Những yếu tố ảnh hưởng đến diễn ngôn về Hà Nội trong văn học miền Bắc Việt Nam 1945-

Một phần của tài liệu Viết lại Hà Nội: diễn ngôn về thành phố trong sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương (Trang 55 - 63)

Nam 1945- 1975

1.2.2.1. Bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội: môi trường tạo lập diễn ngôn

Bối cảnh lịch sử văn hóa của những năm 1945- 1975 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự ra đời và tồn tại của cả diễn ngôn thủ đô ở dòng chính và cả diễn ngôn đô thị ở dòng ngầm. Năm 1945, sau khi tuyên bố độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta ngay lập tức lại phải đối diện với âm mưu cướp nước của kẻ thù. Như vậy mốc thời gian mở đầu chặng đường của một quốc gia độc lập lại đồng thời là điểm khởi đầu cho một “con đường đau khổ” kéo dài không chỉ tám năm cuộc kháng chiến chống Pháp mà kéo dài tới tận ba mươi năm với quá nhiều mất mát và đau thương. Hà Nội trong tư cách là thủ đô, tất yếu sẽ góp mặt trong những trang sử của dân tộc, sẽ gắn số phận mình với tất cả những biến cố ấy. Ba mươi năm ấy chúng ta có một Việt Nam vinh quang thì cũng sẽ có một Hà Nội anh hùng, chúng ta có một Việt Nam từ trong máu lửa “rũ bùn đứng dậy sang lòa” thì cũng có một Hà Nội mạnh mẽ, trưởng thành và tỏa sang từ trong đau thương, gian khó.

Những năm 1945- 1954, Hà Nội cũng chống Pháp, người Hà Nội đi tản cư, người Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc kháng chiến trường kì, để lại sau lưng Hà Nội đổ nát, tan hoang. Người Hà Nội tự tay đục tường, tự tay phá hoại từng nếp nhà, ngõ phố thân thương để tạo chướng ngại cản bước quân thù. Bom đạn kẻ thù cày xới từng tấc đất trên thân thể Việt Nam, Hà Nội tự hủy hoại diện mạo của mình trước khi để cho kẻ thù có có cơ hội phá hoại. Tất nhiên đây là một giai đoạn lịch sử phức tạp để lại nhiều nghi vấn. Bên cạnh tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, rất nhiều người Hà Nội giai đoạn này vẫn không thực sự ủng hộ, đặt niềm tin ở cách mạng. Vì thế trong giai đoạn bị tạm chiếm từ 1947- 1954, những người ở lại Hà Nội ít nhiều vẫn thỏa hiệp với chính quyền do thực dân Pháp dựng lên, vẫn có quan hệ lợi ích với Pháp, nhất là các gia đình tư sản. Năm 1954, Việt Nam đại

thắng. Hà Nội rực rỡ cờ hoa, hân hoàn chào đón Bác Hồ và cán bộ cách mạng từ chiến khu về lại thủ đô, chào mừng đoàn quân anh hù ng đã lập nên kì tích Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Từ đây, miền Bắc độc lập, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Nội cũng hăm hở, sôi sục khí thế dựng xây, Từ Hà Nội, khí thế lao động tỏa đi muôn phương theo những con tàu đi về những vùng đất xa xôi, xây dựng kinh tế mới. Và cũng từ Hà Nội, những con tàu khởi hành đi Nam, mang theo khát vọng giải phóng miền đất ruột thịt, thống nhất đất nước. Ba mươi năm, Hà Nội đồng hành cùng với lịch sử của đất nước. Số phận của thành phố gắn liền với vận mệnh của dân tộc, lịch sử dân tộc soi mình trong từng trang đời của thành phố.

Từ bối cảnh ấy, diễn ngôn Hà Nội tất yếu mang dấu ấn của những biến cố lịch sử lớn lao của Tổ quốc đồng thời mang dấu ấn của những chấn động riêng trong lịch sử thành phố. Diễn ngôn Hà Nội có sự hài hòa, cộng hưởng với âm vang chung của thời đại đồng thời có những tiếng vọng riêng từ lịch sử lâu đời của thành phố. Thành phố gần 1000 tuổi dù diện mạo đã có nhiều đổi thay, thậm chí bị đạn bom chiến tranh hủy hoại nhưng vẫn còn lơ lửng đâu đó trong không gian, trong ý thức con người tiếng nói của những diễn ngôn thuở trước. Thời kì chiến tranh, nhịp sống của Hà Nội chỉ xoay quanh chiến đấu, sản xuất và dựng xây, cuộc sống thì còn nhiều gian khó, ai ai cũng chật vật lo toan. Bởi thế những nét văn hóa cầu kì, tinh tế cũng mai một dần, lối sống của người Hà Nội giản dị hơn, diễn ngôn về tinh hoa đất kinh kì tạm lắng xuống, đợi đến thời bình lại nổi lên cùng với nhu cầu khuếch trương bản sắc.

