Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước

Một phần của tài liệu Tinh thần dân tộc trong tập thơ hồng đức quốc âm thi tập (Trang 36 - 50)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.1.Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước

Thơ thiên nhiên phong vật là đề tài chủ đề lớn, có vị trí nổi bật trong

Hồng Đức quốc âm thi tập (141/283 bài của tập thơ). Đây là hiện tượng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của thơ trung đại và thơ Đường luật. Bởi trong quan niệm thời trung đại: “Con người tự ý thức mình là một yều tố trong mô hình vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân. Thiên nhiên, vũ trụ trong các biểu hiện biến đổi của hoa, cỏ, trời, mây, mưa, nắng, chim muông, côn trùng, cá, nước, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông luôn luôn là tấm gương để con người soi thấy sự sống của chính mình… Đến lượt mình, các biểu hiện muôn vẻ của vũ trụ lại trở thành chất liệu để con người biểu đạt tình cảm và suy nghĩ.” [3, tr. 14].

Trong Hồng Đức quốc âm thi tập, có những bài thơ viết về thiên nhiên mang tính chất ngâm vịnh, tiêu khiển với đề tài công thức. Chẳng hạn như:

Tuyết, nguyệt, phong, hoa xui hứng khách, Cầm, kì, thi, tửu gợi lòng người.

(Bát vịnh khởi ngâm, bài 1)

Có một số loại khác lại mượn đề tài thiên nhiên làm cái cớ, qua đó mà tán dương vua chúa như:

Ơn chúa vun trồng những thuở nao. Một năm là một nhẫn lên cao. Buồng đống cháu con bao xiết kể, Nhà đầy khách khứa hỏi han chào.

(Cây cau)

Tuy nhiên ở nhiều bài thơ, các nhà thơ hội Tao Đàn cũng đã vượt được khuôn sáo hình thức để diễn đạt một cách thanh thoát vẻ đẹp thoáng qua sự biến chuyển của thời khắc, vạn vật vô cùng vô tận của cuộc sống tuy có sinh trưởng có biến hóa nhưng không bao giờ tiêu diệt. Đồng thời các nhà thơ hội Tao Đàn đã thể hiện được tình cảm chân thực của mình đối với cảnh vật, trong đó đáng chú ý là những bài lấy cảnh vật thiên nhiên có nhiều màu sắc

dân tộc. Có thể khẳng định các nhà thơ đã có sự rung cảm chân thành và viết nên những câu thơ hay, đẹp để ngợi ca phong cảnh đất nước.

Thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập lúc nào cũng đẹp đẽ, tươi tắn. Mùa xuân vốn là mùa của sự sinh sôi nảy nở, là mùa của sự ấm áp yêu thương. Bởi thế cho nên mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, viết về mùa xuân, các tác giả thời Hồng Đức đã có những vần thơ hết sức tinh tế:

Hiu hiu gió thổi hương lồng áo, Phơi phới mưa sa ngọc đượm chân. Liễu vẽ mày xanh oanh chấp chới, Mai tô má phấn bướm xun xoăn.

(Vịnh cảnh mùa xuân)

Xuân đến, không còn những cơn gió bấc lạnh lẽo của mùa đông, mà chỉ có những cơn gió nhẹ hiu hiu “thổi hương lồng áo”, chỉ còn những cơn mưa phùn nhè nhẹ dần thấm vào chân người qua đường. Và xuân đến, dường như cỏ cây hoa lá cũng biết trang điểm như người, thế cho nên liễu mới “vẽ mày xanh” khiến cho “oanh chấp chới”; còn mai thì “tô má phấn” khiến cho “bướm xun xoăn”. Bức tranh mùa xuân đã hiện lên với đầy đủ hình ảnh, đường nét, màu sắc. Không chỉ có vậy, mùa xuân còn là ngày hội của cỏ hoa, ong bướm và của cả con người:

Đường hoa chấp chới tin ong dạo, Dặm liễu thung thăng sứ điệp truyền. Ả ngụy nàng Diêu khoe đẹp mẽ,

Người thơ khách rượu rộn mời khuyên.

