Câu 23. Các phương pháp thi công mở rộng nền đg đắp

Một phần của tài liệu Đề cương xây dựng đường f1 (Trang 53 - 55)

Thi công phần nền đắp mở rộng phải giải quyết được vất đề lấy đất đắp ở đâu cùng với vấn đề chọn biện pháp thi cong tùy theo bề rộng mở them và chiều cao nền đắp. Dùng đất đắp tốt nhất cùng loại nền đg cũ hoặc nếu không có thì chọn đất thoát nước tốt.

Biện pháp thi công như sau:

+Xử lý nền đất tự nhiên trước khi đắp nền mở rộng: đắp đaats hữ cơ, vét bùn…

+Để đảm bảo tiếp xúc tốt giữa phần nền mới với nền cũ, và bảo đảm cường độ phần nền mới đắp, nên yêu cầu chung với mọi trường hợp đều phải đánh cấp mái taluy nền đắp cũ trước khi đắp phần mở rộng

+Phải đắp theo từng lớp nằm ngang từ dưois lên, có đầm nén đạt độ chặt yêu cầụ Trước khi đắp lớp tiếp theo phải được tư vấn giám sát nghiệm thu độ chặt. Tuyệt đối không đắp mở rộng theo lối lần ngang, vì như vậy không đảm bảo đầm né, mưa lũ dễ làm lún gây ra sụt lở

+tùy theo bề rộng phần nền mở rộng mà có thể thi công băng máy hay thủ công, hoặc kết hợp. Có các trường hợp sau:

-Thợp bề rộng mở thêm đủ rộng để máy có thể đi lên đc và đất lấy từ thùng đấu ngay bên cạnh thì vẫn có thể dùng máy ủi đẩy đất lên hoặc dùng máy xúc chuyển đi theo sơ đồ hình líp hoặc các sơ đồ khác để đắp phần mở rộng. Trong đkiện địa hình bằng phẳng và đoạn đắp tg đối dài cũng có thể dùng máy xúc chuyển cao

-Thợp bề rộng mở thêm hẹp 3-4m hoặc thợp đắp đất trên sườn dốc mà phần mở thêm lại ở phía thấp thì ko thể dùng máy lấy đất trực tiếp từ các thùng đấu bên cạnh để đắp đc, lúc này hoặc là dùng bpháp tcông thủ công hoặc là dùng phương án chuyển đất bằng các loại máy (ủi, xúc, chuyển, otọ.) từ các đoạn nền đào mở rộng hay từ các mỏ đất dọc tuyến. Sau đó từ trên phần đg đẩy đất xuống đắp các phần mở rộng. Đất đổ xuông đến đâu dùng nhân lực san thành lớp và đầm nén lớp đó.

- Trong các trường hợp nói trên nói chung nên dùng máy đầm có khả năng làm việc trên diện công tác hẹp như đầm nhảy cóc diezen, đầm bản hoặc các loại máy ủi máy xúc chuyển (trường hợp thi công bằng các máy này) để tiến hành đầm nén đất. Chỉ nên đưa các loại máy lu xuống khi địa hình cho phép, khối lượng công tác lớn, đắp mở thêm trên các đoạn dài và đặc biệt là bề rộng mở thêm đủ rộng (>4m)

Vừa mở rộng vừa thay đổi độ cao

- cần phải tùy theo bề dày cần tôn cao so với mặt đường cũ là lớn hay nhỏ để có biện pháp thích hợp:

+Thiết kế tuyến nâng cấp phải xử lý sao cho tận dụng được mặt đường cũ, cũng như tránh tình trạng phải đắp thêm lên 1 lớp quá mỏng trên mặt đường cũ rồi mới làm mặt đường mới

+ Nếu bề dày cần tôn cao chỉ lớn hơn đường cũ không nhiều lắm thì nếu không sợ quá tốn kém, có thể đề xuất tăng chiều dày tầng vật liệu rẻ tiền trên kết cấu mặt đường để đạt được độ cao thiết kế mới, chứ không cần đắp cao nền đường.

+ nếu chiều dày tôn cao tương đối lớn, cần xem xét xem có nên đào lấy lại lớp vật liệu mặt đường, sau đó đắp cao nền không, hay là đắp trực tiếp lên lớp mặt đường cũ. Trường hợp vật liệu địa phương khan hiếm, lớp đất cần đắp them quá mỏng thì nên đào lấy lại vật liệu mặt đường cũ, lúc này cần sử dụng máy cày mặt đường cũ và dung máy san hoặc ủi đánh đống tải những chỗ không gây trở ngại cho quá trình TC tiếp theo

+1 biện pháp khác để thi công nền đường đắp tương đối thấp trên các tuyến nâng cấp mở rộng là phá bỏ phía nền đắp cũ, và lấy đất đó đắp sang phần nền mở rộng, cho đến khi nào cao độ giữa nền cũ và phần mở rộng bằng nhau, thì tiếp tục lấy đất ở thùng đấu nơi khác đắp lên đến cao độ thiết kế. Ưu điểm của biện pháp này là hoàn toàn thi công được bằng cơ giới ngay cả trường hợp nền đắp có bề rộng mở them chật hẹp. Đồng thời đảm bảo chất lượng đầm nén, vì cường độ nền đường được đồng đều trên toàn bộ nền nâng cấp mở rộng. Nhược điểm là không tận dụng được mặt đường cũ, cũng như nền cũ có cường độ cao nhờ đã trải qua thời gian dài tác dụng tải trọng xe chạy, đồng thời gây khó khăn về giao thong khi phá bỏ phía nền cũ

+ để tranh thủ sử dụng cơ giới nhằm tăng tốc độ thi công trong trường hợp nền đắp có bề rộng mở them hẹp đôi khi cũng phải chịu đắp rộng hơn so với bề rộng thiết kế, sao cho máy có đủ diện công tác cần thiết (>=4m) dù rằng có thể chịu them chi phí do khối lượng đắp tăng lên

-Để đảm bảo giao thong trong quá trình thi công nền đắp tuyến nâng cấp mở rộng cũng cần chú ý các biện pháp như đã nói ở trên đối với quá trình thi công nền đào trên tuyển nâng cấp:

+ đất dùng đắp them phải san ủi đánh đống, tại những chỗ không gây trở ngại thi công, gạt sạch đất rơi vãi trên mặt đường cũ để đề phòng mưa xuống gây trơn lầy

+ Đảm bảo thoát nước thi công tốt

Câu 24. Nêu các phương pháp xây dựng nền đắp trên đất yếủ Trình bày biện pháp xử lý nền đất dưới tác dụng của thời gian và tải trọng

Một phần của tài liệu Đề cương xây dựng đường f1 (Trang 53 - 55)