Trong phần bối cảnh lịch sử, xã hội văn hóa này, chúng tôi dành sự quan tâm cho những biến cố đã tạo thành dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí người Hà Nội cũng như trong diễn ngôn Hà Nội đương thời. Biến cố đầu tiên là mùa đông năm 1946 gắn với lời kêu gọi kháng chiến của Cụ Hồ và cuộc những ngày đêm người Hà Nội chuẩn bị đối phó với kẻ thù, những ngày đêm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Mùa đông năm ấy, Hà Nội lặng đị nghe quân thù xả sung thảm sát trên những con phố. Hà Nội không ngủ trong tiếng đục tường, tiếng đào hào đắp ụ, tiếng hô

hào tập hợp đồ đạc, vũ khí, tiếng reo hò động viên nhau chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Mùa đông năm ấy Hà Nội đau lòng chứng kiến những con phố tan hoang, đau lòng để thành phố lại sau lưng nhưng cũng dạt dào hi vọng ngày về xây lại thủ đô.

Biến cố lớn thứ hai diễn ra vào năm 1954. Năm 1954 gắn với thắng lợi vẻ vang của toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp chin năm. Năm 1954, thủ đỏ đón những người con đã ra đi từ mùa đông năm 1946 đầu năm 1947 trở vể trong cờ và hoa. Trong cuốn sách của mình, Philippe Papin đã lưu lại ấn tượng này bằng hình ảnh “thành phố cờ đỏ sao vàng”, Văn Cao viết bài hát Tiến về Hà Nội với “năm cửa ô đón mừng nở năm cánh đào” chan chứa niềm vui và niềm tự hào. Nhưng cũng chính năm 1954 với Hiệp định Geneva

Biến cố lớn thứ ba, năm 1972 và cụ thể là mười hai ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972 là một chấn thương ghê gớm trong kí ức Hà Nội. Hà Nội mặc dù không phải là nơi trực tiếp diễn ra chiến tranh nhưng lại trở thành mục tiêu ném bom gây hấn về quân sự của Mĩ đối với chính quyền Việt Nam. Tất nhiên, trong khoảng thời gian kháng chiến chống Mĩ từ năm 1954 đến 1975, Hà Nội không chỉ bị ném bom một lần duy nhất năm 1972 nhưng năm ấy là năm tột đỉnh của những đau thương và cũng là tột đỉnh sự độc ác của kẻ thù. Gây hấn với sự kiện vịnh Bắc Bộ, chính quyền Mĩ kiếm cớ để ném bom phá hoại thủ đô lần thứ nhất năm 1964-1965 với mục tiêu làm lung lay cơ quan đầu não của chính quyền cách mạng đồng thời phá hoại nền sản xuất về mọi mặt để Hà Nội không thể tiếp tục chi viện cho cuộc kháng chiến ở miền Nam được nữa. Tuy nhiên với lần ném bom phá hoại lần hai vào những ngày tháng 12 năm 1972 này, tham vọng của kẻ thù còn lớn hơn. Tổng thống Mĩ đương thời- Nickson đã hết sức tự hào về pháo đài bay B52, loại máy bay ném bom hiện đại nhất lúc bấy, có khả năng bay rất cao, nằm ngoài tầm bắt sóng của các thiết bị dò tìm và không thể bị bắn rơi bằng những tên lửa tầm thấp mà chúng ta có lúc bấy giờ. Ông ta đã tự tin tuyên bố đợt ném bom phá hoại lần thứ hai này sẽ “đưa Hà Nội trở về thời kì đồ đá”, đè bẹp ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Với Mĩ, nếu thành công trong chiến lược ném bom lần này, chúng sẽ gỡ lại được danh dự và lấy lại vị thế trên chiến trường miền Nam sau khi hàng loạt chiến lược chiến

