Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học môn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học môn toán lớp 2 của giáo viên một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên (Trang 25 - 33)

9. Các phương pháp nghiên cứu

2.3.2.Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học môn

môn Toán lớp 2.

Để tìm hiểu thực trạng này, tôi kết hợp điều tra, quan sát và trao đổi trực tiếp với các giáo viên.

2.3.2.1. Thực trạng về mục đích sử dụng

Để tìm hiểu thực trạng về mục đích sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học môn Toán lớp 2 tôi tiến hành quan sát và trao đổi trực tiếp với giáo viên. Khi được hỏi “Mục đích của thầy (cô) khi sử dụng phương pháp trò chơi trong các tiết học Toán là gì?” thì nhận được câu trả lời: “mục đích của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong các tiết học là để giúp học sinh tránh được những căng thẳng thần kinh, tạo cho các em hứng thú, duy trì sự chú ý của các em trong giờ học”.

Như vậy, hầu hết các giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về mục đích của việc sử dụng phương pháp trò chơi.Nhưng việc tổ chức các trò chơi trong giờ học đạt được hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào kỹ năng sử dụng phương pháp trò chơi của từng giáo viên.

2.3.2.2. Thực trạng về mức độ sử dụng

Để tìm hiểu thực trạng này, tôi sử dụng phiếu thăm dò kết hợp trao đổi với giáo viên.

Khúc Hải Yến 26 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học

Về thực trạng mức độ sử dụng phương pháp trò chơi, tôi đưa ra các mức độ: thường xuyên ( sử dụng trên 80% các tiết học), không thường xuyên (sử dụng từ 50% đến 80% các tiết học), ít khi (dưới 50% các tiết học).

Sau khi tiến hành điều tra tôi nhận được kết quả sau:

Bảng 2: Bảng tổng kết ý kiến của giáo viên về mức độ sử dụng phương pháp trò chơi trong các tiết học.

Các mức độ Số lượng %

Thường xuyên 8 80

Không thường xuyên 2 20

Ít khi 0 0

Không bao giờ 0 0

Dựa vào kết quả điều tra ta thấy 80% giáo viên lựa chọn mức độ sử dụng là thường xuyên, 20% giáo viên không thường xuyên sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán, không có thầy (cô) nào lựa chọn phương án và “ít khi”, “không bao giờ”. Như vậy, đa số giáo viên sử dụng thường xuyên phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học.

Khi được hỏi: Tại sao thầy (cô) lựa chọn như vậy thì tôi nhận được câu trả lời : Kiến thức Toán học trừu tượng và thường rất khô khan vì vậy những trò chơi được tổ chức ngay tại lớp học sẽ giúp học sinh tránh những căng thẳng thần kinh, tạo cho các em hứng thú và niềm vui học tập, duy trì sự chú ý nên việc sử dụng phương pháp trò chơi là rất cần thiết. Vì vậy để giờ dạy Toán có hiệu quả chúng ta cần thường xuyên sử dụng phương pháp trò chơi trong giờ học.

Khúc Hải Yến 27 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học

Bên cạnh đó còn có một số ý kiến cho rằng không nên thường xuyên tổ chức trò chơi học tập trong quá trình dạy học Toán mà chỉ sử dụng có mức độ nhất định. Nếu quá lạm dụng trò chơi thì học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của trò chơi. Hơn nữa nếu nội dung kiến thức trong bài học quá nhiều thì nên xem xét kỹ trước khi lựa chọn việc tổ chức trò chơi, nếu không sẽ ảnh hưởng tới tiến trình bài dạy.

Qua điều tra, trao đổi, trò chuyện trực tiếp với giáo viên chúng ta thấy rằng hầu hết giáo viên được hỏi đều có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng phương pháp trò chơi tuy nhiên việc sử dụng với mức độ như thế nào còn tùy thuộc vào từng giáo viên.

2.3.2.2. Thực trạng về các bước tiến hành

Để tìm hiểu thực trạng này tôi tiến hành quan sát các giờ dạy và trò chuyện trực tiếp với giáo viên. Qua đó, tôi thấy rằng 100% giáo viên đều nắm được quy trình tổ chức trò chơi cho học sinh. Song không phải lúc nào giáo viên cũng tiến hành đầy đủ các khâu của quy trình. Khi được hỏi tại sao thầy (cô) lại đưa ra ý kiến như vậy thì họ trả lời rằng: “có những trò chơi mà học sinh đã được chơi nhiều lần, học sinh đã nắm được luật chơi thì giáo viên sẽ không nhắc lại luật chơi đồng thời cũng không phải tổ chức cho học sinh chơi thử nữa.”

