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc mà phía nước này phải thanh toán tất cả chỉ bằng 20% tổng số tín dụng có tính chất quân sự. Đồng thời, chỉ có một phần vũ khí và kĩ thuật quân sự là được sử dụng để trang bị trực tiếp cho quân “chí nguyện” tham gia chiến tranh ở Triều Tiên, còn phần lớn được chuyển cho phía Trung Quốc và sau đình chiến đã được dùng để hiện đại hóa quân đội nước này. Cụ thể là, trong thời gian từ 1950 – 1955, hơn 1 nửa số tín dụng quân sự mà Liên Xô cung cấp theo các hiệp định được kí kết từ tháng 11/1952 đến 1955 (tức là sau khi đạt được hiệp định ngừng bắn ở Triều Tiên).

Khi căng thẳng ở khu vực đã giảm, Liên Xô còn chuyển giao căn cứ hải quân Lữ Thuận cho phía Trung Quốc. Hiệp định quy định về việc hai nước Trung – Xô phòng thủ chung ở Lữ Thuận được kí kết vào ngày 14/2/1950. Sau một lần trì hoãn năm 1952, ngày 31/5/1955, Liên Xô đã chuyển giao hoàn toàn căn cứ này cho Trung Quốc theo nguyên tắc không phải trả tiền căn cứ, thiết bị quân sự cùng nền kinh tế phát triển thành phố và vùng ven. Vai trò quan trọng của căn cứ này đã được chúng minh trong thời kì 1945 – 1949 đối với cách mạng Trung Quốc cũng như trong chiến tranh Triều Tiên. Mao Trạch Đông đã từng nói: “Thu hồi Lữ Thuận là một sự việc vĩ đại”22. Sau khi thu hồi, Trung Quốc bắt đầu tiến hành hoạt động phòng thủ độc lập ở căn cứ “tiền tiêu” này.

Trong những năm 50, Liên Xô đã gánh vác trách nhiệm giúp đỡ nước CHND Trung Hoa trong việc xây dựng một số lượng lớn các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, gồm hơn 100 các xí nghiệp, trong đó đã đưa vào hoạt động hơn 70 xí nghiệp lớn. Mặt khác, qua việc tiến hành hợp tác kinh tế, sự giúp đỡ của Liên Xô giành cho

22

Trung Quốc chủ yếu trong công nghiệp mà trọng tâm là công nghiệp nặng (90%). Đó là nền tảng cho nền công nghiệp quốc phòng vững mạnh.

Chính phủ Liên Xô đã san sẻ cho Trung Quốc các dự trữ vũ khí và tài liệu kĩ thuật quân sự về lượng đủ để trang bị cho 60 sư đoàn bộ binh, phía Trung Quốc cũng được chuyển giao kĩ thuật quân sự gồm cả Lữ Thuận. Đồng thời, trong những năm 1950, Liên Xô cũng trao cho Trung Quốc các văn kiện kĩ thuật quân sự khác nhau,đã gửi sang Trung Quốc một số lượng lớn chuyên gia để giúp đỡ xây dựng các cơ sở sản xuất và hướng dẫn sử dụng các vũ khí cao cấp cho các đơn vị quân đội nước này.

Sự hợp tác quân sự Trung – Xô lên tới đỉnh cao khi ngày 15/10/1957, “Hiệp định về kĩ thuật mới cho nền quốc phòng” giữa hai chính phủ Trung – Xô được kí kết, qua đó Liên Xô sẽ cung cấp cho Trung Quốc mẫu và tài liệu để chế tạo bom nguyên tử.

Trong những chuyến viếng thăm giữa các phái đoàn quân sự của hai nước, có lẽ đáng chú ý nhất là tháng 11/1957, Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài đi Moskva cùng với phái đoàn do Chủ tịch Mao Trạch Đông dẫn đầu dự lễ kỉ niệm 40 năm Cách mạng tháng 10. Bành Đức Hoài được tháp tùng bởi một nhóm đủ quyền hành để tiến hành những cuộc thương nghị về những vấn đề quân sự và chiến lược Trung – Xô gồm: Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Tổng tham mưu trưởng Túc Dục, Chủ nhiệm tổng cục chính trị Đàm Chính…Đây có lẽ là nhóm có những khuôn mặt quân sự quan trọng nhất được phái ra nước ngoài từ sau 1949. Phái đoàn này đã đi thăm những cơ sở quân sự của Liên Xô, tới Khabarovsk và Vladivostok là hai thành phố có những cơ sở quân sự quan trọng. Điều đáng ghi nhớ là có rất ít phái đoàn Trung Quốc tới đây, mặc dù chúng rất gần Mãn Châu. Trong thời gian ở Lên Xô, Bành Đức Hoài đã có nhiều cuộc hội đàm với nhiều tướng lĩnh cấp cao của Liên Xô, và ông đã nêu ra nhận định nhằm chỉ ra Trung Quốc mong đợi những viện trợ lớn lao của Liên Xô để hiện đại hóa quân giải phóng. Sau đó, Trung Quốc đã nhận được một số viện trợ quân sự từ Liên Xô.

Nhìn chung, sự hợp tác quân sự Trung – Xô trong những năm 1950 đã mang lại nhiều điều có lợi cho quốc phòng an ninh Trung Quốc, chống được sức ép đe dọa của Mỹ, xây dựng được nền công nghiệp quốc phòng vững mạnh, phát triển quân đội theo hướng hiện đại hóa…

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu quan hệ trung quốc liên xô từ năm 1959 đến 1979 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)