Vấn đề biên giới trong quan hệ giữa hai quốc gia

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu quan hệ trung quốc liên xô từ năm 1959 đến 1979 (Trang 49)

Vấn đề đường biên giới Xô – Trung thực chất là một vấn đề tiềm ẩn từ trong lịch sử. Cuối thế kỉ XIX, khi trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, Trung Quốc đã phải kí Hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc – trong đó có Nga. Với Nga, Trung Quốc đã phải kí những hiệp ước bất bình đẳng như: Hiệp ước

Nipsu năm 1689 xác định biên giới Nga – Trung ở phía đông, Hiệp ước Burinsky năm 1727 xác định đường biên giới Nga – Trung ở đoạn giữa, đặc biệt là Hiệp ước Ái hồn Trung – Nga kí năm 1858 giải quyết phần biên giới phía bắc Hắc Long Giang, song Ôtôlý, Hiệp ước Bắc Kinh Trung – Nga năm 1860 giải quyết vùng biên giới phía tây Trung Quốc, Hiệp ước Petersburg năm 1881…Qua những hiệp ước bất bình đẳng đó, Trung Quốc đã mất nhiều vùng đất thuộc biên giới Trung – Xô29.

Những hiệp ước trên có những điều khoản bất công quy định về quyền lãnh sự tài phán đối với người Nga. Người Nga được hưởng quyền tối huệ quốc và quyền tự do buôn bán ở Trung Quốc. Nhưng tất cả những quyền tối huệ quốc và những điều khoản bất công nói trên đều đã được nhà nước Liên Xô bãi bỏ ngay từ khi mới ra đời (trong khi các nước phương Tây vẫn lần nữa mãi đến chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, khi tuyên bố bãi bỏ những điều khoản bất công trong các hiệp ước đó, chính phủ Liên Xô không đặt lại thành vấn đề đường biên giới hai nước.

Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, Trung Quốc đã muốn giải quyết vấn đề biên giới theo hướng hủy bỏ những hiệp ước trong lịch sử, đưa biên giới Trung Quốc trở về nguyên trạng như trước khi kí các hiệp ước, nhưng Liên Xô không chấp nhận những đề nghị từ phía Trung Quốc vì đường biên giới Trung – Xô đã được phân định theo các hiệp nghị và được sự xác nhận của công pháp quốc tế. Nguyên tắc tính liên tục, bất khả xâm phạm và ổn định đường biên giới hiện tại đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc trong tuyên bố Băng Đung năm 1955.

Tuy vấn đề chưa được giải quyết, nhưng trong thập kỉ 50 của thế kỉ XX, do quan hệ Trung – Xô đang tốt đẹp, hơn nữa Trung Quốc đang tập trung khôi phục kinh tế nên vấn đề biên giới được gác lại, Trung Quốc chấp nhận giữ nguyên hiện

29

TTXVN,Thực chất những khó khăn trong các cuộc thương lượng về vấn đề biên giới Xô – Trung”, Tài

trạng biên giới. Trong suốt 10 năm đầu 1949 – 1959, biên giới Trung – Xô vẫn thực sự là đường biên giới hữu nghị. Trong những văn kiện như “Hiệp ước hữu nghị đồng minh và tương trợ Xô – Trung” kí 14/2/1950: “Tuyên bố chung giữa hai chính phủ Liên Xô và chính phủ CHND Trung Hoa” ngày 12/10/1954 và tuyên bố “Tuyên bố chung Xô – Trung” ngày 18/1/1957 đều khẳng định quan hệ hữu nghị hai nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh hổ của nhau mà không có một điều khoản nào – dù là gián tiếp nói đến vấn đề biên giới.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải không có tư tưởng đòi lại những vùng lãnh thổ của mình. Họ đã tiến hành phổ biến bản đồ Trung Quốc ở các trường học, bao gồm các nước: Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Bu-tan, Nê-pan, một phần các xứ Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan của Liên Xô ở phía tây bắc và một vùng rộng lớn ở phía bắn song Hắc Long Giang, khu vực cảng Vladivostok và đảo Sakhalinsk của Liên Xô ở phía Đông vào năm 1954.

Suốt 10 năm đầu nắm chính quyền, Trung Quốc không đả động gì đến vấn đề biên giới. Năm 1959, Bắc Kinh còn kí với Liên Xô một hiệp ước về khai thác lưu vực sông Hắc Long Giang, sông Amur (các đoàn chuyên gia Xô - Trung còn làm việc với nhau tới năm 1961).

Sang thập kỉ 60 của thế kỉ XX, cùng với sự bất đồng giữa hai nước ngày càng tăng thì vấn đề biên giới cũng trở nên ngày càng căng thẳng.