(Lại vịnh cảnh mùa xuân)

Xuân qua, hè đến – đó là quy luật tất yếu của tự nhiên. Trong văn học trước thời Hồng Đức đã có rất nhiều bài viết về mùa hè. Đây là mùa hè trong thơ Nguyễn Trãi:

Rồi, hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tịn mùi hương.

(Bảo kính cảnh giới, 43)

Cũng giống mùa hè trong thơ Nguyễn Trãi, mùa hè trong Hồng Đức quốc âm thi tập hiện lên với những hình ảnh hết sức chân thực:

Nghi ngút ngàn mây tán lửa che, Rùng người thay bấy gọi là hè. Hồng bay lựu, màn vây liễu, Hương nức sen, bóng rợp hòe.

Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc, Cành kia dắng dỏi gẩy cầm ve.

(Vịnh mùa hè)

Tuy nhiên, nếu như Nguyễn Trãi miêu tả mùa hè vào những ngày cuối, khi ấy “hồng liên trì đã tịn mùi hương” thì các thành viên hội Tao Đàn lại miêu tả mùa hè trong những ngày đầu tiên. Ở đó có hoa lựu đỏ tươi cùng những cành liễu rủ, có hoa sen thơm ngát trong hồ và đâu đó tiếng quốc gọi hè đang vang vọng. Và đặc biệt, ở đó còn có cái nắng hè rực rỡ khiến ta phải “rùng người”. Cái nắng hè oi ả đã được thi nhân xưa nhiều lần nhắc tới. Trong

Hồng Đức quốc âm thi tập ta cũng dễ dàng bắt gặp những vần thơ như thế:

Nước hồng sừng sực đầu rô trỗi, Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè.

(Lại vịnh nắng mùa hè, bài 3)

Những câu thơ trên khiến người đọc cảm thấy cụ thể cái oi bức, ngột ngạt của trưa hè nơi đồng ruộng. Hình tượng “đầu rô trỗi”, “lưỡi chó lè” là

hình tượng rất thực, rất điển hình cho nắng hè của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ... . Sau này chúng ta có thể bắt gặp cái nắng ấy trong thơ Nguyễn Khuyến:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng, Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Thơ là thu của lòng người. Thu là thơ của đất trời.” Câu nói ngỡ như cách chơi chữ của người xưa lại nói lên mối tương quan kì lạ giữa mùa thu và thơ ca. Cho nên trong bốn mùa, thi nhân thiên vị cho mùa thu hơn cả. Ngay như hai câu thơ tả cảnh được coi là hay nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng viết về mùa thu:

Long lanh đáy nước in trời,

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.

Mùa hè đi qua, mùa thu lại tới - quy luật vốn có của đất trời không bao giờ thay đổi. Và khi nhìn thấy “Ngô đồng nhất diệp lạc” (Một chiếc lá ngô đồng rụng) thì biết: “Thiên hạ cộng tri thu” (Cả gầm trời cùng biết thu sang). Mùa thu trở thành gạch nối giữa mùa hạ ấm nóng sang mùa đông lạnh giá. Vì thế khi thu đến, cảnh vật không còn giữ được vẻ căng tràn sức sống như khi xuân về, mà nó đang bước vào độ phai tàn:

Lác đác ngô đồng mấy lá bay, Tin thu hiu hắt lọt hơi may. Ngàn kia cách nước xo le địch, Mái nọ bên tường đủng đỉnh chày. Lau chổng bãi nam ngàn dặm rợp Nhạn về ải bắc mấy hàng bày.

(Lại vịnh cảnh mùa thu)

Thu đến cây cối không còn xanh tươi như trong mùa xuân, mùa hạ. Những chiếc lá ngô đồng bắt đầu “lác đác” rời cành, những khóm lau bắt đầu chuyển màu vàng úa và từng đàn chim nhạn nháo nhác tìm đường về phương

Bắc tránh rét. Không còn nữa những câu thơ trong sáng rộn ràng trong cảnh nương dâu xanh ngắt khi bóng hoàng hôn đổ xuống, không còn ánh nắng vàng tươi rực rỡ của mùa hè... Thay vào đó là hình ảnh gió thu lạnh lẽo, cỏ cây tiêu điều, gần như không còn sinh khí của sự sống. Cả bài thơ không có một chữ buồn nào, nhưng nỗi buồn cứ thấm vào cảnh vật, cứ thấm vào lòng người, để lại những dư vị khó quên.

