Trong phần đầu của chương chúng tôi đã tiếp cận thành phố trong tính phức tạp tự thân của nó đồng thời làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến diễn ngôn và hướng nghiên cứu xem “tất cả đều là diễn ngôn”. Như vậy bản thân thành phố đã là một diễn ngôn, văn học cũng mang bản chất diễn ngôn, sự xuất hiện của thành phố trong văn học tất yếu cũng mang bản chất diễn ngôn.
Trước hết, thành phố là một diễn ngôn- tính chất diễn ngôn thể hiện cùng lúc trên diện mạo vật chất cũng như trong ý niệm tinh thần. Sự phân định không gian như chúng ta vẫn quen nhắc đến và lâm tưởng về sự hiển nhiên như phương Tây- phương Đông, nông thôn- thành thị…kì thực lại là một thiết chế. Không có không gian trong suốt. Ngay cả không gian tự nhiên cũng không phải là vốn có mà ta chỉ có thể nhận diện được dựa trên những tiêu chí, những đặc điểm mà ta cho là tự nhiên. Tự nhiên cũng chỉ là diễn ngôn, là cái mà chúng ta xem là tự nhiên. Vậy nên chúng tôi cần phải quay về điểm khởi sinh của lịch sử các thành phố trên mặt đất này để thấy thành phố từ khởi thủy đã là một thành tựu của con người, vừa là thành tựu về mặt xây dựng, kiến trúc, vừa là thành tựu về chính trị và ổn định tổ chức xã hội. Thành phố do con người xây dựng, nó ra đời từ ý tưởng của con người, do thành tựu lao động của con người mà nên hình nên dạng nên hình, Nó là một minh chứng cho sự trưởng thành vượt bậc của con người trong nhận thức và hành động nhằm xây dựng đời sống cộng đồng. Chỉ riêng sự hiện diện của thành lũy và các công trình sơ khai thôi, chưa cần bổ sung thêm những ý niệm tinh thần thì thành phố hiển nhiên đã là một kiến tạo, hoàn toàn đối lập với tính tự nhiên. Nó là một giá trị nhân tạo. Đến thời kì trung đại, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của các ý tưởng tôn giáo, thành phố được nhìn nhận trong sự đối lập giữa thành phố trên mặt đất với thành phố trên cao, giữa trật tự của con người với trật tự của Chúa trời. Do đó mà thành phố trở nên bất toàn, trở thành một biểu hiện tha hóa của trật tự hoàn hảo. Chỉ có Eden- vườn địa đàng, thành phố của Chúa trời mới là cái đẹp hoàn mĩ, tuyệt đối,
vĩnh hằng. Trong cuốn sách của nổi tiếng Thành phố của Chúa (The city of God),
Thánh Augustine đã nói về Jerusalem như là một nỗ lực phản chiếu Eden, ngưỡng vọng về trật tự tối thượng, về cái đẹp tuyệt đối.
Mỗi lần thay đổi diện mạo là một lần thành phố được kiến tạo lại. Sự kiến tạo lại này đôi khi chỉ là sự bổ sung hoặc đối thoại với những diễn ngôn đã có dựa trên những đổi thay cục bộ. Nhưng cũng có khi là tái tạo, nghĩa là kiến tạo một diện mạo hoàn toàn mới, một sự đổi thay toàn diện trên cái nền đổ nát, hoang phế của một không gian bị xóa bỏ, không còn để lại bất kì dấu vết nào nữa. Thành phố là một thực thể liên tục đổi thay, một diễn ngôn được kiến tạo không ngừng không chỉ trên diện mạo vật chất mà còn trong những ý niệm tinh thần, một văn bản được viết đi viết lại nhiều lần bởi hồi tưởng, kí ức, bởi những cảm giác, những ước mơ và khát vọng. Orhan Parmuk từng viết về thành phố Isstanbul đổ nát trong chiến tranh: “Thoạt tiên sự đổ nát của nó châm tôi đau như là dao nhọn, nhưng bây giờ nó là điều tôi đã dần quen. Những đống đổ nát của thành phố cũng giúp cho thành phố biết cách quên đi. Đầu tiên chúng ta đánh mất kí ức, nhưng ta biết ta mất nó và muốn có nó lại. Rồi chúng ta quên rằng chúng ta đã quên nó, và rồi thành phố không còn nhớ được quá khứ của chính nó. Những đống đổ nát đã khiến ta đớn đau nhường ấy và mở ra con đường đến sự quên lãng rốt cuộc trở thành những khu đất nơi người khác có thể xây dựng những giấc mơ mới mẻ”. Thành phố dù trải qua số phận nhiều hay ít sóng gió thăng trầm, đổi thay, dù ở nơi đâu, thuôc nền văn hóa nào thì vẫn luôn là một diễn ngôn.
