Giải pháp 2 “Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

Một phần của tài liệu Kế toán bán mặt hàng thiết bị tin học tại Công ty TNHH Công nghệ Vạn Phúc (Trang 55 - 59)

Lý do đưa ra giải pháp:

Kinh tế thị trường biến động, lạm phát, lãi suất ngân hàng thay đổi đặc biệt là khoa học-kỹ thuật, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các thiết bị tin học ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, tính năng. Chính vì vậy mà giá cả của các mặt hàng này lên xuống liên tục theo các thời kỳ. Giá của chúng trên thị trường có thể giảm xuống so với giá gốc. Theo Báo cáo xuất nhập tồn của công ty, em đã nhận thấy sự giảm giá của một số mặt hàng máy tính, thiết bị tin học mà công ty đã phải bán lỗ trong kỳ, giá của chúng hiện cao hơn với giá thị trường. Điều này cho thấy việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là rất cần thiết. Và để thực hiện nguyên tắc thận trọng, kế toán của công ty cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho hàng hóa.

Giải pháp thực hiện

Theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 kèm theo thông tư 89/2013/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2013 hướng dẫn chế dộ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Về đối tượng trích lập dự phòng:

Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển...), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.

Về phương pháp lập dự phòng:

Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng

giảm giá vật tư hàng hóa

=

Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính X Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho Về phương pháp xử lý khoản dự phòng:

Tại mỗi thời điểm lập BCTC, doanh nghiệp phải xem xét số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập và số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập:

- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ.

- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Để phán ánh tình hình trích lập dự phòng và xử lý khoản tiền đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159. “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.

Nội dung: Dùng để phản ánh toàn bộ giá trị dự tính bị giảm sút so với giá gốc của hàng tồn kho nhằm ghi nợ các tài khoản lỗ hay phí tổn có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn, tài khoản 159 mở cho từng loại hàng tồn kho.

Kết cấu TK 159.

- Bên Nợ: Hoàn nhập số dư phòng cuối niên độ trước. - Bên Có: Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Số dư Có: Phản ánh số trích lập dự phòng hiện có.

Về phương pháp kế toán vào tài khoản này như sau.

Cuối niên độ kế toán, so sánh dự phòng năm cũ còn lại với số dư phòng cần trích lập cho niên độ mới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm giá vốn hàng tồn kho:

Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632: Giá vốn hàng bán.

Ngược lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới kế toán tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

3.2.4.Giải pháp khác:”Phương thức bán hàng theo phương thức bán đại lý”

Lý do đưa ra giải pháp:

Hiện tại công ty sử dụng hai phương thức bán hàng là bán buôn qua kho và bán lẻ. Công ty TNHH Công nghệ Vạn Phúc kinh doanh rất nhiều mặt hàng, các thiết bị tin học giờ đang rất phổ biến trên thị trường với nhiều sự cạnh tranh từ phía thị trường. Vì thế công ty nên thực hiện phương thức giao bán đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng với các cửa hàng chi nhánh nhỏ để có thể tăng số lượng hàng bán ra, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng phạm vi kinh doanh của mình.

Giải pháp thực hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty nên giao bán đại lý cho các cửa hàng chi nhánh nhỏ ở trong nước để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh, thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. Phương pháp giao hàng đại lý như sau:

Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT.

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. - Hợp đồng giao bán đại lý.

- Hóa đơn cước phí vận chuyển.  Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 157 để phản ánh trị giá hàng gửi bán đại lý.  Phương pháp kế toán doanh nghiệp là bên giao đại lý:

- Khi doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở nhận đại lý:

Khi xuất kho giao cho đại lý kế toán ghi tăng TK 157: Trị giá thực tế xuất kho, ghi giảm TH 156: Trị giá số hàng hóa đem đi giao.

Nếu doanh nghiệp mua hàng sau đó chuyển thẳng cho đại lý thì hạch toán tăng TK 157: trị giá hàng gửi bán, tăng TK 133: Thuế GTGT đầu ra và tăng TK 331: Phải trả người bán, hoặc giảm TK tiền : TK 111, 112,...

- Nếu phát sinh chi phí trong quá trình giao bán đại lý.

Nếu doanh nghiệp chịu thì phản ánh khoản chi phí này vào chi phí bán hàng. Kế toán ghi tăng TK 6421: Chi phí bán hàng, tăng TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và tăng khoản phải trả TK 331 hoặc giảm các TK tiền: TK 111,112.

Nếu doanh nghiệp chi hộ cho bên đại lý thì phản ánh vào TK 138: phải thu khác. Kế toán ghi tăng TK 1388 vă ghi giảm TK tiền: TK 111, 112 hoặc ghi giảm TK 131.

- Ghi nhận doanh thu, giá vốn:

Khi doanh nghiệp nhận được bảng thanh toán hàng bán đại lý, ký gửi do cơ sở nhận đại lý lập và các chứng từ thanh toán, kế toán ghi nhận doanh thu và hoa hồng đại lý dành cho bên nhận đại lý:

Trường hợp bên nhận đại lý đã khâu trừ luôn hoa hồng thì kế toán ghi tăng các TK Tiền: TK 111, 112: dố tiền thực nhận theo giá thanh toán, ghi tăng tK chi phí bán hàng TK 6421: Hoa hồng đại lý, Tăng TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và ghi tăng TK 511: doanh thu theo giá chua có thuế GTGT cả hàng hóa đã bán, ghi tăng TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.

Trường hợp đơn vị nhận hàng đại lý không khấu trừ ngay tiền hoa hồng thì kế toán hạch toán như sau :

- Ghi nhận doanh thu : Tăng các TK 111, 112, 131, tăng TK 511 theo giá chua có thuế GTGT, tăng TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.

- Khi tính và thanh toán số tiền hoa hồng cho cơ sở nhận đại lý, kế toán ghi tăng TK 6421: khoản hoa hồng phải trả, tăng TK 133: Thuế GTGT đầu ra, ghi giảm các TK 111, 112.

Đồng thời với việc ghi nhận doanh thu, kế toán ghi nhận giá vốn cho số hàng gửi đại lý đã xác định là tiêu thụ. Kế toán ghi tăng TK 632: Giá vốn hàng bán và ghi giảm cho TK 157: trị giá hàng gửi bán đại lý.

Một phần của tài liệu Kế toán bán mặt hàng thiết bị tin học tại Công ty TNHH Công nghệ Vạn Phúc (Trang 55 - 59)