Nhưng mùa thu không phải chỉ là cảnh hiu hắt man mác trời mây mà ở đâu đó vẫn còn có sự tươi tắn:

San sát vàng buông giậu cúc, Phau phau bạc phất cờ lau.

Hòa pha khóm lục chim phơi ngọc, Nguyệt dãi dòng cá hớp châu.

(Vịnh cảnh mùa thu)

Khi những cánh hoa cúc vàng rực rỡ của mùa thu chuyển màu tàn úa thì cũng là lúc những cơn gió bấc lạnh lẽo tràn về, báo hiệu một mùa đông lạnh giá đang đến gần:

Thượng uyển cúc tàn năm bẩy lá, La phù mai chiếng một, hai bông.

(Lại vịnh cảnh mùa đông)

Việt Nam vốn là một nước nhiệt đới, từ xưa tới nay hầu như không có tuyết. Nhưng bằng sự tưởng tượng của mình, các tác giả thời Hồng Đức đã vẽ lên một bức tranh mùa đông đầy tuyết:

Đòi phương lạt xạt trận hàn phong, Da diết người thay bấy hỡi đông. Mốc rắc rêu tiền xanh những tuyết, Cát pha màu bạc giá đầy sông.

Cái lạnh của mùa đông như đang thấm dần vào da thịt của con người. Cũng có thể vì thế mà mùa đông thường khiến người ta buồn da diết, lúc nào cũng mong muốn có được ngọn lửa ấm nồng. Thế nhưng bên ngoài chỉ thấy “xanh những tuyết”, và xa xa “cát pha màu bạc giá đầy sông.”....

Từ đó có thể thấy rằng thời gian trong Hồng Đức quốc âm thi tập là thời gian vũ trụ, tuần hoàn theo lẽ hóa sinh của trời đất. Các tác giả đã có cái nhìn tinh tế và cách tả cũng tinh tường để bức tranh thiên nhiên bốn mùa của đất nước hiện lên thật sinh động và gần gũi.

Tình yêu thiên nhiên đất nước của các tác giả thời Hồng Đức không dừng lại ở việc miêu tả các mùa trong năm mà họ còn dành nhiều trang viết về đề tài phong, hoa, tuyết, nguyệt. Chính đề tài này đã gợi cảm hứng sáng tác cho các thi nhân:

Tuyết, nguyệt, phong, hoa xui hứng khách, Cầm, kì, thi, tửu gợi lòng người.

(Vịnh khởi ngâm)

Hồng Đức quốc âm thi tập giống như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, số lượng bài viết về hình tượng tùng, cúc, trúc, mai rất nhiều. Trong phần phẩm vật môn có những bài: Hoa cúc, Mai thụ, Lão mai, Tùng thụ, Trúc thụ....nhưng hoa trong Hồng Đức quốc âm thi tập không phải là những loài hoa bình thường mà chúng là một “giống lạ”:

Cửa ngọc sinh thành giống lạ thường, Hoa hoa đua nở nức mùi hương. Má hồng mới học (dồi) phấn, Nhụy ngọc chưa hề bén sương.

(Hoa)

Hoa cúc – loài hoa đặc trưng của mùa thu được hiện lên vừ có hương lại vừa có sắc:

Nết na nhẵn mịn hác chưng loài, Chiếm được thu chơi ít có hai. Hương ắt chỉn nhiều, vàng chỉn có, Tuyết đà chăng nhiễm, bạc chăng phai.