Còn văn học, như chúng ta đã nhắc đến ở trên, nhận thức về diễn ngôn đã khiến cho quan niệm về văn học hoàn toàn thay đổi. Tiêu chuẩn để nhận diện bản chất và đánh giá văn học không còn là khả năng phản ánh chính xác hiện thực nữa. Tác phẩm văn học là một kiến tạo ngôn ngữ. Văn học mang bản chất diễn ngôn. Như vậy sự xuất hiện của thành phố trong các sáng tác văn chương không chỉ đơn thuần mang tính diễn ngôn mà cần phải nhấn mạnh: đó là diễn ngôn về một diễn ngôn. Thành phố là một thực thể diễn ngôn được kiến tạo không chỉ một lần, không chỉ được kiến tạo bằng diện mạo mà còn được kiến tạo bởi rất nhiều năng lực tâm lí,
tinh thần, bởi những năng lực thuộc về cả nhân và cả những ý niệm thuộc về cộng đồng. Căn cứ vào sơ đồ các yếu tố tác động đến việc hình thành và duy trì một diễn ngôn, chúng tôi đưa ra sơ đồ cụ thể về các yếu tố tác động đến quá trình tạo lập diễn ngôn thành phố trong văn học như sau:
Trong mối quan hệ tác động từ ngữ cảnh đến diễn ngôn, mặc dù các yếu tố văn hóa xã hội thường không hoàn toàn tách rời nhau và ảnh hưởng đến diễn ngôn thường mang tính chất cộng hưởng nhưng chúng tôi vẫn cần nhấn mạnh ở đây ba phương diện. Đây là những phương diện quan trọng của ngữ cảnh, có ảnh hưởng trực tiếp và để lại dấu ấn, rõ nét trong diễn ngôn thành phố, đó là: lịch sử thành phố, diện mạo văn hóa đô thị và nếp sống thị dân. Trong lịch sử của một thành phố, chúng ta cần quan tâm đến nền tảng bối cảnh thời đại đồng thời xác định những biến cố quan trọng. Nền tảng lịch sử sẽ tạo bối cảnh cho diễn ngôn hình thành, được diễn giải và chấp nhận. Những biến cố này bao giờ cũng để lại dấu ấn trên diện mạo thành phố, tạo ra những bước ngoặt đối với số phận một thành phố, tạo nên những đứt gãy trong tâm thức văn hóa cộng đồng, làm nảy sinh những cảm thức mới trong vô thức xã hội. Những biến cố này cũng có thể để lại những chấn thương tâm lí đối với cá nhân chủ thể, trở thành những ám ảnh thường trường trực trong các diễn ngôn. Orhan Parmuk viết về Isstanbul bao giờ cũng gắn với những ám ảnh thiên tai, ngay cả khi chỉ là trong một tiểu luận chứ không phải tiểu thuyết, Bởi động đất đã nhiều lần khiến cho thành phố này bị vùi dưới đống đổ nát và chính nhà văn và gia đình mình đã nhiều lần trải nghiệm những điều đó. Thuận trong tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 đã gắn kết những mảnh đời Paris lại trong một biến cố khí hậu, ngày có nhiệt độ cao nhất trong lịch sử nước Pháp. Nhiệt đô lên đến hơn 40oC và đã có rất nhiều người nhập viện và qua đời do không chịu được sự nóng bức chưa từng có. Tuy không phải là một biến cố lịch sử lớn lao, gây chấn động manh đối với tâm lí, kí ức của chủ thể nhưng ngày 11/8/2003 thực sự đã tạo ra một bước ngoặt nhận thức, không đơn thuần là nhận thức về sự kiện và cũng không chú trọng vào nhận thức về sự kiện, về tinh thần cũng như hoạt động bảo vệ môi trường, biện pháp đối mặt với biến đổi khí hậu toàn cầu mà là một ý thức về sinh tồn khi cuộc sống con
người bị đặt trong những giới hạn hết sức mong manh và đầy bất trắc. Có những diễn ngôn không bị gắn chặt vào không gian, thời gian nhưng diễn ngôn thành phố thì nhất định không thể mơ hồ về không gian và phi thời gian được. Thành phố là một thực thể có tính lịch sử, tất yếu diễn ngôn thành phố không thể phi lịch sử. Cho dù diễn ngôn trừu xuất ra khỏi dòng chảy một thời khắc của số phận một thành phố, nâng nó lên thành hình ảnh của mọi thời thì nó cũng không thể trượt ra khỏi cái khung lịch sử. Lịch sử của một thành phố bao giờ cũng gắn với lịch sử của cá nhân, nó được tạo nên từ những mảnh lịch sử cá nhân ghép vào nhau. Đó là tấm gương phản chiếu, mỗi cá nhân soi vào để thấy quá khứ- hiện tại của mình trong lịch sử thành phố mình sinh ra, lớn lên, sinh sống, thậm chí sẵn sàng xả thân vì nó, đối thoại với chính mình và đối thoại với thành phố… Diễn ngôn thành phố vì thế là sự trùng phức của hai lớp lịch sử: lịch sử của thành phố, lịch sử từ bên ngoài, từ cái nhìn vĩ mô và lịch sử của cá nhân, lịch sử nhìn từ bên trong.
