Đồng dao và vai trò của đồng dao trong việc góp phần giáo

Một phần của tài liệu Đồng dao và vai trò của đồng dao trong việc góp phần giáo dục toàn diện học sinh tiểu học (Trang 27 - 30)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1. Đồng dao và vai trò của đồng dao trong việc góp phần giáo

chất cho học sinh Tiểu học

Học sinh Tiểu học rất hiếu động, luôn ở trạng thái hoạt động không chịu ngồi yên một chỗ do vậy việc củng cố và tăng cường sức khỏe là hết sức quan trọng và cần thiết. Khi các em tham gia các trò chơi như Rồng rắn lên

mây, Thả đỉa ba ba,... có tác dụng rèn luyện sức khỏe cho các em giúp các

em có một cơ thể cân đối và hài hòa. Với khúc đồng dao “Nu na nu nống” khi tham gia trò chơi thì 2, 3 em ngồi xúm vào nhau, cùng duỗi chân ra. Một em đập nhẹ vào chân từng người, mỗi cái đập hát một câu:

“Nu na nu nống Cái Bống nằm trong... Bà tôi nấu chè

Tò he cống dụt...”

Đến chữ “dụt” trúng vào chân ai, em đó phải đứng lên nhảy lò cò một vòng quanh các bạn rồi lại ngồi chơi tiếp. Với trò chơi này không chỉ giúp các em hoàn thiện hệ vận động mà còn phát triển hệ thần kinh, các em phải tập phản xạ nhanh tập trung chú ý để dụt chân kịp thời mà không bị đập vào chân. Hay khi tham gia trò chơi “Văng cun cút” các em học sinh có điều kiện phát triển thể lực toàn diện đặc biệt là hệ hô hấp và hệ cơ. Mỗi em có một que roi tre khoảng 3 – 4 gang tay đầu to, đầu nhỏ, dẻo, đàn hồi. Mỗi em có một nắm đất sét dẻo vê thành viên to bằng quả ổi cắm vào đầu roi tre, đứng thẳng giơ roi ra phía sau lưng rồi hát:

“Cun cút Mày vút cho xa Bao giờ giỗ cha giỗ mẹ Mày về ăn cơm với thịt với cá”.

Hết câu, ra sức vút mạnh roi về phía trước cho viên đất văng đi. Em nào có viên đất văng xa hơn sẽ thắng. Khi vừa hát vừa cho trẻ tập lấy hơi, tập hít thở sâu và trao đổi khí O2 thải khí CO2 ra ngoài, trong quá trình vận động có tác dụng tốt với việc điều hòa cơ thể, giúp phát triển tốt hệ hô hấp. Hơn nữa, khi tham gia trò chơi này trẻ phải dùng sức nén cũng như sức bật của chân để đưa viên đất bay thật xa. Nó có ảnh hưởng tới tư thế đứng, tác động đến sự phát triển mềm dẻo của cột sống khi gập người ra sau rồi lại ngả về trước. Còn với trò chơi “Cưỡi ngựa nhong nhong” khi tham gia chơi thì mỗi em có một cây gậy hoặc một tàu chuối đã tuốt lá, buộc sợi dây vào đầu làm cương ngựa, đứng xếp hàng ngang, một tay kẹp cây gậy vào giữa hai đùi tưởng tượng đó là một con tuấn mã, một tay giữ dây cương. Khi trưởng trò

chơi hô lệnh: Hai...ba thì tất cả cùng chạy về phía trước, vừa cưỡi ngựa vừa

hát lời đồng dao. Qua trò chơi này các em được dịp rèn luyện thân thể, phát triển được cơ tay, cơ vai, cơ bụng cũng như tăng thêm sự sảng khoái , hưng phấn về tinh thần, biết tập phản xạ nhanh tập trung chú ý nghe rõ hiệu lệnh của trưởng trò và xuất phát kịp thời để giành phần thưởng.

Đối với học sinh Tiểu học, các em rất thích chơi chuyền. “Chuyền thẻ” với động tác “nâng lấy một, chộp lấy đôi, sang tay qua, ra tay chống” không chỉ có tác dụng luyện gân các cơ ở cổ tay, cánh tay, khuỷu tay mà còn rèn sự khéo léo linh hoạt của các ngón tay, giúp trẻ vận động linh hoạt, mềm dẻo hơn. Trò “Đánh khăng” ít nhiều là môn thể thao có sự vận động toàn diện kết thúc với chạy, nhảy, đuổi bắt, cõng nhau. Qua trò chơi, các em được dịp rèn luyện mắt, chân tay, luyện thính giác, khứu giác,...

Có thể thấy rằng những trò chơi dân gian đã được mô hình hóa thành trò chơi vận động, trò chơi có luật có thể có lời hát hoặc không có lời hát đồng dao. Trong trường Tiểu học, các trò chơi vận động vừa là một nội dung học trong chương trình giáo dục thể chất, vừa là phương pháp dạy học vận động, vừa là là hình thức tổ chức vui chơi được trẻ ham thích đồng thời cũng là một trong những phương tiện giáo dục học sinh có hiệu quả. Chẳng hạn

muốn hoàn thiện vận động chạy cho các em ta có thể sử dụng trò chơi Mèo và chim sẻ, Mèo đuổi chuột, Rồng rắn lên mây,... hay muốn phát triển các tố

chất thể lực cho các em ta có thể sử dụng trò chơi Bịt mắt bắt dê, Chồng nụ, chồng hoa,...

Như vậy, mỗi một trò chơi dân gian dù có lời hát hay không có lời hát đồng dao đều góp phần quan trọng vào việc rèn luyện thể chất cho các em học sinh. Có thể khẳng định rằng đồng dao và trò chơi dân gian chính là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Khi tham gia vào trò chơi các em sẽ tự điều chỉnh được nhịp điệu, lượng vận động và loại trừ được sự mệt mỏi. Đồng thời khi chơi sẽ tác động vào hệ thần kinh giúp quá trình hưng phấn và ức chế được hoàn thiện và cân bằng. Đây là điều kiện, là tiền đề để hình thành các thói quen vận động giúp các em có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần thoải mái để tham gia vào hoạt động học tập và các hoạt động khác.

Tìm hiểu cuốn Đồng dao Việt Nam của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân

chúng tôi có bảng thống kê những lời đồng dao giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học.

2.2. Đồng dao và vai trò của đồng dao trong việc góp phần giáo dục nhận thức cho học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Đồng dao và vai trò của đồng dao trong việc góp phần giáo dục toàn diện học sinh tiểu học (Trang 27 - 30)