Các lần trùng tu, tôn tạo

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử pác bó trường hà hà quảng cao bằng và những giải pháp bảo tồn (Trang 33 - 35)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Các lần trùng tu, tôn tạo

Xưa, Pác Bó là một bản nhỏ nằm ở rìa một thung lũng hẹp đồi núi bao quanh. Hang Cốc Bó cách khoảng 500m so với bản Pác Bó. Lối lên hang khó đi vì phải trèo qua những mỏm đá tai mèo, cửa hang hẹp phía trước có nhiều rừng rậm che khuất, mặt hang gồ ghề, càng vào sâu trong hang càng thấy lạnh. Do vị trí hiếm có của hang Cốc Bó nên chưa mấy ai đặt chân đến hang ngay cả dân địa phương. Trong hang có khối nhũ đá Bác đã tạc thành tượng Các Mác. Phía dưới chân tượng có tảng đá khá rộng tương đối phẳng Bác chọn làm giường nằm, để chống chọi với cái lạnh Bác bắc cành cây lên đó làm giường và rải lá làm đệm, phía bên phải giường Bác đặt ba hòn đá làm bếp. Sâu hơn chút ít vào trong bác dùng làm hóm cất tài liệu. Lúc nắng ráo Bác ra bờ suối làm việc bên bờ suối, cách hang khoảng chừng 50m nơi có một cây si già, dưới tán cây có một đá tương đối phẳng.

- Đến năm 1970, khu di tích được xây dựng lần đầu tiên và đến ngày 08/02/1970 nhà lưu niệm được xây dựng trên đồi đất đỏ và được Sở Văn hoá Cao Bằng làm lễ khánh thành rất trọng thể và mở của đón khách lần đầu.

- Đến tháng 02/1979 chiến tranh biên giới xảy ra. Trong cuộc tấn công hèn hạ ấy, quân giặc đã cho nổ mìn phá hoại hang Cốc Bó và phá sạch nhà lưu niệm. Vụ việc đó đã gây ra một sự phẫn nộ cho đồng bào trong nước và lương tri của nhân dân thế giới.

- Đến cuối năm 1989 chuẩn bị công tác trùng tu, tu bổ lại khu di tích. - Năm 1990 tiến hành tu sửa, tôn tạo lại khu di tích nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Trong đợt tôn tạo xây dựng này thì có xây dựng lại các phần như nhà trưng bày, nơi ở và nơi làm việc của Ban quản lí khu di tích. Phục dựng lại đường đi, bia, biển, xây dựng nhà tưởng niệm.

- Ngày 30/07/1992 chính phủ quyết định phê duyệt “Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của khu di tích gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

- Năm 1995 tiếp tục nâng cấp nhà trưng bày, sửa lại đường đi từ Đôn Chương lên Pác Bó. Sửa đường đi lối lại, bia biển di tích.

- Tháng 6/2005 tại tỉnh Cao Bằng tổ chức hội thảo khoa học: “Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử Pác Bó - Cao Bằng” với 25 tham luận của các nhà giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học bàn tới vấn đề cấp thiết phải phục dựng lại khu di tích Pác Bó xứng tầm giai đoạn 2006 - 2010. Sau hội thảo các nghành chức năng đã lập báo cáo xây dựng bảo tồn, tôn tạo, phát huy khu di tích lịch sử Pác Bó - Cao Bằng với tổng số vốn đầu tư 4,62 tỷ đồng.

- Từ năm 2004 đến nay khu di tích được chính phủ phê duyệt, quy hoạch đầu tư tổng thể khu di tích để xây dựng các hạng mục công trình lớn như: Hang Cốc Bó, nhà tưởng niệm, quảng trường, nhà công vụ và nhiều công trình phụ trợ khác.

- Ngày 15/05/2010 tại khu di tích đã tổ chức lễ động thổ nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là công trình có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2010). Công trình nhà tưởng niệm của Bác được xây dựng trên khuôn viên của khu di tích có tổng đầu tư 20,2 tỷ đồng. Dự kiến được hoàn thành vào tháng 05/2011 và khánh thành vào ngày 19/05/2011.

- Tháng 03/2011 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Bác đi tìm đường cứu nước (05/06/1911 - 05/06/2011) và kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu, xác minh tư liệu và giá trị di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cao Bằng thời kì 1941 – 1945”. Đã góp

phần bảo tồn và phát huy giá trị các tư liệu các sự kiện về Bác trên quê hương cội nguồn cách mạng.

- Hiện nay trên khu di tích Pác Bó vẫn còn tiến hành trùng tu, tôn tạo với nguồn vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng.

Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo khung cảnh di tích Pác Bó đã có nhiều sự thay đổi đáng kể nhiều điểm di tích đã được xi măng hoá như: đường đi trong khu di tích, đường đi của Bác xưa, lối vào hang, bàn đá có gắn xi măng để cố định, bãi đỗ xe ở dưới chân núi Các Mác lấn chiếm lòng suối…Đã tạo khung cảnh hiện đại hoá nên du khách không thấy được tính chân thực thường tạo cảm giác nhàm chán. Ở đây cũng mất đi vài điểm di tích như bãi tập thể dục, vườn rau của bác, hay giường của bác ở trong hang hiện tại không giống với nguyên gốc, trong hang không còn bếp lửa mà người dùng để sưởi… Có ý kiến cho rằng không nên sửa lại lối đi vào hang sau chiến tranh biên giới năm 1979 vì nếu giữ được nguyên trạng thì du khách mới thấy được lịch sử, thấy được tầm quan trọng của hang Pác Bó và quan trọng hơn là hiểu hết ý nghĩa giáo dục của nó.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử pác bó trường hà hà quảng cao bằng và những giải pháp bảo tồn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)