Ngoài ra, tuy đã nắm được quy trình tổ chức trò chơi nhưng không phải giáo viên nào cũng tổ chức tốt và hiệu quả ở các khâu của quy trình và ở mỗi khâu giáo viên cũng có những hình thức tổ chức khác nhau. Ví dụ, phổ biến luật chơi là khâu quan trọng. Trước khi tổ chức trò chơi cho học sinh, nhiệm vụ của giáo viên là phải phổ biến cách chơi, luật chơi, có quy định thưởng phạt rõ ràng. Qua quan sát và trò chuyện, tôi nhận thấy đại đa số giáo

Khúc Hải Yến 28 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học

viên đều phổ biến luật chơi bằng lời và không phải giáo viên nào cũng có cách phổ biến luật chơi tốt và hiệu quả.

Ở biên bản số 1, tôi thấy giáo viên tổ chức cho học sinh chơi “ Thi viết phép cộng có tổng bằng một số hạng ”. Trước khi tổ chức trò chơi giáo viên có phổ biến luật chơi tuy nhiên phổ biến chưa kỹ. Do lứa tuổi các em còn nhỏ, sự tập trung chú ý chưa cao mà giáo viên lại phổ biến một lần nên các em chưa nhớ do đó khi chơi còn lung túng nhất là khi chơi ở trò chơi cuối cùng.

Ở bài dạy thuộc biên bản số 3, giáo viên tổ chức bài dạy hợp lý. Giữa bài học giáo viên tổ chức cho học sinh chơi “Trò chơi tiếp sức”, khi giáo viên phổ biến luật chơi xong học sinh đã hiểu ngay do các em đã được chơi nhiều lần. Ở trò chơi cuối cùng, “ Kiến tha mồi” tuy các em đã được chơi một lần ở tiết 51 nhưng giáo viên vẫn hướng dẫn cẩn thận, luật chơi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác. Để đảm bảo trò chơi được diễn ra thành công, đúng ý đồ sư phạm giáo viên đã hướng dẫn học sinh cụ thể để các em hình dung ra trò chơi bằng một lượt chơi thử. Vì vậy khi tiến hành chơi thật các em thực hiện rất đúng, chính xác theo luật chơi. Kết quả là cả hai đội đều tìm đúng và tương đối nhanh.

Hay như bước tổ chức đánh giá sau khi kết thúc trò chơi, qua trò chuyện, trao đổi với giáo viên tôi đã thu được kết quả như sau: Có ý kiến thì cho là thường sau khi học sinh chơi xong giáo viên tự mình đánh giá, nhận xét và công bố kết quả. Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng: cho học sinh nhận xét , giáo viên điều chỉnh lại nếu thấy kết quả đó là không đúng giáo viên mới đánh giá, tổng kết lại và đưa ra kết quả chung cuộc. Song lại có ý kiến cho rằng nên cùng với học sinh đánh giá, nhận xét tức là kết hợp cả hai cùng một lúc. Khi được hỏi tại sao làm như vậy, có giáo viên trả lời: “Thời gian tổ chức trò chơi là rất ngắn từ 3 – 5 phút nếu để học sinh đánh giá rồi mình mới tổng kết thì quá mất thời gian và ảnh hưởng tới giờ khác”.Cũng có ý kiến khác là

Khúc Hải Yến 29 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nếu cho học sinh tham gia đánh giá thì sẽ lôi cuốn được cả lớp tham gia vui chơi vì trò chơi nhiều khi chỉ có một số em tham gia chơi còn lại ngồi dưới lớp cổ vũ cho các bạn chơi. Do đó để các em tham gia đánh giá trò chơi là tạo điều kiện cho các em tham gia chơi, nói lên tiếng nói của mình. Theo các thầy (cô) thì việc cho các em đánh giá trò chơi cũng không mất nhiều thời gian và có thể linh động được.

Tổng kết, đánh giá trò chơi là khâu cuối cùng nhưng thực sự cũng có nhiều ý kiến, từ nhận thức đến thực tế có sự khác nhau.

