0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Tải trọng động trongHTTL ô tô

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TẢI TRỌNG ĐỘNG CHO THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ TẢI THÔNG DỤNG SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM (Trang 30 -31 )

Trong quá trình sử dụng ô tô, tải trọng tác động lên các chi tiết của HTTL thay đổi liên tục tùy theo điều kiện vận hành cụ thể. Vì vậy, khi thiết kế HTTL người ta phải xác định được giá trị tải trọng tính toán để đánh giá độ bền của các chi tiết trong hệ thống. Giá trị tải trọng phục vụ cho các tính toán ban đầu chính là mô men cực đại của động cơ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người ta thấy HTTL có thể phải chịu tải trọng lớn hơn mô men của động cơ. Hơn nữa, tính chất biến thiên của tải trọng gây ảnh hưởng xấu đến độ bền của các chi tiết, vì vậy một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong nghiên cứu về HTTL chính là xác định các chế độ tải trọng nguy hiểm.

Nhìn chung, HTTL chịu 3 dạng tải trọng đặc trưng sau:

- Tải trọng động do dao động mô men xoắn của động cơ đốt trong; - Tải trọng động do mấp mô mặt đường;

- Tải trọng động do điều kiện vận hành: đóng ly hợp đột ngột khi khởi hành ô tô hoặc khi sang số.

Hai dạng tải trọng đầu tiên có tác động liên tục trong suốt thời gian vận hành của ô tô nhưng chúng có biên độ không lớn bằng dạng tải trọng thứ ba. Vì vậy, tính chất và mức độ ảnh hưởng của các dạng tải trọng động là khác nhau. Đặc biệt, tải trọng xuất hiện khi đóng ly hợp đột ngột trong quá trình khởi hành, mặc dù chỉ chiếm khoảng 5 - 8% thời gian vận hành xe, nhưng có ảnh hưởng lớn đến độ bền các chi tiết trong HTTL do có biên độ lớn.

Dao động mô men xoắn của động cơ tác động trong thời gian dài sẽ gây mỏi trên các chi tiết. Ngoài ra, tác động có chu kỳ của nó có thể gây nên hiện tượng cộng hưởng trong HTTL. Vì vậy, trong quá trình thiết kế cần giải bài toán tần số riêng để xác định các miền tần số có nguy cơ cộng hưởng và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tránh (lựa chọn các thông số kết cấu hợp lý).

Tác động từ mặt đường phụ thuộc vào vận tốc chuyển động và thường có tần số thấp (trong khoảng 0,5 - 20 Hz), tác động từ động cơ có tần số cao: từ 20 đến 300 Hz [43, 49].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TẢI TRỌNG ĐỘNG CHO THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ TẢI THÔNG DỤNG SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM (Trang 30 -31 )

×