Tăng cƣờng giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện công tác quản trị hoạt động thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế thành phố biên hoà (Trang 76 - 77)

- Thu tiền sử dụng đất: đạt 81% so dự toán năm 2013, giảm 11% so năm trước; số thu này chủ yếu là thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân xin cấp

3.2.1.2Tăng cƣờng giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế

c) Thu nợ thuế:

3.2.1.2Tăng cƣờng giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế

- Trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 của nước ta đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có đặt ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 70% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện tử, 60% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet, tỷ lệ Tờ khai thuế được kiểm tra qua phần mềm ứng dụng của CQT là 95% và đến năm 2020 tỷ lệ này là 100%....Chính vì vậy ngay từ bây giờ, Chi cục thuế thành phố Biên Hòa cần có kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh việc áp dụng CNTT vào công tác quản lý thuế. Các chương trình ứng dụng giữa các Cơ quan ban nghành liên kết với nhau như Sở kế hoạch đầu tư – Thuế - Kho bạc - Ngân hàng nhằm theo dõi tình hình đăng ký, kê khai, thu nộp thuế trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, giảm thời gian, chi phí, khối lượng công việc, giảm tiêu cực gây phiền hà cho người nộp thuế.

- Chi cục Thuế cần tiến hành phân loại các đối tượng hộ kinh doanh để có biện pháp quản lý thu thuế phù hợp:

+ Đối với các hộ kinh doanh có địa điểm cố định yêu cầu đảm bảo 100% các hộ thực tế có kinh doanh phải được đưa vào quản lý thu thuế, kể cả các hộ đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã có MST và các hộ chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chưa có MST.

+ Đối với các hộ kinh doanh không có địa điểm cố định, kinh doanh sáng, tối yêu cầu Đội thuế phải phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương để nắm bắt địa chỉ thường trú của các hộ này để có cơ sở quản lý thu thuế. Trước mắt phấn đấu tối thiểu phải có trên 70% số hộ được đưa vào quản lý thu thuế và tỷ lệ này phải được nâng dần lên qua từng năm.

+ Đối với các hộ nộp thuế khoán có số thuế phải nộp ổn định hàng tháng, Chi cục Thuế nên mạnh dạn giao khoán toàn bộ số thu của các hộ này cho đội ngũ cán bộ uỷ nhiệm thu, hàng tháng cán bộ uỷ nhiệm thu có trách nhiệm đôn đốc, thu nộp và báo cáo kết quả về Đội thuế. Cán bộ đội thuế chỉ nên làm công tác kiểm tra và điều chỉnh doanh số khi cần thiết.

Bảng 3.1 Bảng phân loại đối tƣợng hộ kinh doanh cá thể đƣợc quản lý

ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÝ NỘI DUNG QUẢN LÝ

1. Hộ kinh doanh có địa điểm ổn định Quản lý tốt việc đăng ký, kê khai và thu nợ thuế

2. Hộ kinh doanh không có địa điểm ổn định

Quản lý tốt thông tin người nộp thuế, nhất là địa chỉ thường trú để đôn đốc thu thuế 3. Hộ đã đăng ký kinh doanh Quản lý tốt ngành nghề kinh doanh đã

đăng ký và ngành nghề đang kinh doanh 4. Hộ chưa đăng ký kinh doanh Quản lý tốt ngành nghề thực tế đang kinh

doanh để phục vụ công tác thu thuế 5. Hộ nộp thuế theo hình thức kê khai Quản lý tốt việc sử dụng hóa đơn bán

hàng và việc kê khai nộp thuế 6. Hộ nộp thuế theo hình thức khấu

trừ

Quản lý tốt việc thực hiện kê khai chi phí đầu ra, đầu vào đúng theo quy định

7. Hộ nộp thuế theo hình thức khoán Quản lý tốt việc điều tra doanh số chặt chẽ đúng với doanh số thực tế

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Biên Hoà).

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện công tác quản trị hoạt động thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế thành phố biên hoà (Trang 76 - 77)