Năm 1962, vụ rắc rối đầu tiên xảy ra ở vùng Tân Cương: 60000 người Ca- dắc và Mi-ghi-ơ mưu toan vượt biên giới sang vùng Kazakhstan của Liên Xô và yêu cầu Liên Xô cung cấp vũ khí trang bị. Trung Quốc lập tức đóng cửa biên giới, đóng của Lãnh sự quán Liên Xô ở U-rum-si (Tân Cương). Đồng thời nhiều cuộc nổi loạn của dân theo đạo Hồi cũng xảy ra. Bắc Kinh cho rằng Liên Xô đã xúi giục hàng vạn người Trung Quốc chạy sang Liên Xô.

Năm 1963, Ngày 8/3, tờ “Nhân dân nhật báo” lên tiếng chỉ trích các hiệp ước bất bình đẳng do Nga hoàng bắt Trung Quốc kí vào thế kỉ XIX và nói Trung Quốc sẽ giành chính quyền vào lúc thích hợp, đòi lại những đất đai đã mất trong đó có các thành phố Vladivostok, Kamchatka, Khabarovsk và nhiều nơi khác ở Viễn Đông.

Cùng ngày này, Trung Quốc công khai tuyên bố không thừa nhận các hiệp ước bất bình đẳng nói trên, liên quan đến 1.557.600 km vuông đất đai mà nhà Thanh đã kí nhượng cho Nga hoàng.

Ngày 6/ 9/1963, Nhân dân nhật báo nhắc lại vụ Tân Cương và lên án Liên Xô xúi giục “những phong trào nổi loạn”.

Ngày 29/9/1963, Liên Xô trả lời gián tiếp là trong năm 1962 Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ Liên Xô 5.000 nghìn vụ. Từ tháng 3 - 10/1964 hai nước đã mở các cuộc thương lượng về biên giới theo đề nghị của Liên Xô nhưng hai bên không kí được hiệp định. Trung Quốc đưa ra những yêu sách đòi Liên Xô trước hết phải công nhận sự bất công của các hiệp ước Nga – Hoa trước đó về biên giới nhằm dùng lí kẽ đó “làm cơ sở để giải quyết biên giới bằng thương lượng”. Còn lập trường của Liên Xô là sẽ các định lại một cách cụ thể đường biên giới ở những đoạn xác định, “lấy những văn kiện hiện hữu và những điều đã được kí kết giữa Nga và Trung Quốc trước đó làm cơ sở”30 vì việc phân định đường biên giới Nga – Hoa đã được hơn 100 năm và trong thời gian đổi có một số thay đổi, nhiều nơi mốc biên giới cũ không còn nữa. Sau cuộc đàm phán thứ nhất không thành, vết rạn nứt trong quan hệ Liên Xô – Trung Quốc ngày càng lớn, dòng chảy quan hệ Trung – Xô đã thực sự tắc nghẽn.

Ngày 10/7/1964 trong buổi tiếp các sứ giả Nhật, Mao Trạch Đông đã tố cáo Liên Xô rằng: Từ 100 năm nay, Liên Xô đã xâm lấn của Trung Quốc tất cả dải đất từ hồ Baikal đến Vladivotok.

Đến tháng 9/1964, Trung Quốc lại yêu cầu xét lại các vùng lãnh thổ biên giới hai nước31, nhưng các cuộc đàm phán diễn ra đều hoàn toàn bế tắc vì lập trường hai nước không thay đổi. Vấn đề then chốt làm cho các cuộc đàm phán Trung – Xô bị

30BCH TW ĐCS LX, “Thư trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế giữa ĐCS LX và ĐCS TQ”, Nhà xuất bản

Sự Thật, 1964, tr. 20.

31

TTXVN,Thực chất những khó khăn trong các cuộc thương lượng về vấn đề biên giới Xô – Trung”, Tài

bế tắc vẫn là những yêu sách của Bắc Kinh về lãnh thổ đối với Liên Xô. Sự bế tắc trong đàm phán đã đẩy quan hệ Trung – Xô đến tột cùng căng thẳng.

Tháng 10/1966, Bắc Kinh cho quân bắn vào tàu Liên Xô đi trên sông Amur và tổ chức mít tinh dọc bờ sông để đòi lại “đất đai đã bị mất”.

Trong buổi mít tinh tháng 11/1966 đón sinh viên Trung Quốc bị trục suất, Trần Lô Phu – Thử trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố: “Người Trung Quốc chúng tôi có truyền thống chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, chúng tôi quyết tâm bằng mọi lỗ lực của bản thân thu hồi những lãnh thổ đã bị chiếm”.

Cuối năm 1966, Liên Xô đã huy động khoảng 13 sư đoàn chiến đấu và 50 sư đoàn dự bị đến vùng biên giới phía Đông. Phía Trung Quốc có 50 sư đoàn ở vùng Đông Bắc và nửa triệu quân ở vùng Tân Cương.

