- Thu tiền sử dụng đất: đạt 81% so dự toán năm 2013, giảm 11% so năm trước; số thu này chủ yếu là thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân xin cấp
c) Thu nợ thuế:
3.1 Định hƣớng phát triển công tác quản trị hoạt động thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trong thời gian tớ
kinh doanh cá thể trong thời gian tới
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội thì số lượng các hộ KDCT trên địa bàn thành phố Biên Hòa cũng tăng khá nhanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng. Trong năm 2013, có 1.025 hộ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lũy kế tính đến 31/12/2013 tăng lên thành 20.033 hộ.
Vấn đề quản lý thu thuế đối với hộ KDCT đã ngày càng được quan tâm hơn, số hộ hàng năm đưa vào diện quản lý thu thuế cũng tăng lên. Hàng năm các hộ KDCT cũng đã đóng góp đáng kể vào số thu cho ngân sách địa phương.
Định hƣớng chung:
- Nhà nước cần xây dựng và ban hành thêm các chính sách thuế cụ thể, minh bạch, rõ ràng và phù hợp với từng đối tượng nộp thuế.
- CQT cần chủ động chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011. Mục tiêu, yêu cầu của cải cách là xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và Lệ phí nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Sắp xếp, bố trí cán bộ một cách hợp lý, đồng thời phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ.
- Đẩy mạnh áp dụng CNTT vào công tác quản lý thuế nhằm giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế. Phấn đấu đến năm 2015 có 70% người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà CQT cung cấp, có tối thiểu 95% số tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của CQT.
nhiệm về việc kê khai của mình. CQT chỉ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu tốt đa các thủ tục, hồ sơ không thật sự cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế, nợ đọng thuế dây dưa kéo dài.
- CQT cần đẩy mạnh, chủ động, sáng tạo hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế, đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế; đồng thời cải thiện công tác kiểm tra, thanh tra nhằm chống thất thu thuế, chú trọng tuyên truyền giáo dục nghĩa vụ của công dân trong việc nộp thuế cho Nhà nước, tuyên truyền tạo thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa dịch vụ cho người dân. Bên cạnh đó, cần chủ động tham mưu để bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế cho phù hợp với đối tượng quản lý.
- Chi cục Thuế cần tổ chức rà soát các ngành hàng, các hộ kinh doanh lớn để đảm bảo thu sát với doanh số thực tế, cải thiện công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thống kê và sử dụng hóa đơn, chứng từ để hạn chế việc trốn lậu thuế, đồng thời tổ chức khai thác các nguồn thu mà các hộ KDCT chưa kê khai nhất là các loại hình kinh doanh bán thời gian, địa điểm kinh doanh không cố định... Tổ chức tốt công tác thu nợ, hạn chế tối đa nợ đọng khó thu.
- Các cơ quan hữu quan, nhất là Chính quyền các phường xã cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với CQT, tránh tình trạng coi nhiệm vụ thu thuế là của CQT nên thiếu sự quan tâm.
- Chính quyền các phường xã cần phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý thuế. Chi cục Thuế cần xem xét, kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ, sắp xếp, bố trí lực lượng phù hợp với năng lực công tác, phạm vị địa bàn và số lượng đối tượng quản lý, cải thiện phối hợp với Chính quyền và Hội đồng tư vấn thuế của các phường xã cũng như các ban ngành, đoàn thể trong việc rà soát địa bàn, quản lý đối tượng, chống sót hộ.