(Cúc hoa)

Ngoài tùng, cúc, trúc, mai, cây sen cũng được miêu tả hết sức tinh tế. Trong Hồng Đức quốc âm thi tập có tới bảy bài viết về cây sen: Nộn liên, Tinh liên, Phong liên, Lão liên, Quan tứ liên đồ, Liên, Lại vịnh sen. Vẻ đẹp của sen được miêu tả cụ thể hơn bao giờ hết:

Chẳng bén lầm nhơ của khác thường, Nhìn khi gió cả lạ nhiều dường. Vật vờ thái dịch nghìn tầng biếc, Sực nức Tây hồ mấy dặm hương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Phong liên)

Từ xưa, sen vốn là loài cây quen thuộc với người Việt. Loài cây này thường sống ở những nơi đầm lầy, nhưng lạ rằng sen không bao giờ bị lấm bùn nhơ. Nó vẫn tỏa hương thơm ngát đến mấy dặm đường...Đọc tới đây ta lại nhớ đến bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Các thi sĩ Tao Đàn đã để tâm hồn mình chan hòa trong cảnh vật và mượn cảnh vật để nói lòng người. Cách nhà thơ sử dụng các biểu tượng thiên nhiên đó vừa thể hiện được tấm lòng trong sạch, khẳng định phẩm chất của người quân tử; vừa thể hiện cảm hứng yêu nước và tự hào trước giang sơn cẩm tú.

Không chỉ viết về những loài hoa, loài cây cao quý, các nhà thơ thời Hồng Đức còn có những vần thơ vô cùng đặc sắc về những loài cây cỏ vốn quen thuộc với người Việt Nam từ xưa:

Nhà ta có vãi cải nơi nương,

Đất phúc sinh thành của lạ thường. Aó đã tương xanh, tương thức lục, Đầu chăng độ bạc, đội hoa vàng.

(Rau cải)

Từ đó có thể thấy thơ về thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập

hướng đến sự giao hòa giữa tình và cảnh, giữa tâm và vật. Trong thiên “Vật sắc”, Lưu Hiệp viết: “Nhà thơ cảm xúc trước sự vật, liên tưởng đến các loại khôn cùng . Trong cái cảnh bao la muôn vàn hình tượng, nhà thơ trầm ngâm, nghe và ngắm, tả lại cái khí chất, cái dung mạo của nó. Nhà thơ đã theo sự vật mà gửi tâm trí, lại còn thêm sắc thái, góp âm thanh, tâm trạng cũng vì thế mà bồi hồi...”(Văn tâm điêu long). Quan niệm ấy đã thấm nhuần trong cảm xúc về thiên nhiên của các tác giả thời Hồng Đức. Trong bài Qủa dưa, họ viết:

Mùi mẻ ngon người dễ trọng, Tinh thần lạ, thế đều ưa.

Lòng son thờ chúa niềm chăng trễ, Aó lục truyền nhà lộc có thừa.

Như đã nói ở trên, những bài thơ viết về phong, hoa, tuyết, nguyệt chiếm một số lượng khá lớn trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Đặc biệt, riêng về trăng có tới hơn hai mươi bài như: Tân nguyệt, Lại vịnh trăng non, Nguyệt, Họa vần bài vịnh trăng...Trăng ở đây được miêu tả ở nhiều góc độ khác nhau:

Đông lên tây xuống kéo như giằng, Tỏ lòng người thế gọi là trăng.

Ánh núi cung treo chim thắc thỏm, Dãi hồ câu thả cá thung thăng.

(Tân nguyệt)

Trong thơ Đường luật, trăng vốn là đề tài quen thuộc trong khuôn mẫu nghệ thuật của phong, hoa, tuyết, nguyệt – cái thú thưởng ngoạn muôn thuở của thi nhân. Vẫn trở lại với đề tài mang tính khuôn sáo ấy nhưng không thể ghi nhận một cách cảm nhận thật riêng, thật mới về trăng của các tác gia thời Hồng Đức khiến cho cái khuôn của đề tài chỉ còn đóng vai trò gợi ý, nhường chỗ cho cảm xúc thăng hoa. Tả trăng lên giống như lưỡi câu chìm dưới nước, hay cánh cung treo trên trời mà cá ngờ ngợ tưởng là lưỡi câu, chim ngờ ngợ tưởng là cánh cung. Cảnh thật thơ mộng, huyền ảo, ánh sáng của vầng trăng lung linh sáng tỏ khắp thế gian làm cho các vì sao bị phai mờ:

Gương soi vằng vặc soi muôn dặm, Bóng tỏ làu làu suốt mấy canh. Ngẫm xem khi tượng hình dung ấy, Chợt ló ra thì lạt chúng tinh.

