TÀI KHOẢN 621-sản xuất chính Tháng 12 năm 2007
CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI TK ĐỐI SỐ PHÁT SINH
Ngày Số Nợ Có …. … … … … … 10/12/07 748/12 Xuất thạch cao- xưởng xi măng HT1 152108 1.655.349.377 … … … … 31/12/20 07 Chi phí SXKDDD xi măng bột HT1 154141 24.595.176.978 … … … … Cộng phát sinh 95.190.019.967 95.190.019.967
Bảng 2.2: Sổ Cái tài khoản 621 2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty xi măng Hoàng Thạch là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào chi phí sản xuất. Ngoài ra, trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm tiền ăn ca, tiền độc hại, tiền làm thêm giờ…
Căn cứ vào đơn giá tiền lương và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế trong tháng, quỹ lương của đơn vị được xác định:
Quỹ lương tháng = Sản lượng x Đơn giá x Hệ số thành tích đơn vị
Hàng năm, công ty rà soát lại định biên lao động và xây dựng đơn giá tiền lương, nếu đơn vị giảm được 1% lao động thì lao động tính đơn giá tiền lương chỉ phải giảm 0,5%. Khi lao động trong đơn vị tăng hoặc giảm so với định biên ban đầu
không tăng nhiệm vụ).
Với đặc điểm sản xuất là trải qua các bước, các công đoạn để tạo ra sản phẩm, do vậy Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương trả cho người lao động bao gồm 2 phần:
Phần 1: tiền lương trả cho người lao động theo hệ số lương, gọi là lương cơ bản.
Phần 2: tiền lương trả cho người lao động theo chức danh công việc tức là gắn với độ phức tạp của công việc, mức độ hoàn thành và số ngày làm việc thực tế, gọi là lương chức danh. Căn cứ vào mức độ đóng góp của từng người lao động, các đơn vị được phép tăng, giảm 5% hệ số lương chức danh( trừ các chức danh trưởng ca, đội trưởng trở lên) được quy đinh tại tại quy chế trả lương theo quyết định số 1982/XMHT-TCLĐ ngày 10/9/2003.
• Quy trình kế toán tính lương:
Hàng ngày, tại các phân xưởng, các tổ trưởng tiến hành châm công lao động cho từng công nhân viên trong tổ trên Bảng chấm công. Hàng tháng, các đơn vị nộp bảng chấm công và bảng xác định quỹ lương sản phẩm cho phòng Tổ chức lao động. Phòng Tổ chức lao động duyệt phương án phân phối tiền lương và quản lý quỹ tiền lương của các đơn vị. Phòng Kinh doanh, phòng Kỹ thuật sản xuất, Tổng kho, hang tháng có trách nhiệm xác nhận khối lượng và chất lượng sản phẩm cho các đơn vị để làm cơ sở cho việc thanh quyết toán tiền lương.
Tại phòng kế toán, căn cứ vào tổng tiền lương cơ bản trong tháng và đơn gía tiến lương đã được duyệt, kế toán tổng hợp lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tiền BHXH, BHYT được tính theo lương cơ bản có quyết toán hàng quý, được phân bổ cho từng công đoạn dựa trên tỷ lệ lương của từng công đoạn đó chiếm trên tổng quỹ lương.
BHXH chiếm 15% lương cơ bản BHYT chiếm 2% lương cơ bản
Kinh phí công đoàn được tính 2% trên tổng quỹ lương thực hiện, được phân bổ dựa trên quỹ lương của từng công đoạn nhân với 2%.
Tiến ăn ca, độc hại căn cứ vào số thực tế chi hàng tháng của từng công đoạn. Ví dụ:
Kinh phí công đoàn công nhân trực tiếp sản xuất xi măng bột dây chuyền 1 692.740.737 x 2% = 13.854.815 đồng
• Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
• Tài khoản sử dụng
Để theo dõi chi phí nhân viên trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được chi tiết thành tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương công nhân trực tiếp: BHXH, BHYT, KPCĐ và được chi tiết cho từng công đoạn sản xuất, từng dây chuyền sản xuất.
TK6221: tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất TK62212: tiền lương CNTT sản xuất bột liệu
TK622121: tiền lương CNTT sản xuất bột liệu dây chuyền 1 TK622122: tiền lương CNTT sản xuất bột liệu dây chuyền 2 ….
TK62215: tiền lương CNTT sản xuất xi măng bao TK6222: BHXH công nhân trực tiếp sản xuất TK6223: BHYT công nhân trực tiếp sản xuất TK6224: KCĐ công nhân trực tiếp sản xuất. ∗ Hạch toán chi tiết
Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng chi tiết cho từng công đoạn sản xuất và từng dây chuyền sản xuất. Sau đó, kết chuyển sang TK154 để tiến hành tính giá thành sản phẩm sản xuất