tranh đã thất bại như chiến lược chiến tranh một phía, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và tại thời điểm năm 1972 là Việt Nam hóa chiến tranh. Thắng lợi này sẽ không chỉ giúp Mĩ có được vị trí áp đảo trên chiến trường cũng như trong đấu tranh ngoại giao. Tuy nhiên Mĩ không có được thắng lợi như mong muốn và đây là một kết quả quá bất ngờ đối với dự tính của Nickson. Trong mười hai ngày đêm chiến đấu, quân và dân Hà Nội đã bắn rơi được nhiều máy bay B52, bắt sống giặc lái bằng chính những loại vũ khí thô sơ ta có trong tay. Mười hai ngày đêm ấy đã đi vào lịch sử nhân loại như một huyền thoại “Điện Biên phủ trên không”. Nhưng cũng chính mười hai ngày đêm bom thù cày xới đã khiến cho Hà Nội trở nên hoang tàn, đổ nát, mất mát, thậm chí có cảm giác mất hết, không còn lại gì của Hà Nội văn minh, thanh lịch một thời. Mười hai ngày đêm năm ấy là minh chứng hùng hồn nhất cho tinh thần quyết tâm đấu tranh của quân và dân Hà Nội cũng là những bằng chứng xót xa, đáng lên án nhất về tội ác của kẻ thù. Tổng thống Mĩ đã xuất hiện trước truyền thông với tuyên bố ngừng ném bom hai mươi tư giờ để đón Giáng sinh. Hà Nội tin vào sự sùng đao của người Mĩ hay mong manh hơn, tin vào thứ lương tri được đánh thức vào ngày lễ Thánh, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại, Giáng sinh năm 1972 đã trở thành một cuộc thảm sát đẫm máu không bao giờ người Hà Nội quên được, thậm chí những âm thanh thảm khốc những ngày mùa đông ấy đã hiện diện trực tiếp trong bản thu âm một ca khúc của ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ Joan Baez. Những ca khúc phản chiến của cô ra đời ngay giữa những đau thương của Hà Nội. Trong bản thu âm ca khúc Con trai, giờ con đang ở đâu? (Where are you now, my son?) kéo dài tới hai mươi phút, bên cạnh tiếng nhạc và tiếng hát của ca sĩ là tiếng khóc gọi tìm con của người mẹ sau vụ thảm sát trên phố Khâm Thiên, tiếng máy bay ầm ì, tiếng bom nổ, tiếng sung bắn máy bay, tiếng hát Thánh ca đón Giáng sinh trong nhà thờ, tiếng loa phát thanh báo động “Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý!”, tiếng láo nháo người ta đi tìm nhau, tiếng chợ hoa của giây phút thanh bình sau loạt bom đạn và cả tiếng hát trên loa phát thanh… Tất cả cộng hưởng lại làm nên một bản nhạc nhức nhối thương đau và đầy ám ảnh. Trong cảm quan nghệ thuật của một nữ nhạc sĩ người Mĩ, vụ ném bom năm 1972 còn dữ

dội đến thế huống chi nhìn từ tình yêu, niềm thiết tha với mảnh đất quê hương cùng với niềm căm giận sự tàn bạo của kẻ thù thì những diễn ngôn của các nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ Việt Nam còn xót xa đến bực nào?

Có thể nói ba mươi năm từ 1945 đến 1975 đã đặt Hà Nội vào một tình thế lịch sử khác. Hà Nội vừa là thủ đô, trung tâm của cả nước, đi đầu trong sự nghiệp chiến đấu và dựng xây, vừa là niềm tự hào, kiêu hãnh đối với người dân Việt Nam lại vừa bị nghi ngờ về sự bất hợp tác với cách mạng. Hà Nội hào hoa cũng phải trải qua những tháng ngày tột cùng gian khó, tột cùng thương đau. Hà Nội mất mát nhiều nhưng vẫn còn giữ lại được chút phong khí, hồn vía của mình trong nếp sống, dù đã buộc phải giản dị đi nhiều. Hình ảnh của Hà Nội với những gánh hàng hoa mỗi sớm mai từ tiểu thuyết lãng mạn đầu thế kỉ của Tự lực văn đoàn vẫn cứ hiện diện giữa khói lửa của chiến tranh phá hoại. Vẫn còn đó hình ảnh của những quán hàng, tuy không còn sang trọng, lộng lẫy, chỉ là quán cà phê ngoại ô hay một quán rượu nho nhỏ Phố Huế… nghèo nàn, cũ kĩ nhưng giữ một Hà Nội bình lặng trong không gian của nó. Từ một ngôi nhà nào đó, thuộc tầng lớp tư sản hoặc trung lưu, vẫn vang lên tiếng dương cầm hay thứ âm nhạc xưa cũ cất lên từ một chiếc máy quay đĩa… Văn hóa Hà Nội phải đổi thay để thích nghi với bối cảnh của thời đại mới, Nhưng hồn cốt của nếp sống cũ thì vẫn còn, được lặng lẽ cất giữ trong những nếp nhà, náu mình sau cái giản dị, đại chúng của văn hóa thời kì chiến tranh cách mạng. Vẻ giản dị, đại chúng khiến cho Hà Nội hòa cùng nhịp sống của bao nhiêu nơi trên mảnh đất này, hang say đắm mình vào nhịp đời chung, còn chút xưa cũ giữ lại níu cho Hà Nội một diện mạo bản sắc. Một đô thị kiêu hãnh đến thế có khi nào chấp nhận từ bỏ thứ bản sắc đã được xây dựng từ nhiều thế kỉ? Bởi thế Hà Nội là thủ đô- là Việt Nam- là trái tim của Việt Nam những Hà Nội thì vẫn cứ là Hà Nội.- một đô thị giàu bản sắc.