(Nguyệt)

Tả trăng với ánh sáng lan tỏa khắp mọi nơi nhưng dường như các thành viên hội Tao Đàn đang ca ngợi vị minh quân của mình. Bởi lẽ vào thời điểm đó, Đại Việt đang ở vào thời hưng thịnh nhất, có vua sáng tôi hiền, nền kinh tế, văn hóa xã hội có những bước phát triển vượt bậc...Công đức của nhà vua trải rộng khắp mọi nơi, cũng như ánh trăng kia “làu làu” sáng soi muôn dặm...

Còn đây lại là một cách cảm nhận khác nữa khi các nhà thơ “bỡn trăng”:

Sông Ngân Hán phẳng đi về biển, Cung Quảng Hàn cao ăn ở chầy. Cấm cũng nép sau thu (lớp) giá,

Ngăn thì bay trước rẽ (tầng) mây.

(Trào nguyệt)

Và vầng trăng nhiều khi lại trở thành nàng Hằng Nga đoan chính tố cáo thượng đế, đại diện cho đặc điểm lễ giáo, nhưng lại hành động phi đạo đức:

Năm hồ những lấy làm song vuốt, Bốn bể đều nhìn thấy nết na.

Thượng đế tuy hay nghiêm cấm đoán, Có đêm lởm thởm đến phòng ta.

(Hằng Nga nguyệt)

Không chỉ có phong, hoa, tuyết, nguyệt mới gợi cảm hứng cho các nhà thơ thời Hồng Đức, mà cảnh sơn thủy hữu tình, non kì nước nhược thơ mộng, lãng mạn, trữ tình như trong hàng loạt bài thơ của phần Phong cảnh môn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân sáng tác. Ở những cảnh núi non, sông biển thì nhà thơ lại say sưa miêu tả cái hùng vĩ bao la. Núi Song Ngư như hai con cá khổng lồ bơi lội trên làn sóng bạc, ngàn năm canh giữ cho cõi Nam được hòa bình thịnh trị:

Dăng ngang biển, chờn vờn lớn, Cao chọc trời, ngần ngật xanh. Muôn kiếp chầu về miền Bắc cực, Ngàn thu chống khỏe cõi Nam minh.

(Song Ngư sơn)

Động Bạch Nha thì lại mở ra trước mắt ta một vùng non xanh nước biếc:

Quanh co nước biếc doành muôn khảm, Chồng chập non xanh đá mấy hòn.

(Động Bạch Nha)

Trong bài thơ Núi Thần Phù thì các nhà thơ lại từ đỉnh cao phóng tầm mắt bao quát cả một vùng nước non:

Phân cõi Nam châu đất Ái châu, Bút vương khôn mạc cảnh Thần Phù. Muối pha bãi bạc sông sâu hoáy, Chàm nhuộm cây xanh núi tuyết mù. Khói quán, mây ngàn tuôn ngụt ngụt, Chợ quê, sóng bể dức ù ù...

(Núi Thần Phù)

Đất nước hiện ra với tất cả vẻ đẹp của một kì quan hùng vĩ, chan hòa màu sắc và âm thanh. Bài thơ đã thể hiện một sức sống mãnh liệt đang trào dâng, sức sống của dân tộc đã từng thắng quân thù và đang xây dựng cuộc sống của mình. Bài thơ đã vươn lên đến cái tầm của thời đại chứ không bó

Một phần của tài liệu Tinh thần dân tộc trong tập thơ hồng đức quốc âm thi tập (Trang 36 - 50)