Ở biên bản số 1 và biên bản số 3 trong trò chơi tiếp sức khi hai đội chơi xong thì đã có ngay kết quả trên bảng, giáo viên chỉ cần tổng hợp và công bố xem đội nào thắng, đội nào thua. Nhưng ở biên bản số 1, trong trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” giáo viên lấy kết quả đánh giá của trọng tài. Với hình thức này học sinh là người đánh giá, tổng kết trò chơi. Ở biên bản số 3, trong trò chơi “Kiến tha mồi”giáo viên cũng giữ vai trò là người đánh giá, tổng kết trò chơi. Với cách làm ở biên bản số 1, học sinh hứng thú và hào hứng hơn vì các em được gián tiếp tham gia trò chơi do đó mặc dù không được tham gia chơi trực tiếp nhưng các em vẫn vui vẻ, thích thú.

2.3.2.3. Thực trạng về cách thức chọn thời điểm tổ chức trò chơi.

Việc lựa chọn thời điểm để tổ chức trò chơi cho hợp lý cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giờ dạy. Không phải bất kỳ thời điểm nào giáo viên cũng tổ chức trò chơi cho học sinh được. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến

Bảng 3: Ý kiến giáo viên về cách thức lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Toán 2 ở Tiểu học.

Khúc Hải Yến 30 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học

Các khâu tổ chức Số lượng %

Kiểm tra bài cũ 0 0

Hình thành kiến thức mới 6 60

Củng cố bài học 4 40

Dựa vào kết quả điều tra ta thấy 40% giáo viên chọn lựa khâu tổ chức trò chơi là “củng cố bài học”, 60% giáo viên chọn lựa khâu tổ chức trò chơi là “hình thành kiến thức mới”, không có giáo viên nào chọn tổ chức trò chơi ở khâu “kiểm tra bài cũ”. Như vậy, đa số giáo viện lựa chọn tổ chức trò chơi ở khâu “hình thành kiến thức mới” .Khi được hỏi tại sao thầy (cô) lựa chọn như vậy thì họ trả lời rằng: : “không giống như các môn học khác, trong nội dung một tiết Toán bao giờ cũng có hai phần: kiến thức mới và bài tập thực hành. Với cách biên soạn nội dung bài tập như trong sách Toán hiện nay, giáo viên có thể linh hoạt tạo thành trò chơi học tập”. Chẳng hạn với các bài tập về nối (theo mẫu), so sánh số, điền số thích hợp vào ô trống, viếc các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại…giáo viên có thể tạo thành trò chơi tiếp sức. Hay với các bài tập điền Đúng, Sai giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi “Hoa xanh, hoa đỏ”, nghĩa là khi giáo viên đọc phép tính nếu đúng học sinh giơ hoa đỏ, nếu sai giơ hoa xanh. Do đó, học sinh vẫn làm tốt được bài tập mà vẫn được vui chơi. Từ nhận thức đó, trong bài dạy (biên bản số 1 và số 3) các giáo viên đã tiến hành tổ chức trò chơi bằng nội dung các bài tập trong phần thực hành. Với hình thức tổ chức như vậy, học sinh rất thích thú, sung sướng. Các em rất tập trung chú ý, quan sát và cổ vũ cho đội mình.

Bên cạnh ý kiến lựa chọn tổ chức trò chơi ở khâu “hình thành kiến thức mới”, một số giáo viên lựa chọn tổ chức trò chơi ở khâu tổ chức “củng cố bài

Khúc Hải Yến 31 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học

học”. Đối với các giáo viên này khi được hỏi tại sao lại lựa chọn như vậy họ cho rằng: “Việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi có tác dụng rất tốt trong việc tiếp thu kiến thức mới của học sinh, ngoài ra sau giờ học, việc tổ chức trò chơi vừa có tác dụng giải trí, thư giãn vừa có tác dụng giúp học sinh củng cố,khắc sâu những kiến thức vừa học.”

Cuối cùng trao đổi với giáo viên về thời điểm tổ chức trò chơi ở khâu kiểm tra bài cũ thì đều nhận được các ý kiến cho rằng:“Học sinh Tiểu học nhất là ở các lớp đầu cấp rất hiếu động, hay nói và thích vui chơi. Nếu tổ chức trò chơi ở đầu tiết học các em sẽ quá hưng phấn, chỉ thích chơi nên khó tập trung vào bài học”.

