Với lô chuột được nuôi bằng thức ăn giàu lipit qua nghiên cứu vi thể cho thấy:
Hình 3.9. Kết quả vi thể gan (A), thận (B), tụy (C) của chuột nuôi bằng thức ăn bình thường
A
Hình 3.10. Kết quả vi thể gan (A), thận (B), tụy (C) của chuột nuôi bằng thức ăn giàu lipid
Gan: Kích thước tế bào gan hơi lớn, ranh giới giữa các tế bào gan không rõ nét. Bào tương mờ. Có một số tế bào có bào tương rộng thoái hóa nước. Nhân tế bào lớn, một số nhân thoái hóa (hình 3.10A).
Kết luận: Tổn thương thoái hóa nước, hạt tế bào gan.
Thận: Cầu thận kích thước đều, xung huyết, khoảng Bowman hẹp, ống thận không có tổn thương. Mô kẽ xung huyết (hình 3.10B).
Kết luận: Xung huyết cầu thận, mô kẽ.
Tụy: Tụy ngoại không có tổn thương. Các đảo tụy nội thưa thớt, kích thước các đảo tụy nội tương đối nhỏ. Rải rác có một số tế bào trong tụy nội nhân nhỏ hoặc thoái hóa (hình 3.10C).
Kết luận: Giảm nhẹ số lượng và kích thước đảo tụy nội, có thoái hóa một số tế bào tụy nội.
Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng BP có nguy cơ dẫn đến tiểu đường, đột quỵ, rối loạn lipid máu, bất thường ở gan, gan nhiễm mỡ... Chính vì vậy ở chuột BP gan có biểu hiện tổn thương thoái hóa nước, hạt tế bào gan,
C B
xung huyết cầu thận, giảm nhẹ số lượng và kích thước đảo tụy nội, có thoái hóa một số tế bào tụy nội cũng là điều dễ hiểu.
Qua kết quả nghiên cứu vi thể cho thấy:
- Chuột nuôi bằng chế độ ăn bình thường thì gan, thận, tụy không có biểu hiện bất thường.
- Chuột BP gan có biểu hiện tổn thương thoái hóa nước, hạt tế bào gan, xung huyết cầu thận, giảm nhẹ số lượng và kích thước đảo tụy nội, có thoái hóa một số tế bào tụy nội.
Kết quả này đã chứng tỏ rằng các phân đoạn dịch chiết từ lá khoai lang đã có tác động tốt trên cơ thể chuột BP.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Từ kết quả đã thu được trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã rút ra những kết luận sau:
1. Một số phân đoạn dịch chiết lá khoai lang (Ipomoea batatas Poir.) chứa thành phần các hợp chất thiên nhiên khá phong phú, bao gồm: Flavonoid, catechin, tannin, alkaloid, glycoside, saponin... Trong đó phân đoạn cao cồn tổng số và ethylacetate chứa hàm lượng polyphenol cao hơn cả.
2. Bổ sung một lượng lớn cholesterol và lipid vào thức ăn sau 4 tuần, kết quả chuột đã bị mắc bệnh BP với sự gia tăng khối lượng 28,36%; cholesterol tăng 47,52%; triglycerid tăng 160,63%; LDL-c tăng 41,29%; HDL-c giảm tới 45,66% so với chuột nuôi thường. Sự tăng, giảm này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê toán học.
3. Một số dịch từ lá khoai lang có khả năng chống rối loạn trao đổi lipid trên mô hình chuột BP.
Với liều uống 1500mg cao cô đặc/kg thể trọng chuột BP của một số phân đoạn dịch chiết từ lá khoai lang Hoàng Long cho thấy tác dụng giảm glucose và chống rối loạn trao đổi lipid: Sau 21 ngày điều trị trọng lượng chuột, cholesterol, triglycerid và LDL- giảm so với đối chứng đồng thời có sự gia tăng của hàm lượng HDL-c. Sự tăng, giảm này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê toán học.
