Đánh giá thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 32 - 36)

Hệ số Cronbach’s Alpha được dùng để đo lường tính nhất quán nội tại của thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thể hiện tính đồng nhất của các biến đo lường càng cao tức là mức độ liên kết giữa các biến đo lường càng cao. Khi đó các biến sẽ đo lường cùng một thuộc tính cần đo. Thang đo sẽ được lựa chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Tuy nhiên Cronbach’s Alpha không cho biết biến đo lường nào cần được bỏ đi và biến đo lường nào cần giữ lại, chính vì vậy mà ta xét thêm hệ số tương quan tổng biến của các biến. Các biến có hệ số tương quan tổng biến (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo.

Thang đo chất lượng dịch vụ

Thang đo chất lượng dịch vụ được xây dựng dựa trên 5 thành phần: Phương tiện hữu hình (HH) được đo lường bởi 6 biến quan sát ký hiệu từ HH1 đến HH6; Độ

tin cậy (TC) được đo lường bằng 6 biến quan sát ký hiệu từ TC1 đến TC6; Sự đáp ứng (DU) được đo lường bằng 5 biến ký hiệu từ DU1 đến DU5; Sự đảm bảo (DB) được đo lường bằng 6 biến ký hiệu từ DB1 đến DB6; Sự cảm thông (CT) được đo lường bằng 5 biến ký hiệu từ CT1 đến CT5.

Kết quả đánh giá thang đo chất lượng dịch vụ dựa trên sự phân tích hệ số Cronbach’s Alpha các thành phần đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên việc phân tích hệ số Cronbach’s Alpha các thành phần đo lường chất lượng dịch vụ được trình bày trong bảng 4.4 sau :

Bảng 4.4 Cronbach’s Alpha của thang đo chất lƣợng đào tạo

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

Hữu hình: Cronbach’s Alpha = 0.854

HH1 19.40 11.758 0.626 0.833 HH2 19.45 11.214 0.699 0.819 HH3 19.48 10.944 0.712 0.816 HH4 19.58 10.737 0.697 0.818 HH5 19.67 10.705 0.670 0.824 HH6 19.76 12.347 0.452 0.863

Tin cậy: Cronbach’s Alpha = 0.795

TC1 17.99 9.507 0.586 0.756 TC2 17.97 9.336 0.615 0.748 TC3 18.17 9.344 0.593 0.753 TC4 17.69 9.463 0.590 0.755 TC5 18.18 10.450 0.413 0.794 TC6 18.01 9.568 0.502 0.776 Đáp ứng: Cronbach’s Alpha = 0.791 DU1 14.14 7.233 0.515 0.770

DU2 14.19 6.939 0.616 0.736

DU3 14.28 7.258 0.543 0.760

DU4 13.98 7.336 0.564 0.753

DU5 14.34 7.098 0.612 0.738

Đảm bảo: Cronbach’s Alpha = 0.787

DB1 18.37 9.048 0.642 0.729 DB2 18.06 9.464 0.667 0.727 DB3 18.07 9.472 0.558 0.750 DB4 18.19 11.126 0.229 0.826 DB5 18.28 9.165 0.623 0.734 DB6 18.19 9.401 0.553 0.751

Cảm thông: Cronbach’s Alpha = 0.750

CT1 12.25 9.947 0.340 0.761

CT2 12.56 8.409 0.538 0.697

CT3 12.84 8.266 0.548 0.693

CT4 12.72 8.343 0.553 0.691

CT5 12.56 7.977 0.595 0.675

Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 08/2012

Nhìn bảng trên ta nhận thấy:

Thành phần hữu hình có hệ số Cronbach’s Alpha 0.854 và các hệ số tương quan tổng biến đều lớn hơn 0.3. Như vậy các biến đo lường thành phần này được sử dụng trong bước phân tích nhân tố EFA

Thành phần độ tin cậy có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.795 và hệ số tương quan biến tổng của các biến thỏa mãn yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng là lớn hơn 0.3. Như vậy các biến đo lường thành phần này được sử dụng trong phân tích tiếp theo – Phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thành phần sự đáp ứng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.791 và hệ số tương quan biến tổng của các biến thỏa mãn yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng đều

lớn hơn 0.3. Như vậy các biến đo lường thành phần này được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thành phần sự đảm bảo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.787. Hệ số tương quan biến tổng của biến DB4 là 0.229 nhỏ hơn 0.3. Các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3. Như vậy biến DB4 không được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA. Các biến còn lại của thành phần sự đảm bảo được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thành phần sự cảm thông có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.750. Hệ số tương quan biến tổng của các biến thấp nhất là 0.340 thỏa mãn yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Như vậy các biến đo lường thành phần này được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA.

Thang đo sự hài lòng của sinh viên

Việc lựa chọn hay không lựa chọn thang đo sự hài lòng của sinh viên cũng được quyết định dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan tổng biến của các biến quan sát của thành phần sự hài lòng của sinh viên. Thang đo sự hài lòng của sinh viên bao gồm 3 biến quan sát đó là quyết định theo học tại DNU là quyết định đúng đắn (HL1), mức độ hài lòng của sinh viên đối với môi trường học tập tại DNU (HL2) và mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường DNU (HL3).

Kết quả đánh giá thang đo sự hài lòng của sinh viên được trình bày trong bảng 4.5. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sự hài lòng sinh viên là 0.621 và hệ số tương quan biến tổng của 3 biến đều lớn hơn 0.3. Do đó các biến đều được sử dụng để phụ vụ cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bảng 4.5 Cronbach’s Alpha của thang đo sự hài lòng của sinh viên

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Hài lòng: Cronbach’s Alpha = 0.621

HL1 7.06 1.880 0.369

HL2 6.86 1.960 0.407

HL3 7.10 1.594 0.523

Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 08/2012

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)