Thực trạng hoạt động tham quan tại khu di tích a) Đặc điểm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử pác bó trường hà hà quảng cao bằng và những giải pháp bảo tồn (Trang 35 - 38)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Thực trạng hoạt động tham quan tại khu di tích a) Đặc điểm

a) Đặc điểm

Trên cơ sở nghiên cứu các lí do đi du lịch, tháp nhu cầu của Maslow và thuyết về động cơ du lịch của Mcintoch, Goeldner, Kitcher các nhà nghiên cứu về cơ bản đã thống nhất với các loại hình du lịch và chia theo mục đích của chuyến đi mà người ta chia thành: Du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch kinh doanh, du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch tôn giáo, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu học tập và du lịch thăm thân nhân.

Trong các loại hình du lịch trên thì du khách đến với khu di tích Pác Bó chủ yếu là du lịch tham quan và du lịch nghiên cứu học tập.

Du lịch tham quan: là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham gia thường là tài nguyên du lịch thiên nhiên ví dụ như một phong cảnh kì thú… cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một khu di tích…

Du lịch nghiên cứu học tập: mục đích của loại hình du lịch này là nhằm nâng cao hiểu biết củng cố kiến thức đã học hay đã tìm hiểu về các vấn đề tò mò muốn hiểu kiến thức bổ sung ở điểm đến du lịch.

Về cơ bản thì có hai hình thức tham quan cơ bản tại khu di tích:

- Một là hình thức tham quan du lịch tự do, có nghĩa là khách tham quan đến với di tích theo sở thích và ý muốn chủ quan của mình và tự do tìm hiểu tự khám phá di tích trên cơ sở cảm nhận bằng trực quan của mình, bằng trình độ, sự nhận thức và tư duy của mỗi người, hiệu quả của loại hình tham quan này thường không cao.

- Hai là hình thức tham quan du lịch có tổ chức, có nghĩa là khách tham quan đến với di tích theo một hay một nhóm người do công ty du lịch lữ hành, các cơ quan đơn vị, gia đình… đứng ra tổ chức và được hướng dẫn giới thiệu bởi những hướng dẫn viên du lịch của các công ty du lịch lữ hành hoặc của các cán bộ thuyết minh tại khu di tích.

Tại khu di tích trung bình mỗi tháng thu hút 1500 lượt khách tham quan đó là chưa kể số khách tham quan chưa đăng kí. Lượng khách đông nhất vào dịp hè đặc biệt là ngày 19/05 luôn thu hút được đông đảo nhân dân địa phương cùng các khách du lịch Trung Quốc. Trong đó có một số khách Trung Quốc vượt biên theo đường cột mốc 108. Vì du khách tham quan chủ yếu vào dịp hè nên du khách sẽ không cảm nhận được cái lạnh căm căm của miền Bắc, sẽ không cảm nhận được cái rét trong hang lạnh và đặc biệt hơn du khách không thể cảm nhận được cái lạnh đối với một “Ông ké” 51 tuổi gầy còm với chỉ một chiếc áo chàm mỏng.

Du khách đến đây chủ yếu là thăm các điểm di tích quan trọng như Hang Cốc Bó, Bàn Đá, Lán Khuổi Nặm… để tìm hiểu cội nguồn cách mạng, tìm hiểu về cuộc sống của Bác trong thời kì hoạt động tại nơi đây. Ngoài mục đích tìm hiểu cội nguồn cách mạng về cuộc đời của Bác thì du khách đến đây còn để giao lưu văn hoá hoạt động vui chơi, đi píc níc, giao tiếp xã hội… ít du khách thấy được vẻ đẹp trong ý nghĩa giáo dục của khu di tích. Bởi sau nhiều lần xây dựng, tôn tạo, trồng tu và được trang bị về cơ sở vật chất đã làm thay đổi bộ mặt của khu di tích. Đồng thời do hoạt động du lịch mà một số du khách vô tình hay cố ý để lại dấu tích của mình ở một số điểm di tích. Nên làm mất đi ít nhiều vẻ đẹp cũng như các nhìn không thiện cảm đối với di tích. Do đó đã làm thay đổi suy nghĩ của du khách về “Cái khó, cái khổ” trong thời kì Bác hoạt động tại Pác Bó. Từ đó, làm mất đi ý nghĩa giáo dục, tuyên truyền tư tưởng cách mạng, không ngại khó ngại khổ vì một lý tưởng cao đẹp.

Khu di tích vẫn chưa phát huy hết tiềm năng bằng hình ảnh hiện vật và bằng ngôn ngữ cho khách du lịch đồng thời ở đây chưa có dịch vụ du lịch. Đa số các dịch vụ cung cấp đồ ăn, thức uống là do cư dân địa phương mở quán hàng tự do kinh doanh. Tuy trước đây đã xây dựng một khu dịch vụ để phục vụ khách du lịch nhưng hiện nay khu này vẫn chưa đi vào hoạt động dù đã xây dựng được vài năm.

Tại khu di tích cũng diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa và được nhiều quan chức cấp cao của Đảng và nhà nước tham quan hàng năm. Đặc biệt là năm 1961, Bác đã trở lại thăm Pác Bó và trồng ở đây bụi trúc để làm kỉ niệm. Trúc tượng trưng cho người quân tử và sự trường tồn. Ngoài ra tại đây cũng được tiếp nhiều đoàn đại biểu trong Nam ngoài Bắc, các đoàn học sinh, thanh thiếu niên…

Ở đây cũng đã diễn ra nhiều hoạt động lớn như cuộc chạy rước đuốc với chủ đề “Đuốc sáng Việt Nam hành trình theo chân Bác” do đài truyền

hình thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Cuộc rước đuốc đi qua 38 tỉnh thành và điểm khởi đầu là Pác Bó - Cao Bằng đến đất mũi Cà Mau nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2005). Cuộc rước đuốc được xuất phát từ hang Pác Bó ngày 13/05 và kết thúc tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 05/06 (Ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước). Tham gia rước đuốc có các vận động viên thể thao trẻ ưu tú. Ở mỗi tỉnh thành đi qua đoàn ruớc đuốc sẽ được hộ tống bởi 30 vận động viên rước 30 ngọn đuốc tượng trưng cho 30 năm thống nhất đất nước. Hoạt động này mang ý nghĩa chính trị, xã hội và tính giáo dục truyền thống sâu sắc cho thanh thiếu niên và nhân dân cả nước.

Cũng trong năm vừa qua đã diễn ra chương trình lễ hội “Thống nhất non sông” do Bộ Văn hoá Thông tin và Du lịch phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 30/04/2010. Trên sông Bến Hải nước nguồn Pác Bó - Cửu Long - Bến Hải đã hoà làm một, hoà quyện vào nhau. Đây là lễ tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó và khát vọng thống nhất của ba miền tổ quốc.

Ngoài ra còn có các hoạt đông tham quan của các cán bộ quan chức cấp cao như: Tổng bí thư - Nông Đức Mạnh (2002), Chủ tịch nước - Nguyễn Minh Triết (2007), Phó chủ tịch quốc hội - Huỳnh Ngọc Sơn (2007), Đại tướng - Võ Nguyên Giáp (1991)…

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử pác bó trường hà hà quảng cao bằng và những giải pháp bảo tồn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)