1.2.2.2. Chủ thể tạo lập diễn ngôn

Trong phần giới thuyết về bản chất diễn ngôn của sự thể hiện thành phố trong văn học, chúng tôi đã khẳng dịnh ai cũng có thể trở thành chủ thể của diễn ngôn về thành phố. Ai cũng có quyền nói và viết về một thành phố theo cách của

riêng họ. Diễn ngôn Hà Nội giai đoạn này cũng vậy. Nếu như ở giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945, chủ thể của diễn ngôn đô thị nhất định phải là một thị dân, nếu không phải là thị dân gốc thì cũng phải là người đã có ít nhiều trải nghiệm với không gian và nếp sống đô thị. Dù là cư dân gốc hay người tứ xứ, đến với thành phố từ bốn phương xa lạ thì họ đều phải bắt rễ vào đời sống chốn thị thành để hiểu nó, hào hứng dấn thân hay thất vọng về nó, chán ghét nó. Trong khi đó, chủ thể của diễn ngôn Hà Nội giai đoạn 1945- 1975 lại đa dạng hơn nhiều, họ có thể là bất cứ ai, không nhất định phải là thị dân, không nhất định phải từng sống và có một kí ức nào đó dù xa xôi với Hà Nội. Bởi Hà Nội là thủ đô, là không gian tinh thần chung của toàn thể dân tộc chứ không còn chỉ là không gian sống, không gian kí ức của riêng người Hà Nội.

Những chủ thể đầu tiên của diễn ngôn Hà Nội vẫn là những thị dân. Tuy nhiên ý niệm về thị dân ở giai đoạn này đã có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước đây. Thành phần cư dân thành thị ở Hà Nội kể từ năm 1945 đã khác đi và sẽ còn khác đi rất nhiều sau cuộc di cư năm 1954. Kể từ năm 1945, trong thành phần xã hội không còn nhắc đến tầng lớp tư sản, nếu có thì chỉ có thể là những nhà tư sản dân tộc, có tinh thần dân tộc, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Trong tầng lớp tiểu sản cũng không còn nhắc đến những công chức làm việc trong các cơ quan của người Pháp. Tầng lớp trung tâm của thời đại không phải là những trí thức Tây học như thời trước mà là những người vô sản đã đứng lên nổi dậy giành lại chính quyền. Họ là những công nhân, nông dân, thợ thủ công, những người làm thuê làm mướn, quản gia, giúp việc trong các gia đình ở thành thị… Từ sau năm 1954, đời sống Hà Nội còn có thêm sự xuất hiện của tầng lớp mới: đó là những cán bộ cách mạng và các chiến sĩ từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô sau chiến thắng Điện Biên Phủ và cả các cán bộ chiến sĩ cách mạng từ Nam tập kết ra. Trước sự ra đi của hơn một triệu người Hà Nội năm 1954, sự xuất hiện của những cán bộ chiến sĩ đến từ khắp các miền quê của đất nước quả thực đã tạo ra một cuộc thay máu cho thành phần cư dân và cùng với nó là văn hóa, lối sống của đô thi này. Ở những bước đầu tiên, sự thay đổi này thực sự rất khó chấp nhận đối với một thành phố như Hà Nội và những

cư dân của nó. Từ góc nhìn lịch sử của mình, Philippe Papin đã nhận xét và lí giải sự xung đột này như sau: “Thành phố giờ đây được điểu hành theo tư tưởng của

Một phần của tài liệu Viết lại Hà Nội: diễn ngôn về thành phố trong sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w