Quy trình tách chiết

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm và hoạt động của một số hệ thốg chăn nuôi ở huyện hoài đức hà nội trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp (Trang 31 - 33)

Để khảo sát thành phần hóa học của lá khoai lang chúng tôi sử dụng ethanol 90% chiết rút thu được cao ethanol. Phân bố đều cao ethanol trong nước cất, sau đó chiết phân đoạn lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, chloroform, ethylacetate. Các dịch chiết tương ứng được cất loại dưới áp suất giảm thu được các phân đoạn dịch chiết n-hexan, chloroform, ethylacetate và phân đoạn nước. Quy trình chiết rút được mô tả ở hình 3.1.

Từ 3 kg bột lá khoai lang khô được ngâm kiệt 3 lần trong ethanol 90%, loại dung môi dưới áp suất giảm thu được tổng khối lượng mẫu cao cồn tổng số là 210g. Giữ lại 50g dùng cho quá trình phân tích và điều trị cho chuột, khối lượng cao cồn còn lại (160g) dùng để tách chiết qua các dung môi hữu cơ có độ phân cực khác nhau. Khối lượng mẫu thu được khi lần lượt chiết qua các dung môi của lá khoai lang Hoàng long được trình bày ở bảng 3.1.

Bột lá khoai lang

Cao ethanol

Phân lớp n-hexan Phân lớp nước

Phân lớp nước

Phân lớp ethylacetate Phân lớp nước Phân lớp chloroform

Cao PĐ ethylacetate Cao PĐ nước Ngâm với ethanol 90%, lọc, cất loại dung môi dưới áp suất giảm (chiết 3 lần)

Cô loại dung môi

Chiết ethylacetate Chiết chloroform

Bổ sung nước, chiết n-hexan

Cô loại dung môi

Cô loại dung môi Cao PĐ n-hexan

Cao PĐ chloroform

Bảng 3.1. Khối lượng mẫu thu được khi chiết qua các phân đoạn

Khoai lang Hoàng Long Mẫu

Các PĐ

Mẫu ban đầu (g) Mẫu khô tuyệt đối (g)

Hiệu suất chiết rút (%) EtOH 170 20,54 12,08 n-Hexan 34,20 1,32 3,85 Chloroform 6,05 0,075 1,23 Ethylacetate 14,95 0,540 3,61 PĐ nước 75,6 8,45 11,17

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm và hoạt động của một số hệ thốg chăn nuôi ở huyện hoài đức hà nội trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp (Trang 31 - 33)