Cuối năm 1967, cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc bùng nổ mãnh liệt, cuộc đấu tranh chống Liên Xô cũng dần tăng lên.

Ngày 15/1/1967, sinh viên Trung Quốc gây rối ở Moskov bị Liên Xô dập tắt. Để trả đũa, sinh viên và Hồng vệ binh Trung Quốc đã vây hãm và đạp phá sứ quán Liên Xô ở Bắc Kinh từ 26/1 – 12/2/1967.

Ngày 2/2/1967, Đài Bắc Kinh tố cáo Liên Xô âm mưu chống Trung Quốc ở hai vùng Hắc Long Giang và Đông Tam tỉnh (Mãn Châu).

Ngày 11/2/1967, quân đội Trung Quốc đặt trong tình trạng báo động. Hồng vệ binh Trung Quốc phao tin một tiểu đoàn Liên Xô tấn công vùng Vladivotok bị Trung Quốc đẩy lùi. Đồng thời thị trấn Hai-ho của Trung Quốc trên bờ sông Amur xuất hiện những biểu ngữ và loa truyền thanh thóa mạ Liên Xô.

Ngày 24/2/1967, Liên Xô tố cáo Trung Quốc nã súng từ bờ Bắc và cho quan (bộ binh và xe cơ giới) vượt sông Ot-xu-ri đóng băng ở nhiều khu vực (vùng Khabarovsk).

Tháng 1/1968, Trung Quốc cho quân khiêu khích ở đảo Kơ-kin-skơ trên sông Ot-xu-ri.

Trong suốt thời gian 1967, tình hình rất căng thẳng nhưng hai bên có kiềm chế nên không xảy ra xung đột.

Từ đầu năm 1968 đến tháng 3/1969 có tới 4.180 vụ xung đột vũ trang dọc biên giới hai nước, đó là kết quả của sự bế tắc trong đàm phán đã đẩy quan hệ Trung – Xô đến đỉnh cao của căng thẳng và tất yếu là cuộc “chiến tranh chính trị” được thay bằng chiến tranh”. Điển hình căng thẳng và đẫm máu là quá trình xung đột ở đảo Đamansky (Trân Bảo) và trên sông Ot-xu-ri (Ôtôlý) tháng 3/1969.

2.3. CĂNG THẲNG ĐỈNH ĐIỂM TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LIÊN XÔ 1969 ĐẾN 1979

2.3.1. Bối cảnh quốc tế tác động đến quan hệ Trung Quốc – Liên Xô

Cục diện thế giới đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX về cơ bản vẫn là trật tự hai cực. Sau hơn hai thập kỉ chạy đua vũ trang về triển khai chiến lược toàn cầu tốn kém, hai siêu cường đều vấp phải những khó khăn nội bộ. Mỹ không còn giữ được vị trí thống trị thế giới tư bản, Tây Âu và Nhật đã vươn lên thành hai trung tâm kinh tế mới của thế giới cạnh tranh gay gắt với Mỹ, hệ thống tiền tệ Bretton Woods đang dần dần tan vỡ.

Đầu thập kỉ 70, sau khi đạt được thế cân bằng chiến lược với Mỹ, Liên Xô bắt đầu bộc lộ những hạn chế: tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, xu hướng ly tâm ngày càng mạnh mẽ. Mặc dù vậy, Liên Xô lợi dụng việc Mỹ sa lầy ở Việt Nam để tăng cường ảnh hưởng của mình ở Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ-Latinh (thông qua sự giúp đỡ các phong trào đấu tranh giành độc lập ở đây), gây sức ép với Mỹ trong các vòng đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược (SALT). Mỹ buộc phải lùi một bước quan trọng về chiến lược” từ một “sen đầm quốc tế” không giới hạn trở thành “sen đầm quốc tế” có chọn lọc. Mỹ ở vào thế yếu trong hòa hoãn với Liên Xô.

Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục dính líu sâu vào chiến tranh Việt Nam, duy trì quan hệ thù địch với Trung Quốc. Thất bại liên tiếp ở Việt Nam làm cho những khó khăn của Mỹ thêm chồng chất: chi phí tốn kém cho cuộc chiến tranh này làm cho nước này lâm vào khủng hoảng, không đủ sức để tiếp tục chạy đua vũ trang với Liên Xô. Trong nội bộ Mỹ, xu hướng nội trỗi dậy, ưu tiên số một của Mỹ là quay vào củng cố sức mạnh bên trong.

Nicxon lên cầm quyền vào giai đoạn đen tối nhất của lịch sử nước Mỹ. Chiến tranh Việt Nam đã làm cho nước Mỹ suy yếu toàn diện, nội bộ Mỹ chia rẽ, đồng minh Mỹ nghi ngờ về “ô bảo vệ hạt nhân” của Mỹ…Do đó, ưu tiên số một của Mỹ là củng cố hòa dịu với Liên Xô để quay vào củng cố sức mạnh và giữ chặt đồng minh của mình.