Tiếp theo, cùng với lịch sử, văn hóa đô thị cũng là nền tảng cho sự tạo lập và diễn giải diễn ngôn thành phố. Văn hóa đô thị nằm trong nền tảng văn hóa chung của dân tộc, trên đó nổi lên những nét đặc sắc riêng mà chúng ta quen định danh là bản sắc. Ý niệm về bản sắc luôn là một ảo tưởng về tính tự nhiên, vốn có, bản thân nó cũng là một diễn ngôn. Diễn ngôn ấy không xuất hiện ngay từ đầu khi khai sinh một thành phố mà chỉ có thể được tạo dựng khi thành phố đã trải qua một giai đoạn hình thành và phát triển, thậm chí được sản sinh trực tiếp từ một biến cố lịch sử nào đó, trước nhu cầu khuếch trương văn hóa của thời đại. Như chúng tôi đã từng mô tả trong khóa luận Viết lại Hà Nội: diễn ngôn về thành phố trong sang tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương, diễn ngôn bản sắc Thăng Long- Hà Nội xuất hiện rất muộn so với diễn ngôn kinh kì hay diễn ngôn Kẻ Chợ. Phải đến tận đầu thế kỉ XIX, năm 1802, Gia Long lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, dời kinh dô vào Phú Xuân, Thăng Long không chỉ mất đi vị trí trung tâm quyền lực mà còn mất đi cả chính cái tên gắn với huyền thoại đất rồng bay thì ý niệm bản sắc, hồn vía Thăng Long mới xuất hiện. Đấy là cách mà diễn ngôn kháng cự lại sự xuống giá của kinh đô, kháng cự lại vị trí bên lề, biến Thăng Long- Hà Nội trở thành một đối trọng với
Phú Xuân. Sau này, khoảng những năm 80 của thế kỉ XX, diễn ngôn bản sắc lại được khuếch trương sau nhiều năm tháng khuất chìm dưới những diễn ngôn anh hung của thời đại cứu nước. Bởi chiến tranh đã đi qua, Hà Nội sau chiến tranh còn đang dựng xây trên hoang tàn, Hà Nội còn nghèo và còn gian khó, nó không có gì để tự hào trước những không gian khác, nhất là Sài Gòn- một đô thị kiêu sa “hòn ngọc viễn Đông”. Trước khi giải phóng miền Nam, dù gian khó nhưng Hà Nội có quyền tự hào trong chính sự gian khổ ấy về vị trí trái tim của cả nước, trung tâm của tinh thần chiến đấu và dựng xây của thời đại. Sau năm 1975, Hà Nội vẫn là thủ đô nhưng vị trí trung tâm văn hóa thì có nguy cơ bị lung lay, nó không thể đề cao hình ảnh đương thời nên chỉ có thể khuếch trương ý niệm bản sắc. Bản sắc đô thị không phải là diễn ngôn được kiến tạo một cách tự nhiên mà dựa trên nhu cầu văn hóa của thời đại và sẽ được khuếch trương một cách đầy chủ ý với khát vọng quyền lực. Diễn ngôn thành phố không chỉ đặt trong bối cảnh văn hóa của thời đại nó ra đời mà nó phải đối diện, lựa chọn một cách ứng xử với bản sắc của đô thị đó.
