9. Các phương pháp nghiên cứu
2.5. Biện pháp khắc phục
Khúc Hải Yến 43 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học
Từ thực trạng và nguyên nhân nói trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng.
2.5.1. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức của giáo viên.
Trước sự đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa ở tất cả các cấp học, bậc học như hiện nay thì bản thân mỗi giáo viên phải được đào tạo đầy đủ, hệ thống. Tuy nhiên, giáo viên muốn vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, cách thức tổ chức dạy học để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức thì phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ. Mỗi giáo viên phải thường xuyên đọc sách hướng dẫn, sách tham khảo, trò chuyện, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp về kinh nghiệm, hình thức tổ chức và quản lý lớp, cách sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả, phù hợp với điều kiện trường Tiểu học.
Ngoài ra, giáo viên cần học hỏi, trau dồi kinh nghiệm bản thân để nâng cao năng lực tổ chức lớp, tổ chức thành công một trò chơi học tập cho học sinh. Đó là cách tổ chức, hướng dẫn như thế nào để học sinh vừa được chơi mà vẫn nắm được kiến thức và thực hiện theo đúng ý đồ sư phạm của giáo viên. Đó còn là cách quản lý lớp khoa học để các em tập trung chú ý, trong khi chơi không phân tán, mất trật tự hay làm việc riêng gây xáo động lớp. Bên cạnh đó trước khi tiến hành trò chơi giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, đề ra các phương án giải quyết hợp lý trước các tình huống, trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trong khi chơi ngay trong giáo án của mình. Với mỗi bài dạy giáo viên phải lựa chọn các trò chơi phù hợp với nội dung bài học. Từ đó xác định mục đích trò chơi là hướng vào phần củng cố
Khúc Hải Yến 44 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học
kiến thức hay phần thực hành, luyện tập. Có sự xác định như vậy giáo viên mới lập rõ kế hoạch từng bước khi tiến hành cho học sinh chơi.
Sau khi xác định được mục đích của trò chơi, giáo viên phải chuẩn bị về phương tiện dạy học, đồ dùng phục vụ cho trò chơi. Với môn Toán nếu tiến hành trò chơi ở phần thực hành thì nội dung các bài tập sẽ quyết định sự chuẩn bị đồ dùng: có thể chỉ là bảng phụ, bút màu. Còn các trò chơi củng cố kiến thức thì sự chuẩn bị của giáo viên cần công phu và đầy đủ hơn. Hơn nữa, tùy thuộc vào số lượng người tham gia theo yêu cầu trò chơi mà giáo viên có sự chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp.
Đặc biệt ngay trong lời hướng dẫn, phổ biến cách chơi của mình giáo viên cũng phải chuẩn bị sao cho ngôn ngữ diễn đạt phải thật khoa học, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Đôi khi không phải đơn thuần phổ biến một lần mà phải có sự nhắc lại thậm chí cho học sinh chơi thử một vài lượt để các em nắm rõ cách chơi. Có như vậy trò chơi diễn ra sẽ đảm bảo thời gian và yêu cầu cần đạt tới.
2.5.2. Hình thành thói quen, nếp chơi cho học sinh.
Ngay từ đầu giáo viên cần hình thành cho học sinh những quy định, thói quen nhất định như sự phân nhóm ba, nhóm bốn,…, trong cùng một tổ có bình bầu lớp trưởng để phân công công việc. Có như vậy khi giáo viên tổ chức trò chơi, yêu cầu hoạt động nhóm thì sẽ không mất thời gian để phân nhóm, ổn định trật tự các nhóm mà học sinh lại thực hiện ngay được không cần phải hướng dẫn.
Như vậy ngoài sự nỗ lực của giáo viên, bản thân học sinh cũng cần hợp tác với tinh thần tập thể, ý thức và có trách nhiệm với hành động của mình để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp này.
Khúc Hải Yến 45 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học
Trong chương trình Toán mới, nội dung kiến thức đưa vào khá nhiều và nâng cao hơn so với chương trình Toán cũ. Vì vậy trong phạm vi một tiết dạy một số giáo viên chỉ chăm chú đến việc truyền tải kiến thức mà không dám tổ chức cho học sinh vui chơi vì sợ thiếu thời gian, sợ rằng sau khi chơi học sinh sẽ khó quay lại nếp học lúc đầu. Đó là quan niệm có phần hạn chế của giáo viên vì những kiến thức trừu tượng, khô khan của Toán học nếu chỉ truyền tải không thì học sinh sẽ nhanh chán và mệt mỏi. Trong khi vẫn dựa trên kiến thức đó giáo viên có thể linh hoạt tổ chức thành các dạng trò chơi thì học sinh sẽ hào hứng, dễ nhớ, dễ hiểu bài mà không khí lớp học lại thoải mái, bớt căng thẳng hơn. Đặc biệt vẫn đảm bảo tiến trình, thời gian của bài dạy.
