Vài nét về dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỮU CƠ Ở CÁCTRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 107 - 108)

- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, chúng ta xây dựng được hệ thống tình huống sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng giao

1 Bộ môn Tâm lý Giáo dục, trường Đại học Hồng Đức

2.1. Vài nét về dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học GQVĐ hay còn có các tên gọi khác như dạy học dựa trên vấn đề, dạy học định hướng vấn đề… đã được các nhà nghiên cứu giáo dục ở nhiều nước quan tâm. Dạy học nêu và GQVĐ bắt đầu được quan tâm nghiên cứu sâu sắc từ cuối

thế kỷ 19 ở các nước châu Âu và được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi vào những năm 70 của thế kỷ 20 mà những thành tựu và ứng dụng của nó luôn gắn với tên tuổi của các nhà giáo dục Ba Lan và Liên Xô (cũ) như V.Okôn (10 ), I.Ia Lecne (8 ), N.G Kazansky, T.S Nazarova (7). Nếu như dạy học nêu và GQVĐ được các nhà giáo dục Ba Lan, Liên Xô (cũ) nghiên cứu và vận dụng trong dạy học các môn khoa học tự nhiên, xã hội ở các trường phổ thông thì gần đây, đã có nhiều nhà giáo dục ở các nước như Mỹ, Canada, Hà Lan, Ôxtrâylia, New Zealand đi sâu nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy, đào tạo đại học, đặc biệt là đào tạo y khoa của trường McMaster, Canada. Tiêu biểu là một số nhà nghiên cứu giáo dục như: Hmelo Silver (16), Claire Major (17 ) Barbara Duch, Susan Gron (12 ) Howard Barrows (11) Donal R. Wood (15), David Boud, Grahame Feletti (13), Diana Dolmans (14), Wim Gijseliaers (18). Ở Việt nam cũng có nhiều nhà giáo dục quan tâm, nghiên cứu về dạy học nêu vấn đề, dạy học giải quyết vấn đề như: Nguyễn Ngọc Quang (10 ), Nguyễn Ngọc Bảo (1), Trần Văn Hà, Vũ Văn Tảo (9 ) đã nghiên cứu dạy học nêu và GQVĐ, dạy học dựa trên vấn đề dưới các góc độ khác nhau như mục tiêu, tác dụng của dạy học nêu và GQVĐ; những thách thức, khó khăn của dạy học nêu và GQVĐ; vai trò của giảng viên, người cố vấn trong dạy học nêu và GQVĐ; các chiến lược dạy học của giảng viên, chiến lược GQVĐ của sinh viên, đặc trưng của dạy học GQVĐ; tình huống dạy học trong dạy học nêu và GQVĐ… Có thể thấy rằng, các nhà giáo dục trong và ngoài nước đã rất quan tâm, nghiên cứu lý luận cũng như ứng dụng của dạy học GQVĐ trong dạy học nói chung, trong dạy học các môn khoa học cơ bản trong các trường phổ thông, trong đào tạo SV các trường đại học và xem đây là một trong những tiếp cận mới trong lý luận dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tính tích cực nhận thức, khả năng tư duy và GQVĐ cho người học. Trong dạy học GQVĐ, nhân tố trung tâm chính là vấn đề học tập, tình huống dạy học - yếu tố tạo nên môi trường học tập và kích thích tính tích cực nhận thức của người học để nhận thức và mong muốn GQVĐ; GV không trực tiếp tổ chức cho HS chiếm lĩnh nội dung học tập mà thông qua việc xây dựng vấn đề học tập, THDH để tổ chức cho người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hình thành thái độ, tình cảm. Vì vậy, việc xây dựng các dạng THDH, hình thức biểu đạt THDH là một công việc quan trọng đóng góp cho sự thành công trong dạy học GQVĐ.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỮU CƠ Ở CÁCTRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 107 - 108)