Phương diện cuối cùng chúng tôi muốn nhấn mạnh trong ngữ cảnh- môi trường tạo lập diễn ngôn chính là nếp sống thị dân. Nếp sống thị dân tuy không có sự tách biệt rạch ròi đối với văn hóa đô thị nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến diễn ngôn thành phố. Bởi diễn ngôn thành phố không phải là một tự sự không gian đơn thuần mà còn là nếp sống, nếp nghĩ thị dân trong chính không gian đó. Venice và những con thuyền gondola, Rome và những piazza, Paris và những quán cà phê, Thượng Hải đầu thế kỉ XX với những câu lạc bộ đêm cùng huyền thoại về những anh hùng đất cảng và những mĩ nhân Thượng Hải, London với đời sống bình yên trong mỗi bữa trà chiều, Seoul với quán rượu shoju và những món ăn đường phố, Tokyo và những quán trà theo nghi thức trà đạo truyền thống Nhật Bản... Nếp sống thị dân có thể được tái hiện một cách rõ nét trong nỗ lực làm nổi bật dấu ấnh phong tục hay xây dựng những biểu tượng trong diễn ngôn. Cũng có khi nó được gợi ra bằng một vài chi tiết nhưng có khả năng tạo không khí cho diễn ngôn. Điện ảnh có nhiều điều kiện thuận lợi nhất trong việc dung nạp ảnh hưởng của nếp sống thị dân và thể hiện nó trong những diễn ngôn của mình.
Như chúng tôi đã khai thác trong phần những ý niệm chung về diễn ngôn thì mối quan hệ ảnh hưởng từ chủ thể đến diễn ngôn hết sức phức tạp. Với trường hợp cụ thể là diễn ngôn thành phố, phương diện đầu tiên mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là tư cách thị dân của chủ thể và vị trí, điểm nhìn mà anh ta lựa chọn để tạo lập diễn ngôn về thành phố của mình.
Trong cuốn tiểu luận Những màu khác, Orrhan Parmuk có đề cập đến sự lựa chọn một vi trí để quan sát và hiểu một thành phố: “Có hai cách nhìn các thành phố. Cách thứ nhất là của du khách, của người nước ngoài vừa mới đến nhìn các tòa nhà, tượng đài, đại lộ và đường chân trời từ bên ngoài. Còn có cách nhìn từ bên trong, thành phố của những căn phòng ta ngủ, của những hành lang, rạp chiếu phim và phòng học cũ, thành phố làm từ mùi, ánh sang và màu sắc của những kí ức mà ta thương mến nhất. Với những ai nhìn thành phố từ bên ngoài, thành phố này dường như cũng giống như thành phố khác, nhưng kí ức chung của một thành phố là linh hồn của nó, và những phế tích là bằng chứng hung hồn nhất” [19, 82]. Italo Calvino trong tiểu luận Những thành phố vô hình cũng đặt ra vấn đề điểm nhìn đối với một thành phố. Nhà văn sẽ nhìn thành phố từ bên ngoài hay từ bên trong, viết về thành phố như một sự chiêm ngưỡng hay khám phá, quan sát hay thấu hiểu? Nhà văn sẽ nhìn và viết về thành phố từ trên cao, từ khoảng cách xa, từ tầm vĩ mô hay viết về thành phố rất thấp, rất gần, từ những chi tiết, những câu chuyện nhỏ? Nhà văn sẽ gián cách diễn ngôn của mình với thành phố thực bởi nhận thức và cảm nhận hay còn gián cách bởi thời gian, kí ức, mộng ước hay cả những ảo tưởng đinh ninh?
Và ai có thể là chủ thể của diễn ngôn thành phố? Tất cả mọi người, ai cũng có quyền viết về thành phố, trở thành chủ thể của diễn ngôn thành phố. Ở mỗi tư cách chủ thể, diễn ngôn thành phố lại mang một cảm thức khác nhau. Có thể kiến tạo một diễn ngôn thành phố từ vị trí của một thôn dân bên lề đô thị, say sưa ngưỡng vọng về thành phố, diễn ngôn sẽ tràn ngập ánh sang và lung linh hơn trong niềm mơ ước, khát khao. Từ vị trí của thôn dân bên lề ấy, thành phố rất có thể sẽ trở thành diễn ngôn về cái hỗn độn, tạp nham, cái ngoại lai đe dọa đến vẻ đẹp thuần khiết của không gian làng quê. Từ vị trí của một thị dân gốc diễn ngôn có thể gắn
với cảm thức về thành phố giản dị, thân thuộc, đời thường như không gian làng quê