2.5.4. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.
Trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, việc sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học ở tất cả các môn học, các tiết học là rất quan trọng và cần thiết. Khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp trò chơi học tập nói riêng một yêu cầu đặt ra không chỉ với giáo viên mà cả với học sinh là phải trang bị đầy đủ đồ dùng học tập. Hiện nay, ở một số trường Tiểu học riêng với môn Toán học sinh và giáo viên mỗi người đều được cấp phát một bộ đồ dùng học tập. Vì vậy, việc tổ chức trò chơi học tập sẽ thuận lợi hơn và tạo điều kiện để mỗi học sinh đều được tham gia chơi. Tuy nhiên không phải bất cứ trường nào cũng có đầy đủ mọi đồ dùng như vậy. Do đó, mỗi giáo viên có thể tự mình thiết kế, tự làm đồ dùng bằng những nguyện liệu đơn giản, dễ tìm ở xung quanh mà vẫn đảm bảo được hiệu quả sử dụng.
Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất ở lớp học cũng là nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công của giáo viên khi sử dụng phương pháp trò chơi. Chẳng hạn, điều kiện không gian lớp học phải rộng đủ để học sinh có thể chơi
Khúc Hải Yến 46 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học
các trò chơi đòi hỏi phản xạ nhanh, phải chạy hoặc đi lại quanh lớp học hay điều kiện bàn ghế phải phù hợp…để dễ dàng trong việc tổ chức, điều khiển học sinh khi tham gia chơi.
Tóm lại, với những biện pháp đề ra ở trên chúng tôi hi vọng rằng sẽ góp phần nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán 2 nói riêng và các môn học khác nói chung ở Tiểu học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học môn Toán lớp 2 của giáo viên một số trường Tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên chứng tỏ rằng: Phương pháp trò chơi được sử dụng nhiều ở các tiết Toán, được sử dụng một cách thường xuyên, loại bài học thường sử dụng phương pháp trò chơi là luyện tập, ôn tập và học bài mới và tổ chức chủ yếu ở hình thức tổ chức dạy học “lên lớp”. Để có những kết quả trên là do những nguyên nhân sau: nguyên nhân từ phía giáo viên, từ phía nhà trường, từ phía học sinh, từ nội dung, chương trình sách giáo khoa, từ điều kiện cơ sở vật chất.
Khúc Hải Yến 47 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Phương pháp trò chơi hiện nay được sử dụng để giảng dạy nhiều phân trong nhà trường Tiểu học, trong đó có môn Toán học. Song từ môi trường lúc nào cũng được vui chơi chuyển sang môi trường phải nghe, hành động và làm theo cộng với khối lượng kiến thức lớn, trừu tượng, khô khan của Toán học làm cho các em dễ mệt mỏi, chán nản. Vì vui chơi và có sự thi đua trong vui chơi là một điều rất thú vị của các em. Qua trò chơi các kiến thức kỹ năng chuyền đạt hình thành trong giờ học Toán được củng cố và khắc sâu. Đồng thời không khí lớp học cũng sôi nổi hơn, hiệu quả học tập cũng cao hơn.
Trong thực tế, phương pháp trò chơi đã được sử dụng ở nhiều trường, nhiều lớp, nhiều điạ phương. Giáo viên đã có những nhận thức đúng đắn về cơ sở lý luận của phương pháp này. Tuy nhiên trong khâu thực thi còn thể hiện sự lung túng, chưa đồng bộ. Vì vậy chất lượng sử dụng phương pháp này nói riêng và chất lượng giờ học nói chung chưa được đảm bảo. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhiều yếu tố khác quan và chủ quan. Để thực hiên tốt phương pháp này không phải chỉ thay đổi ở mỗi bản than người giáo viên mà phải kết hợp thay đổi đồng bộ từ các cấp quản lý đến cơ sở trong đó nâng cao trình độ giáo viên là biện pháp quan trọng hàng đầu.
Như vậy có thể nói, phương pháp trò chơi là một phương pháp dạy học mang tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Qua đó giúp các em nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng và tạo dựng những phẩm chất cần thiết của con người lao động mới.
