0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bài viết của một số bài báo khi Pác Bó bị thay đổi cảnh quan

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ PÁC BÓ TRƯỜNG HÀ HÀ QUẢNG CAO BẰNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN (Trang 39 -42 )

Một số bài báo đã phản ánh về thực trạng tại khu di tích Pác bó. Chúng ta cùng xem một vài đoạn viết sau:

Bài báo “Mừng và lo từ khu di tích Pác Bó” có đoạn viết “nhiều cách rừng đã được phong quang để trồng ngô lúa, những con đường mòn ngày xưa được bê tông hoá, đường vào Pác Bó chẳng còn gập ghềnh sông suối… đó là những đổi thay tất yếu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Mừng lắm Pác Bó ơi, nhưng cũng buồn và lo nhiều. Làm sao không buồn khi cảnh quan khu vực đầu nguồn Pác Bó đã dần phong quang vì mối lợi kinh tế mà người ta có thể chặt trụi một vạt rừng, chặt hạ những cây cao bóng cả, làm biến dạng một vùng đất. Mỗi lần lên thăm Pác Bó, có điều kiện là tôi lại lên cột mốc 108 để được nhập hồn mình vào đất trời nơi đây. Trong

giây phút thiêng liêng Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên lên đất mẹ và được phóng tầm mắt nhìn về một vùng non xa xa, nước xa xa, mỗi ngọn cỏ lá cây nơi đây như một vật chứng lịch sử lưu lại những dấu tích xưa. Quả thật Pác Bó nhìn từ trên cột mốc 108 mới cảm hết được sự thiêng liêng hùng vĩ… lần này, lên cột mốc 108 tôi thực sự ngỡ ngàng khi cây Si cổ thụ cách cột mốc khoảng chừng 30m và vạt rừng xanh xung quanh đã bị chặt trụi. Vật chứng lịch sử này một điểm nhấn của bức tranh hùng vĩ - có thể trong nay mai chỉ tồn tại trong những trang hồi kí của đồng chí Lê Quảng Ba “Tôi nhận ra cây Mạy Rầy (cây Si) xum xuê như cây cổ thụ mọc không xa mốc đá 108. Mốc đá như một tấm bia hai mặt có khắc chữ Trung Quốc và chữ Pháp. Bác dừng lại cúi xuống đọc những dòng chữ đã khắc sâu trên đá, rồi Người hướng tầm mắt nhìn hồi lâu về dải đất tổ quốc trùng điệp, thấp thoáng dưới xa một cụm nhà nhỏ trong lũng ngô, hoa đào, hoa mai…”. Tôi không biết người dân Pác Bó vì nguyên cớ gì mà ra tay sát hại thiên nhiên như vậy… vấn đề tuyên truyền giáo dục và cả biện pháp bảo vệ khu di tích đầu nguồn không thể coi nhẹ tới mức dửng dưng như vậy được.

Cũng gợi buồn khi những điểm di tích quan trọng nơi đầu nguồn còn phục chế còn xa với nguyên trạng. Nơi ở và làm vịêc của Bác Hồ trong hang Pác Bó được người trong cuộc kể lại “Ông Máy Lỳ đem đến bốn tấm ván dài ngắn khấp khểnh và một tấm cót rách, ván kê lên chỗ lõm phía trong, phía ngoài nền hang bằng phẳng hơn, chúng tôi lót cót, cắt lá cây Mạy Tẹc rải làm đệm cho đỡ lạnh, đỡ đau lưng” nay du khách đến thăm hang không còn một chút nào của cái ngày xưa.

Hay trong một đoạn khác có viết “Năm 2004, khu du lịch Pác Bó được đầu tư xây dựng mạnh với nguồn vốn gần chục tỷ đồng có cái cổng gây ấn tượng mạnh tạo dáng một gốc cây to cổ thụ bằng xi măng cốt thép trổ nụ cuời đón khách rất khó miêu tả, trông giống như một cái tẩu hút thuốc lá cỡ lớn,

lại… lại giống như một khẩu pháo cao xạ… các nhà sử học, nhà văn, nhà thơ, họa sỹ… cần được can dự nhiều hơn vào việc này, không phải đòi hỏi được chia phần mà là trách nhiệm tình cảm đối với Pác Bó lịch sử, để những đồng tiền góp của nhân dân vào công trình không “lỡ bị sai” mà phải phá đi như cánh cổng của khu di tích, những cây cầu, bãi đỗ xe bên bờ suối Lê Nin. Mùa này lên Pác bó tôi gặp nhiều đoàn khách đến từ mọi miền tổ quốc, họ đến rồi đi không nhàn tản, không vội vã. Khách đến vào hang xem để biết, chẳng có gì giữ chân họ, không tạo điều kiện để họ suy ngẫm đó là cái yếu trong việc xây dựng khu di tích mấy mươi năm qua và có thể là của thời gian tới nếu ta không có một cái nhìn thấu đáo về du lịch tại đây.

Cũng có một bài báo khác viết “Thăm Pác Bó chúng ta có thể cảm nhận lượng khách thăm quan du lịch tương đối thưa thớt. Hàng năm pác Bó chỉ thu hút khách đông đảo vào ngày mùng 02/09 hay sinh nhật Bác 19/05. Ngày thường chỉ có một số đoàn khách công tác ngoại tỉnh, khách nước ngoài hay một vài cá nhân. Theo chúng tôi tình trạng này diễn ra là do việc địa phương đầu tư chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch nơi này, các dịch vụ phục vụ du khách chỗ ăn nghỉ, đồ lưu niệm, các loại hình vui chơi giải trí… vẫn chưa được xây dựng đồng bộ mặt khác nghành du lịch Cao Bằng chưa kết nối các tour du lịch với các tỉnh. Vì vậy, muốn thu hút khách du lịch, chỉ cần đầu tư phát triển du lịch một cách hợp lí, đồng thời chú trọng liên kết hoạt động du lịch với các đơn vị bạn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá.

Ngày nay, người ta đến với Pác Bó để vãn cảnh chứ không hẳn hiểu và cảm nhận được cuộc sống gian khổ của Bác, ít người chiêm nghiệm được rằng có gian khổ mới có thành công. Từ đó, con người lạc quan hơn, yêu đời hơn khi gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ PÁC BÓ TRƯỜNG HÀ HÀ QUẢNG CAO BẰNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN (Trang 39 -42 )

×