Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 36 - 42)

Các thang đo được đánh giá độ tin cậy bao gồm thang đo chất lượng đào tạo (28 biến quan sát) và thang đo sự hài lòng của sinh viên (3 biến quan sát). Trong đó thang đo chất lượng đào tạo bị loại biến DB4 ra khỏi thang đo do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Như vậy thang đo chất lượng đào tạo có 27 biến quan sát được và 3 biến quan sát của thang đo sự hài lòng của sinh viên đủ điều kiện để thực hiện bước tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá. Phân tích nhân tố khám phá có tác dụng làm giảm số lượng biến quan sát và khám phá ra những nhân tố cơ bản trong đó chứa các nhóm biến có quan hệ qua lại lẫn nhau (phân loại biến số).

Nghiên cứu tiếp tục sử dụng phần mềm SPSS để phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích nhân tố khám phá được trình bày trong bảng 4.6. Các kết quả phân tích nhân tố được giải thích bằng các lý thuyết thống kê trong kinh doanh đồng thời phải thỏa mãn một số điều kiện của phân tích nhân tố. Sẽ có một số biến bị loại bỏ khỏi thang đo sau khi hoàn thành quá trình phân tích nhân tố.

Một số tiêu chuẩn phục vụ cho quá trình phân tích nhân tố:

Mẫu: Theo lý thuyết, kích thước mẫu khi tiến hành phân tích nhân tố phải đủ lớn (lớn hơn 50) và gấp đôi số biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Trong nghiên cứu này, số lượng mẫu quan sát là 200 và gấp 6.45 lần so với số lượng biến quan sát. Như vậy kích thước của mẫu nghiên cứu là hợp lệ.

Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) và Bertlett’s Test: KMO là một chỉ số dùng để xem sét sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của trị mẫu. Trị số KMO lớn ( giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ngoài ra để có thể áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến quan sát phải tương quan với nhau. Kiểm định Bertlett với giả thuyết là H0 là “các biến không tương quan với nhau”. Nếu xác suất của trị thống kê này nhỏ hơn 0.05 thì bác bỏ giả thuyết trên và đồng nghĩa với việc các biến có tương quan với nhau và việc áp dụng phân tích nhân tố là thích hợp.

Xác định số lượng nhân tố:

- Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser criterion): xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét Eigenvalue. Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

- Tiêu chuẩn phương sai trích (variance explained criteria): Tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.

- Để đạt được độ giá trị phân biệt (Discriminant validity), khác biệt giữa các hệ số tải nhân tố của mỗi biến trong các nhân tố phải lớn hơn 0.3 (Jabnoun & ctg, 2003).

 Phương pháp trích được chọn để phân tích thang đo:

- Phương pháp trích Principal compoments (phân tích nhân tố rút thành phần chính) với phép xoay Varimax được áp dụng cho thang đo đa hướng vì nó dễ dàng giải thích các biến số quan sát có quan hệ chặt chẽ với một nhân tố.

- Đối với thang đo đơn hướng như thang đo sự hài lòng của sinh viên, phương pháp trích princinpal compoments với phép xoay Varimax được sử dụng nhằm giảm số lượng biến.

Tóm lại dựa vào các tiêu chuẩn trên, phương pháp phân tích nhân tố khám phá được tiến hành cho thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo và thang đo sự hài lòng của sinh viên.

Thang đo chất lƣợng dịch vụ

Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố của thang đo chất lƣợng dịch vụ Biến quan sát Nhân tố

1 Nhân tố Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 Nhân tố 5 HH2 0.796 HH3 0.795 HH4 0.794 HH1 0.705 HH5 0.704 DB5 0.811 DU3 0.805 TC2 0.746 TC5 0.653 DB6 0.651 TC6 0.736 DU1 0.733 HH6 0.648 TC1 0.632 TC4 0.630 TC3 0.577 CT5 0.786 CT3 0.766 CT4 0.715 CT2 0.669 DU4 0.713

DB1 0.658 DU5 0.575 DB2 0.569 Eigenvalue 8.770 2.254 1.883 1.450 1.037 Phƣơng sai trích (%) 36.540 45.932 53.777 59.819 64.142 KMO 0.904

Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 08/2012

Hệ số KMO là 0.904 và Bartlett’s test (Sign = 0.000) trong phân tích nhân tố thõa mãn các điều kiện đã trình bày ở trên. Điều này có nghĩa là việc tiến hành phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là phù hợp.

Trong phân tích nhân tố, các biến CT1- Sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo, DB3 – Giảng viên có trình độ chuyên môn cao, DU2 – Nhân viên trong trường luôn sẵn sàng và nhanh chóng giải quyết các vấn đề của sinh viên. Do các biến này có hệ số tải nhân tố ở hai nhân tố nên các biến này bị loại.

Xem xét tiêu chuẩn Kaiser dựa trên Eigenvalue và tiêu chuẩn phương sai trích thì có 5 nhân tố được tại Eigenvalue tại 1.037 và phương sai trích là 64.142%, hệ số tải biến của tất cả các biến đều lớn hơn 0.5 và khác biệt giữa hệ số tải biến của mỗi biến trong các nhân tố không nhỏ hơn 0.4. Thang đo chất lượng dịch vụ mới được hình thành bao gồm 24 biến quan sát được chia thành 5 nhóm nhân tố có ý nghĩa cho việc nghiên cứu.