Cùng với việc củng cố hòa dịu Mỹ - Xô, Mỹ cũng tiến hành hòa hoãn với Trung Quốc để chống Liên Xô. Mỹ cho rằng, nếu cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Trung Quốc sẽ là một đối trọng đáng kể đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô. Mỹ có thể dùng con bài Trung Quốc để kiềm chế Liên Xô, giúp Mỹ duy trì ưu thế và lợi ích từ khu vực này. Vì thế, dưới sự chỉ đạo của Nicxon, người Mỹ bắt đầu những hành động nối lại quan hệ với Trung Quốc.

Mỹ lo sợ rằng sau khi Mỹ buộc phải giảm dần cam kết ở Châu Á - Thái Bình Dương, Liên Xô sẽ lợi dụng nhảy vào thay chân Mỹ, lấp khoảng trống quyền lực, đe dọa lợi ích của Mỹ và đồng minh của Mỹ trong khu vực. Mỹ cho rằng nếu cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Trung Quốc sẽ là một đối trọng đáng kể đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô. Mỹ có thể dùng con bài Trung Quốc để kiềm chế Liên Xô giúp Mỹ duy trì ưu thế và lợi ích ở khu vực này. Ngoài ra không như các chính quyền tiền nhiệm, Nicxon nhận thức rõ có sự chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc và sự đoàn kết của các nước XHCN không phải là một thực tế lâu dài. Nicxon cho rằng, từ khi Trung Quốc coi Liên Xô là kẻ thù số một sau vụ đụng độ ở đảo Damansky (đảo Trân Bảo), Mỹ có thể lợi dụng sự chia rẽ và mâu thuẫn này để tăng cường sức mạnh của mình trong cán cân quyền lực toàn cầu. Kissinger đã nói: “Việc Mỹ cải thiện quan hệ với Trung Quốc chủ yếu vẫn là tạo thêm khả năng để chống Liên Xô. Người Nga càng cảm thấy bất lực phá thế ba cực để xác lập lại thế giới hai cực. Nicxon tìm cách làm cho người Nga cảm thấy không an toàn thì người Trung Quốc lại cảm thấy an toàn. Điều đó chỉ có thể giúp cho cuộc tiếp đón ông ta ở Bắc Kinh tốt hơn”32. Ý đồ của Mỹ khi bắt tay với Trung Quốc là chơi “con bài” Trung Quốc với Liên Xô, dùng hòa hoãn với Trung Quốc để

cải thiện vị thế của Mỹ trong quan hệ với Liên Xô. Hòa hoãn Xô-Mỹ lúc này đang bị chững lại do tác động của các cuộc xung đột Xô-Mỹ nhằm tranh giành ảnh hưởng ở thế giới thứ ba, đặc biệt là việc Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Mỹ coi Liên Xô là đổi thủ cạnh tranh toàn cầu, do đó coi trọng hòa hoãn với Liên Xô hơn là với Trung Quốc. Điều này lý giải nguyên nhân của sự chậm lại trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Trung- Mỹ sau khi Mỹ đã củng cố được hòa hoãn với Liên Xô, do lúc này “con bài” Trung Quốc không còn giá trị như thời điểm năm 1972. Mao Trạch Đông phàn nàn “người Mỹ trèo qua lưng Trung Quốc để đến với Liên Xô”33.

Sau cách mạng văn hóa, Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn: cuộc đấu tranh quyền lực đẫm máu trong giới lãnh đạo đã phá nát Đảng, chính quyền, xã hội Trung Quốc, nền kinh tế đứng bên bờ vực thẳm của sự sụp đổ, uy tín quốc tế giảm sút nặng nề, an ninh bị đe dọa...Yêu cầu chiến lược bao trùm của Trung Quốc lúc này là tìm cách thoát khỏi tình trạng bị cô lập để phát triển, vực dậy nền kinh tế. Để thực hiện điều đó, Trung Quốc có những bước điều chỉnh chiến lược lớn theo hướng ngả theo Mỹ và phương Tây. Do đó, Kissinger tự hào là đã mở đường cho quan hệ Mỹ - Trung, thực ra chỉ là cố gắng hết sức của một người đẩy một cánh cửa không khóa. Trên thực tế thì từ khi nước Trung Hoa mới ra đời năm 1949 cho đến thời điểm đầu những năm 70, giới lãnh đạo Trung Quốc không bao giờ đặt nặng vấn đề ý thức hệ trong quan hệ với Mỹ. Mục tiêu lâu dài và nhất quán trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển thành một cường quốc thế giới, có tiềm lực hùng mạnh về kinh tế - kĩ thuật – quân sự, tạo ra

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu quan hệ trung quốc liên xô từ năm 1959 đến 1979 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)