Nhận thức những kiến thức văn hóa trong nhà trường

Một phần của tài liệu Đồng dao và vai trò của đồng dao trong việc góp phần giáo dục toàn diện học sinh tiểu học (Trang 40 - 43)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.3. Nhận thức những kiến thức văn hóa trong nhà trường

Có thể nói từ xa xưa nhân dân ta đã quen dần với phương châm “Học

mà chơi, chơi mà học” trong lí luận giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế

trẻ em hát, trẻ em chơi đã tồn tại từ lâu đời trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta cùng hệ thống đồng dao với nhiều hình thức, nhiều thể loại và đã được trẻ em sáng tạo, truyền miệng, kế thừa và phát triển phong phú từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới sự hướng dẫn của người lớn theo tinh thần chơi mà học, học mà chơi nhằm phát triển tình cảm, tư duy từ thấp đến cao phù hợp với tâm lí trẻ em.

Với các em học sinh Tiểu học đồng dao có thể vừa là hình thức sinh

hoạt tập thể vui chơi giải trí đồng thời cũng là một dạng “trường học dân

gian” đặc biệt truyền dẫn những kiến thức sách vở đơn giản. Kết hợp với trò

chơi, câu hát đồng dao của trẻ em lồng ghép trong đó những kiến thức bổ ích. Các em không chỉ được vui chơi giải trí qua những câu hát đồng dao mà các em còn có cơ hội tiếp cận với những kiến thức đơn giản của các môn học trong nhà trường như môn Toán, Tiếng Việt, Địa Lý, Lịch Sử,... từ đó giúp các em nắm vững kiến thức của những môn học đó. Ví như những lời đồng dao trong trò chơi “Chuyền thẻ” có thể giúp các em nhận thức các kiến thức về Toán, Tiếng Việt. Kết hợp vừa hát, vừa chơi trong lời đồng dao “Chuyền thẻ” các em có thể vừa chơi, vừa tập đếm, vừa thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia một cách sinh động. Các em đếm từ một đến mười một cách

có hình ảnh “que mốt, que mai, con trai, con hến, con nhện, chăng tơ, quả

đôi chị, đôi cái bị, đôi cành hoa, đôi lên ba...”. Rồi phép cộng “tư ông sư, tư bà vãi, hai lên năm, năm con tằm, năm lên sáu, sáu củ ấu, bốn lên bảy... ”.

Có mười que chuyền giống như mười que tính để chơi các bàn từ một lên mười, các em có thể thay đổi hàng chục phép tính khác nhau. Đây là một cách giúp các em vừa chơi, vừa học đầy hiệu quả. Bên cạnh đó, qua trò chơi này các em học sinh còn có cơ hội mở rộng vốn từ ngữ trong môn Tiếng Việt. Đó là vốn từ về động vật như con trai, con hến, con nhện,... hay vốn từ về thực vật như lá đa, lá đề, quả mơ, quả mận... và còn có cả đồ ăn như xôi, thịt; động tác như chăng tơ, ngả xuống đất, cất lên luống,... Có thể nói rằng, tiếp xúc với trò chơi “Chuyền thẻ” học sinh không chỉ có một kho tàng kiến thức môn học bổ ích mà còn có cơ hội rèn luyện trí nhớ, rèn luyện bàn tay khéo léo, trí thông minh sáng tạo của bản thân mình. Từ đó góp phần giáo dục mạnh mẽ đến sự lĩnh hội và phát triển năng lực nhận thức của các em. Hay trò chơi “Đánh ô ăn quan” dạy cho các em tính nhẩm về chia, trừ, quan sát chiều ngược, chiều xuôi để động não một cách tự lực chỉ có bạn mà không có thầy.

Kiến thức môn học đặc biệt là môn Toán còn được đưa vào rất nhiều bài đồng dao. Chẳng hạn như trong bài đồng dao “Dềnh dềnh, dàng dàng” thì kiến thức về phép nhân được đưa vào rất độc đáo giúp các em dễ dàng hơn trong việc học thuộc các bảng nhân trong toán học :

“Một người hai chân Hai người bốn chân Ba người sáu chân Bốn người tám chân...”

Hay trong bài “Đếm sao” các em có thể học các số đếm một cách vui vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nề như một số bài học:

“Một ông sao sáng Hai ông sáng sao Ba ông sao sáng...”

Có thể thấy rằng khi đặt những kiến thức của các môn học bên cạnh những hình ảnh ngộ nghĩnh, gần gũi quen thuộc sẽ gây hứng thú, thu hút các em, từ đó tạo điều kiện cho các em tiếp thu những kiến thức đó một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Nước ta với nhiều địa danh, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng không dễ gì mà các em học sinh có thể biết đến nhưng thông qua đồng dao

các em như được gặp một người “hướng dẫn viên du lịch” có thể đưa các em

đi tham quan các danh thắng nổi tiếng trên khắp mọi miền của tổ quốc. Đó là danh lam thắng cảnh ở thủ đô Hà Nội:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng lên non nước này ?”.

Đó là danh lam thắng cảnh ở Nghệ An:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.

Hay danh lam thắng cảnh ở thành phố Huế:

“Đất Thừa Thiên trai hiền gái lịch Non xanh, nước biếc, điện ngọc, đền rồng

Tháp bảy tầng Thánh Miếu, Chùa Ông Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Hòa”.

Qua những bài đồng dao như thế, các em sẽ được biết đến rất nhiều địa danh nổi tiếng của nước ta từ Bắc vào Nam, từ miền ngược đến miền xuôi. Đó là những kiến thức về địa lí hết sức hữu ích với các em. Không những

thế, thông qua những bài đồng dao này các em còn được bổ sung những kiến thức lịch sử gằn liền với mỗi địa danh. Từ đó bổ trợ cho các em những kiến thức đầy ý nghĩa và bổ ích về địa lí cũng như lịch sử của nước ta giúp các em

thấy được một dân tộc giàu truyền thống để thêm yêu, thêm quý, thêm tự hào.

Như vậy, có thể khẳng định rằng kho tàng đồng dao giống như một cuốn bách khoa cung cấp những kiến thức đầy hữu ích cho trẻ em nhất là các em lứa tuổi Tiểu học. Với những câu hát vần vè có nhịp điệu đầy vui tươi

ngộ nghĩnh, với phương thức “Học mà chơi, chơi mà học”, đồng dao giúp

các em nhận thức được những kiến thức văn hóa bổ ích, thú vị trong nhà trường. Đây chính là cơ sở để các em có thể tiếp nhận những kiến thức văn hóa cao hơn khi học ở những bậc học tiếp theo.

Tìm hiểu cuốn Đồng dao Việt Nam của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân

chúng tôi có bảng thống kê những lời đồng dao giáo dục nhận thức cho học sinh Tiểu học.

(Xin xem Phụ lục)

2.3. Đồng dao và vai trò của đồng dao trong việc góp phần giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Đồng dao và vai trò của đồng dao trong việc góp phần giáo dục toàn diện học sinh tiểu học (Trang 40 - 43)