0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ PÁC BÓ TRƯỜNG HÀ HÀ QUẢNG CAO BẰNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN (Trang 43 -45 )

e) Đánh giá hoạt động du lịch

4.5.1. Gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch

Di tích lịch sử là loại tài sản quý giá không thể tái sinh và không thể thay thế nhưng rất dễ bị biến dạng do tác động của các yếu tố ngoại cảnh (khí hậu, thời tiết, thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, sự phát triển kinh tế một cách ồ ạt, sự đầu tư không đúng mức, khai tác không có kiểm soát chặt chẽ và cuối cùng là việc bảo tồn trùng tu thiếu chuyên nghiệp không theo đúng những chuẩn mực khoa học… ) công tác trùng tu, bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích… những công tác này nhằm phòng ngừa, hạn chế và bảo vệ các di tích trước sự tác động của môi trường tự nhiên và các tác động của con người, giúp cho các di tích đảm bảo tính nguyên gốc về nhiều mặt như: Vị trí, cấu trúc, chất liệu, vật liệu kĩ thuật truyền thống… để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích một cách tốt hơn.

Di tích lịch sử là một trong những di tích hiện còn bảo lưu những giá trị lịch sử, văn hoá khổng lồ vô giá của quốc gia dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, với vai trò, tầm quan trọng và những giá trị ưu việt còn sót lại của di tích. nhằm gìn giữ những tài sản của cha ông đã tạo dựng hàng trăm năm mới có được ngày hôm nay và để những giá trị đó cùng tồn tại với thời gian thì cần phải có những giải pháp gìn giữ, bảo tồn và tôn tạo hợp lí đúng đắn…

Thứ nhất: Cần nhận thức rõ và đúng vai trò của công tác bảo tồn, tiếp tục tôn tạo, bảo tồn các di tích còn lại theo đúng chính sách pháp luật của nhà

nước theo quy định của luật di sản. Tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị của di tích và đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn đang còn hạn chế. Ưu tiên phát huy hàng đầu là bảo vệ và phát huy các mặt giá trị tiêu biểu của di tích.

Thứ hai: Áp dụng mọi biện pháp có thể để bảo tồn và trùng tu, tạo điều kiện lưu giữ lâu dài và chuyển giao yếu tố nguyên gốc và tính chân thực lịch sử của di tích cho thế hệ tiếp theo, những người sẽ có điều kiện vật chất kĩ thuật chắc chắn hơn chúng ta.

Thứ ba: Trong việc thực hiện những giải pháp bảo tồn và phát huy di tích cần phải thực hiện những nguyên tắc sau:

- Chỉ cần can thiệp tối thiểu tới di tích, nhưng cần thiết phải lập một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kì nhất định là những di tích đang bị xuống cấp và hư hỏng trong khu di tích để đảm bảo cho di tích được ổn định lâu dài.

- Khi tôn tạo các di tích phải đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hoà của di tích với cảnh quan xung quanh, nhằm tạo điều kiện nổi bật các giá trị của di tích và cảnh quan di tích với mục đích đáp ứng cho việc khai thác di tích được thuận lợi.

- Khi tiến hành phục hồi một di tích phải dựa trên những cứ liệu, thám sát khảo cổ học bản vẽ thiết kế ban đầu của di tích, bản vẽ phối cảnh của di tích, tư liệu của các di tích cùng thời, cảnh chụp di tích…

Thứ tư: Cần tăng cường các công trình nghiên cứu, sưu tầm các giá trị di tích nhằm phát hiện cũng như bảo vệ và phát triển di tích một cách tốt hơn.

Thứ năm: Cần đẩy mạnh công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các nghành có liên quan như: Viện bảo tồn di tích, Viện khảo cổ học, Sở Văn hoá Thông tin và Du lịch, Bảo tàng tỉnh… để tổ chức dịch và nghiên cứu lịch sử.

Thứ sáu: Thực hiện hoá các dự án bảo tồn các di tích trong thời gian sớm nhất, bảo tồn, tôn tạo các công trình có ý nghĩa lịch sử.

Thứ bảy: Bảo tồn, tôn tạo các hiện vật trong nhà trưng bày, phục dựng lại sinh hoạt văn hoá dân tộc của cư dân trong làng Pác Bó.

Thứ tám: Cần ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập của các yếu tố văn hoá tiêu cực và sự tác động thiếu ý thức của du khách khi đến tham quan di tích.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ PÁC BÓ TRƯỜNG HÀ HÀ QUẢNG CAO BẰNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN (Trang 43 -45 )

×