9. Các phương pháp nghiên cứu
2.3.4. Thực trạng những khó khăn giáo viên khi sử dụng phương pháp
Để tìm hiểu những khó khăn giáo viên gặp phải khi sử dụng phương
pháp trò chơi tôi tiến hành trò chuyện, trao đổi trực tiếp với giáo viên. Tổng kết các ý kiến của các thầy (cô) tôi đưa ra nhận định:
Một số khó khăn mà giáo viên gặp phải khi sử dụng trò chơi học tập trong giờ học Toán là:
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi còn nhỏ nên rất hiếu động, nghịch ngợm do đó khi chơi còn chưa chú ý, dễ gây mất trật tự trong lớp, làm gián đoạn cuộc chơi. Hơn nữa trong cùng một lớp học sinh có trình độ khác nhau, điều này sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi thiết kế trò chơi.
Hai trường Tiểu học mà tôi tiến hành điều tra đều nằm ở trung tâm của thị xã, là nơi tập trung rất đông dân cư nên các lớp đều có sĩ số cao, bàn ghế rất nhiều gây khó khăn cho việc tổ chức các trò chơi cần không gian, cần di chuyển nhiều, gây khó khăn cho giáo viên trong việc quản lý lớp. Hơn nữa, để tổ chức trò chơi học tập giáo viên phải tổ chức rất nhiều phương tiện dạy học vì vậy việc chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học cũng là một trong những khó khăn của giáo viên vì không phải bất kỳ trường nào cũng trang bị đầy đủ các đồ dùng đó.
Khúc Hải Yến 35 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học
Thời gian của một tiết học cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên khi tổ chức trò chơi học tập. Thời gian của một tiết học là từ 35 đến 40 phút, trong khi giáo viên phải tổ chức rất nhiều hoạt động, vì vậy nếu phân phối thời gian không hợp lý thì giáo viên dễ bị cháy giáo án.
Trên đây là một số khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong giờ học Toán.