4. Chuột mắc bệnh BP tế bào gan, thận, tuỵ của chúng có sự bất thường về số lượng và hình thái giải phẫu. Đặc biệt là có sự giảm đáng kể số lượng đảo tụy. Sau 21 ngày điều trị bằng một số phân đoạn dịch chiết từ lá khoai lang thì gan, thận, tụy của chuột BP lại nằm trong giới hạn bình thường.
Kiến nghị
Qua kết quả bước đầu nghiên cứu cho thấy khoai lang không những là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng mà còn có giá trị trong điều trị bệnh BP.
Cần tiếp tục nghiên cứu trên quy mô lớn để hướng tới điều chế, thử nghiệm thực phẩm chức năng từ đối tượng này nhằm điều trị bệnh BP, góp phần đẩy lùi căn bệnh béo phì ra khỏi đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lí nền tảng bệnh đái tháo đường- tăng glucose máu, Nxb Y học, Hà Nội.
2. Bộ môn y học cổ truyền dân tộc - Trường Đại học Y Hà Nội (1999),
Đái tháo đường, Y học cổ truyền, Nxb Y học, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Cát, Đào Hữu Vinh (1985), Các phương pháp sắc ký, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Đỗ Ngọc Liên, Lê Thị Xoan, Trần Thị Thanh Ngân (2007), “Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng hạ đường huyết của dây đau xương
(Tinospora sinensis Lour.) trên mô hình chuột nhắt gây đái tháo đường bằng streptozotocin”. Tạp chí dược học.
5. Đỗ Ngọc Liên, Đỗ Hùng Cường (2009), “Nghiên cứu tách chiết một số hợp chất tự nhiên từ quả dọc (Garcinia mhltiflora, Champ ex Banth) có tác dụng chống béo phì và trao đổi chất”, Tạp chí Y tế dự phòng.
6. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (tái bản có bổ sung), Nxb Khoa học Kỹ thuật.
7. Phan Sỹ Quốc (1990), “Rối loạn trao đổi lipid máu ở người thừa cân và béo phì”, Tạp chí y học thực hành, số 446, trang 31-40.
Tiếng Anh
8. Artiss J.D., Zak B., (1997), Measurement of cholesterol concentration,
Handbook of lipoprotein tesing: 99-114.
9. Barnett A.H., Kumar S. (2009), Obeysity and Diabetes, second Edition, Wiley – Blackwell.
10. Kaleem M., Asif M., Ahmed Q. U., Bano B. (2006), “Antidiabetic and antioxidant activity of Annona squamosa extract in streptozotocin induced diabetic rats, Singapore Med J, 47(8), pp. 670-675.
11. Lifescan INC., Johnson and Johnson company (1996), “Glucose tesing and reagent chemistry”, Lifescan learning modules, pp. 1-26.
12. Singlepton V. L., Orthofer R., Lamuela-raventos R. M. (1999), “Analysis of total phenols and other oxidation substrates and antioxidants by means of Folin-ciocalteau Reangent”, Medhods in Enzymology, 299, pp.152- 178.
13. Srinivasan K., Viswanad B., Lydia Asrat, Kaul C.L., Romarao P, (2005), combination of high-fat diet-fed and low-does streptozocin-treated rat: a model for type 2 diabetes and pharmacological screening, Pharmacological research 52 (2005), pp, 313-320.
14. Wiseman S., Waterhouse A. and Korver O., (2001), The heath effects of tea and components: Opportunities for standardizing reseach methods. Crit. Rev. Food Sci. Nutr.41:387-412 suppl.
15. Yoshimoto M., Kurata R., Okuno S., Yamakawa O., Tsubata M.Mori S. And Takagaki K. (2004), “Nutrient value of and product development from sweetpotato leaves”, Proceedings, consise paper of second International symposium on sweetpotato and cassava, pp.183-184.