Từ thực tế trên cho thấy đa phần ý kiến của giáo viên về lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi là hợp lý và đúng đắn. Tuy nhiên, phương pháp trò chơi không bắt buộc sử dụng ở một thời điểm cố định nào mà bằng năng lực chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của mình giáo viên có thể áp dụng linh hoạt ở bất kỳ thời điểm nào miễn sao kết quả đạt được là cao nhất.

2.3.2.4. Thực trạng về loại bài học sử dụng phương pháp trò chơi.

Việc lựa chọn loại bài học để tổ chức trò chơi học tập hợp lý cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giờ dạy. Để làm rõ vấn đề này tôi đã sử dụng phiếu thăm dò kết hợp với trao đổi trực tiếp với giáo viên.

Sau khi điều tra tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4: Ý kiến của giáo viên về việc lựa chọn loại bài học để tổ chức trò chơi học tập.

Khúc Hải Yến 32 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học

Loại bài học Số lượng %

Học bài mới 3 20

Luyện tập 4 40

Ôn tập 3 40

Kiểm tra 0 0

Bài lên lớp hỗn hợp 0 0

Dựa vào kết quả điều tra ta thấy ý kiến của các thầy (cô) tập trung vào hai loại bài học là loại bài học “luyện tập” và “ôn tập”, một số khác ý kiến thì cho rằng nên lựa chọn loại bài học “học bài mới”, không có ý kiến nào lựa chọn loại bài học “kiểm tra”. Qua trao đổi với các giáo viên tôi được biết: Sở dĩ đa số giáo viên lựa chọn loại bài học “luyện tập” và “ôn tập” là vì “trò chơi thường có tác dụng củng cố tri thức và rèn luyện kỹ năng”. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng chúng ta có thể sử dụng phương pháp trò chơi trong loại bài “học bài mới” vì các thầy (cô) cho rằng: “Sau khi tiếp thu tri thức mới qua trò chơi các em có cơ hội ôn lại nội dung bài và phát huy khả năng tính toán của mình. Đồng thời nó là hình thức giải trí, thư giãn sau một giờ học căng thẳng.” Loại bài “kiểm tra” không được các thầy (cô) lựa chọn vì trong loại bài học này chủ yếu giáo viên chuẩn bị bài kiểm tra để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh nên sử dụng phương pháp này không phù hợp.

Qua việc dự giờ Toán (ở biên bản số 1 và biên bản số 3) giáo viên tổ chức cho học sinh vui chơi trong tiết học. Qua quan sát tôi thấy các em rất hào hứng, vui chơi nhiệt tình tuy nhiên ở biên bản số 1 do lúc trước giáo viên tổ chức liên tiếp hai trò chơi nên khi cuối giờ giáo viên cho học sinh chơi trò chơi các em còn chưa chú ý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khúc Hải Yến 33 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học

Như vậy, đa phần giáo viên lựa chọn loại bài học để tổ chức trò chơi là hợp lý và đúng đắn. Tuy nhiên giáo viên cần linh hoạt trong việc tổ chức hợp lý trò chơi học tập ở các loại bài học để đạt hiệu quả cao nhất.

2.3.2.5. Thực trạng về hình thức tổ chức dạy học

Để tìm hiểu thực trạng về các hình thức tổ chức dạy học sử dụng phương pháp trò chơi tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với các giáo viên. Qua tổng kết những ý kiến của giáo viên tôi đưa ra nhận định: Các giáo viên khi được hỏi đều khẳng định rằng trong năm hình thức tổ chức dạy học thường được sử dụng ở Tiểu học là hình thức bài lên lớp; hình thức tự học ở nhà; hình thức bồi dưỡng, phụ đạo; hình thức tham quan, ngoại khoá; hình thức thảo luận tập thể (xemina) thì chỉ chọn hình thức tổ chức dạy học “lên lớp” để tổ chức trò chơi cho học sinh trong giờ học Toán ở lớp 2. Sở dĩ tất cả các thầy (cô) đều lựa chọn hình thức tổ chức dạy học “lên lớp” là vì các thầy (cô) cho rằng nếu sử dụng ở hình thức tổ chức dạy học khác giáo viên rất khó để kiểm tra và tổ chức. Như vậy, trong quá trình dạy học môn Toán nói chu và trong quá trình dạy học môn Toán lớp 2 hình thức tổ chức dạy học “lên lớp” là hình thức chủ yếu được lựa chọn để tổ chức trò chơi. Tuy nhiên giáo viên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học môn toán lớp 2 của giáo viên một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên (Trang 25 - 33)