Kiến nghị về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 67 - 70)

- Thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng: Dạy cho sinh viên cách học và phát huy tính chủ động của người học. Bằng phương pháp thay đổi cách thức lên lớp của giảng viên theo tinh thần lấy người học làm trung tâm, rút ngắn thời lượng giảng bài của giảng viên trong 1 tiết học xuống còn khoảng 30 phút, 15 phút còn lại giảng viên có thể đưa ra các tình huống thực tế để sinh viên thảo luận hay hướng dẫn sinh viên thực hành hoặc làm các bài tập thu hoạch nhằm hệ thống lại kiến thức đã học.

- Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên chuẩn bị trước bài học với mục đích sinh viên có thể tìm hiểu trước vấn đề mình sẽ học giúp cho việc tiếp thu kiến thức trên

lớp của sinh viên sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời giảm thời gian giảng bài của giảng viên, tăng thời gian thực hành và thảo luận của sinh viên. Để thực hiện tốt, giảng viên cần phải giới thiệu trước các tài liệu mà sinh viên bắt buộc phải tham khảo để phục vụ cho bài giảng, sinh viên phải tìm kiếm, tham khảo tài liệu trước, làm tăng tính chủ động của sinh viên trong học tập.

- Về việc kiểm tra kết quả học tập, giảng viên nên tập trung đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, hạn chế sử dụng trí nhớ máy móc của sinh viên, đề kiểm tra, đề thi đòi hỏi sự suy luận và diễn đạt bằng nhận thức của người học. Yêu cầu tất cả các kỳ thi phải chính xác, nghiêm túc và công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Không để xảy ra các hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, lộ đề thi nhằm làm cho công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học thực sự trở thành khâu quan trọng, có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tăng cường quản lý chất lượng giờ giảng trên lớp của giảng viên, nâng cao chất lượng quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Đảm bảo giảng viên thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy đã đề ra, tránh tình trạng giảng viên thỉnh giảng thực hiện không đúng kế hoạch giảng dạy.

- Thực hiện tổ chức các buổi họp chuyên môn tại các tổ bộ môn, để các giảng viên có thể trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm chuyên môn với nhau. Tạo điều kiện để các giảng viên trẻ tiếp thu kinh nghiệm giảng dạy của những giảng viên giàu kinh nghiệm cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy.

- Khuyến khích và hỗ trợ giảng viên trẻ đi thực tế bên ngoài để thu nhận thêm kiến thức, giảm khoảng cách lý thuyết và thực tế làm cho bài giảng của giảng viên có tính ứng dụng cao hơn, giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp thu các kiến thức thực tế.

5.6 Kết Luận

Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay, để có thể thích ứng kịp thời, đứng vững và thành công, không chỉ các doanh nghiệp mà các

trường đại học cũng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của mình. Việc nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Với mong muốn tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường DNU, với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề ra, đề tài đạt được những kết quả sau:

- Xây dựng mô hình và thang đo SERVPERF cho việc đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường DNU dựa trên mô hình SERVPERF được Cronin & Taylor. Mô hình này có tính tham khảo cho các cơ sở giáo dục đại học nói riêng và cho các cơ sở đào tạo nói chung.

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo thông qua kết quả điều tra sinh viên từ đó có những cơ sở khoa học để đưa ra các kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường DNU.

Bên cạnh những đóng góp về cơ sở lý thuyết và thực tiễn rút ra từ kết quả nghiên cứu thì đề tài còn có một số hạn chế như sau:

- Hạn chế về phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ được tiến hành tại trường DNU, một trường đại học công lập mới được thành lập với quy mô vừa và nhỏ nên tính khái quát của nghiên cứu không cao và có thể không hữu dụng cho các hệ thống tư thục.

- Hạn chế thứ hai thuộc về đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành chủ yếu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch đào tạo được cảm nhận qua sự hài lòng của đối tượng chính quy đang học hệ chính quy của trường nên mức độ xác thực của thang đo chất lượng chưa cao. Nghiên cứu bỏ qua các đối tượng mà sự hài lòng của họ cũng đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ đào tạo như sinh viên đã tốt nghiệp, sinh viên học hệ hoàn chỉnh đại học, các đơn vị sử dụng lao động hay phụ huynh sinh viên …

- Nghiên cứu chỉ tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo thông qua việc đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đang học hệ chính

quy tập trung tại trường. Phạm trù chất lượng giáo dục đại học là một phạm trù rất rộng và rất khó có thể nghiên cứu hết các vấn đề do hạn chế về mặt thời gian tiền bạc và những yếu tố khác.

- Thời gian thu thập dữ liệu tương đối ngắn (khoảng 1 tháng) nên dữ liệu phân tích thống kê có thể không hoàn toàn chính xác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)