Khúc Hải Yến 48 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học
Khóa luận đã góp phần làm rõ mạch kiến thức về cơ sở lý luận của phương pháp trò chơi. Đã tìm hiểu phần nào của thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Toán 2. Trên cơ sở đó khóa luận cũng đã tìm ra một vài lý do và cũng đã đưa ra một số giải pháp để tổ chức trò chơi học tập mang lại hiệu quả cao hơn, góp phần tạo nên thành công của một buổi dạy Toán.
2. Kiến nghị
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài này, qua tìm hiểu từ thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học, để phương pháp trò chơi được sử dụng hiểu quả hơn, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
Chúng ta cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho giáo dục Tiểu học, tăng cường nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học.
Cần chăm lo hơn nữa đến đời sống của cán bộ, giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần.
Cần có chế độ ưu đã phù hợp đê khuyến khích, động viên những giáo viên có sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
Nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên tự bồi dưỡng, tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ.
Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ chắc chắn đề tài còn có nhiều thiếu sót, hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thầy (cô) và các bạn để đề tài đạt kết quả tốt hơn.
Khúc Hải Yến 49 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học
Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Trịnh Thúy Giang – Giáo viên tổ Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Gíao dục Tiểu học, các thầy cô trong tổ bộ môn Tâm lý - Giáo dục cùng các thầy cô trường Tiểu học Xuân Hòa A, trường Tiểu học Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kinh nghiệm còn hạn chế, chắc chắn đề tài của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em thật sự có chất lượng và hữu ích.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên
Khúc Hải Yến 50 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan khóa luận nay là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và tham khảo các tài liệu có liên quan. Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của mình không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Khúc Hải Yến 51 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học PHỤ LỤC PHỤ LỤC SỐ 1 BIÊN BẢN SỐ 1 Bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ. (Tiếp theo)
Họ và tên giáo viên dạy: Nguyễn Thị Huyền Lớp 2A4 Trường Tiểu học Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài. 2. Ôn tập.
Bài 1: Tính nhẩm:
- Gọi học sinh đọc đề bài và các phép tính.
- Giáo viên yêu cầu bốn đội cử đại diện của tổ mình lên chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Mỗi bạn của đội sẽ làm một cột của bài tập. Bạn nào làm đúng mà nhanh thì bạn đó chiến
- Học sinh đọc đề bài.
Khúc Hải Yến 52 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học
thắng. Giáo viên gọi một học sinh nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- Giáo viên tổng kết, đánh giá. - Cho học sinh cả lớp đọc đồng
thanh các phép tính. Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu một học sinh cho biết bài toán yêu cầu gì?
- Giáo viên treo sẵn bẳng phụ ghi nội dung bài tập 2.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức, hai đội chơi mỗi đội ba em, trong vòng một phút nếu đội nào tính nhanh, tính đúng các phép tính thì đội đó thắng cuộc.
- Giáo viên hỏi: Khi đặt tính ta phải lưu ý điều gì?
- Gọi ba học sinh nêu lại cách tính.
- Cho điểm học sinh.
- Nêu tên gọi các thành phần trong phép tính:
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Đặt tính rồi tính.
- Hai đội lên thi.
- Cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục.
Khúc Hải Yến 53 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học 100 7 93 Cho học sinh cả lớp đọc đồng thanh các phép tính.
- Sau đó chuyển ý sang bài 3 Bài 3:
- Giáo viên hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Giáo viên viết lên bảng -3 -6
- Giáo viên hỏi điền mấy vào ? Điền mấy vào ?
- Ở đây chúng ta thực hiện liên tiếp mấy phép trừ, thực hiện từ đâu đến đâu?
- Viết 17 - 3 - 6 =, yêu cầu học sinh nhẩm to kết quả.
- Viết 17 – 9 = ,yêu cầu học sinh nhẩm.
- So sánh 3+6 và 9.
- Kết luận: 17 - 3 – 6 = 17 - 9 vì khi trừ đi một tổng ta có thể thực hiện trừ liên tiếp các số hạng của tổng. - 100: số bị trừ. 7: số trừ. 93: hiệu. - Điền số thích hợp. - Điền 14, vì 17 – 3 = 14. - Điền 8, vì 14 - 6 = 8.
- Thực hiện liên tiếp hai phép trừ, thực hiện lần lượt từ trái sang phải. - 17 trừ 3 bằng 14, 14 trừ 6 bằng 8. - 17 - 9 = 8. - 3 + 6 = 9. 17
Khúc Hải Yến 54 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học
- Yêu cầu học sinh làm tiếp bài, cho học sinh làm việc theo tổ.
Tổ 1 làm ý b. Tổ 2 làm ý c. Tổ 3 làm ý d.
- Hết giờ thảo luận giáo viên gọi đại diện các tổ lên làm bài. Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài 4:
- Gọi một học sinh đọc đề bài. - Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?