Tóm lại, theo các tiêu chuẩn trong phân tích nhân tố khám phá, thang đo chất lượng dịch vụ đạt được sự tin cậy, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt. Thang đo chất lượng dịch vụ bao gồm 24 biến thành 5 nhóm nhân tố.

Nhóm 1 gồm các biến thuộc thành phần phương tiện hữu hình (HH1, HH2, HH3, HH4, HH5). Xét ý nghĩa của các biến quan sát và các câu hỏi được đưa ra trong bảng câu hỏi, ta thấy các biến này liên quan đến trang phục của giảng viên và

nhân viên trường, môi trường học tập và cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường. Vì vậy ta gọi nhân tố này là phương tiện hữu hình.

Nhóm 2 gồm 2 biến thuộc thành phần sự đảm bảo (DB5, DB6), 2 biến thuộc thành phần độ tin cậy (TC2, TC5) và (DU3) biến thuộc thành phần đáp ứng. Xem xét lại ý nghĩa của các biến quan sát và các câu hỏi được đưa ra trong bảng câu hỏi, ta thấy các biến được nhóm trong nhân tố thứ nhất chủ yếu liên quan đến các vấn đề chương trình đào tạo, công tác kiểm tra đánh giá, giáo trình học tập, thông báo về kết quả học tập và việc trả lời các thắc mắc của sinh viên. Chính vì vậy ta gọi nhân tố này là sự đảm bảo.

Nhóm 3 gồm 4 biến thuộc thành phần tin cậy (TC1, TC3, TC4, TC6), 1 biến thuộc thành phần phương tiện hữu hình (HH6) và một biến thuộc thành phần đáp ứng (DU1). Ta gọi nhân tố này là sự tin cậy.

Nhóm 4 gồm 4 biến thuộc thành phần cảm thông (CT2, CT3, CT4, CT5). Ta gọi nhân tố này là sự cảm thông.

Nhóm 5 gồm 2 biến thuộc thành phần đáp ứng (DU4, DU5) và 2 biến thuộc thành phần đảm bảo (DB1, DB3). Các biến này liên quan nhiều đến việc giảng dạy của giảng viên. Nên ta gọi nhân tố này là giảng viên giảng dạy. Như vậy thang đo chất lượng dịch vụ bao gồm 5 nhân tố với 24 biến được chấp nhận cho phân tích tiếp theo.

Thang đo sự hài lòng của sinh viên.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thang đo sự hài lòng của sinh viên từ phần mềm SPSS được trình bày ở phụ lục 4

Theo kết quả phân tích (trình bày ở bảng 4.7), phân tích nhân tố trích được 1 nhân tố với tổng phương sai 57.105% tại Eigenvalue 1.713, tất cả các biến đều có hệ số tải biến không nhỏ hơn 0.5. Thành phần tin cậy với các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3.

Bảng 4.7 Kết quả phân tích EFA của thang đo sự hài lòng của sinh viên

Biến quan sát Nhân tố

HL1 0.829 HL2 0.741 HL3 0.691 KMO 0.603 Sig 0.000 Tổng phương sai trích (%) 57.105% Eigenvalue 1.713

Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 08/2012

Như vậy thang đo sự hài lòng của sinh viên đạt được giá trị hội tụ. Thang đo bao gồm một nhân tố và 3 biến quan sát được chấp nhận cho phân tích tiếp theo.

Tóm lại sau khi phân tích nhân tố khám phá, chỉ có thang đo chất lượng đào tạo là có sự thay đổi. Thang đo sự hài lòng của sinh viên vẫn giữ nguyên, không thay đổi.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy thang đo chất lượng đào tạo được xác định bởi 5 nhân tố với 24 biến quan sát. 5 nhân tố được xác định là thành phần đảm bảo với 5 biến quan sát, thành phần phương tiện hữu hình với 5 biến quan sát, thành phần tin cậy với 6 biến quan sát, thành phần giảng viên giảng dạy với 4 biến quan sát và thành phần cảm thông với 4 biến quan sát.

Theo phân tích nhân tố trên, nhân tố đáp ứng đã được thay thế bằng nhân tố giảng viên giảng dạy vì các biến của nhân tố này liên quan nhiều đến việc giảng dạy của giảng viên. Do vậy, mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh lại như sau:

Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 08/2012

Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu đƣợc hiệu chỉnh

Các giả thuyết hiệu chỉnh:

H1: Có sự tác động nhân tố độ tin cậy của chất lượng dịch vụ đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên.

H2: Có sự tác động nhân tố giảng viên giảng dạy của chất lượng dịch vụ đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên.

H3: Có sự tác động nhân tố sự đảm bảo của chất lượng dịch vụ đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên.

H4: Có sự tác động nhân tố sự cảm thông của chất lượng dịch vụ đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên.

H5: Có sự tác động nhân tố phương tiện hữu hình của chất lượng dịch vụ đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)