Giải pháp xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực cho loại hình du lịch mạo hiểm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk (Trang 43 - 45)

4. Team building: Đây là loại hình mà các công ty hay các tổ chức dành cho nhân viên của công ty

3.2.5Giải pháp xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực cho loại hình du lịch mạo hiểm:

Trong bất cứ công việc gì con người vẫn là hạt nhân quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, trong ngành du lịch nếu không có con người thì cho dù cảnh quan có đẹp đến mấy thì cũng nằm trong hai chữ “tiềm năng”. Vì thế, để khai thác những thế mạnh về sinh thái và nhân văn đòi hỏi du lịch của tỉnh Đăk Lăk cần có đội ngũ những người làm du lịch chuyên nghiệp. Đặc biệt là đối với loại hình du lịch mạo hiểm, loại hình này yêu cầu những hướng dẫn viên phải có có những kiến thức về nghiệp vụ bên cạnh đó còn phải có nhiều kỹ năng khác như sơ cứu, khả năng xử lý những trường hợp rủi ro…Nhưng trong thực tế ở Việt Nam hiện nay, du lịch mạo hiểm chưa có một giáo trình hay tài liệu nào chuyên nghiệp nào được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, cao đằng hay trung cấp nghề nào. Vì vậy để giải quyết bài toán khó này, nhóm xin đưa ra hai giải pháp cho ngành du lịch ở Việt Nam và ngành du lịch ở Đăk Lăk.

Đối với ngành du lịch Việt Nam trong trước mắt cần thành lập các trường nghiệp vụ du lịch mạo hiểm ở một số địa phương mạnh về loại hình này và ở một số trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang…, hay đưa bộ môn du lịch mạo hiểm vào giảng dạy như một nghành học trong ngành du lịch ở tất các các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp du lịch trong khắp cả nước. Việc cấp chứng chỉ hay văn bằng cho một cá nhân nào đó hoàn thành xong một khoá học như chứng chỉ về dù lượn, chứng chỉ các môn thể thao dưới nước là cần thiết để thuận tiện cho việc phù hợp với nghiệp vụ sau này, ngoài ra những người tốt nghiệp phải có chứng chỉ sơ cứu do các cơ quan y tế cấp. Do vậy cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan

chức năng trong việc thành lập các trường nghiệp vụ du lịch mạo hiểm. Việc biên soạn giáo trình cho công tác học tập và giảng dạy là vô cùng cần thiết, bởi hiện nay ở Việt Nam chưa có sách báo hay giáo trình nào phân tích và mổ xẻ những khía cạnh của loại hình này để làm điều này cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới thông qua việc áp sử dụng các tài liệu nước ngoài và áp dụng sao cho phù hợp với nền giáo dục và điều kiện thực tế ở Việt Nam . Câu hỏi lớn đặt ra là ai sẽ là người đứng trên bục để giảng dạy môn học mới này? vì từ trước đến nay du lịch mạo hiểm chưa được quan tâm đúng mức, theo nhóm nghiên cứu chúng ta có thể thuê các chuyên gia nước ngoài đang hoạt động du lịch mạo hiểm ở các địa phương có thế mạnh về loại hình này, hay các huấn luyện viên của các môn thề thao như leo núi, chèo thuyền, đi bộ, đua xe đạp..và một số chuyên gia bên ngành hàng không giảng dạy cho các môn dù lượn, khinh khí cầu…Nhà nước nên dành ra những suất học bổng du học ra nước ngoài ở những nước có loại hình này phát triển như Ấn Độ, Thái Lan,… để các sinh viên học tập trong nước yêu mến du lịch mạo hiểm có cơ hội học hỏi và trao dồi thêm kinh nghiệm nhằm phục vụ loại hình du lịch mạo hiểm nước nhà nhưng để tránh tình trạng chảy máu chất xám và thu hút được nhân tài thì nhà nước phải có những chính sách ưu đãi nhằm giữ chân và tạo điều kiện để các cá nhân có thể phát huy được hết bản thân vì ngành du lịch không chỉ là một ngành đơn thuần mang tính thương mại mà còn giáo dục cho con người lòng yêu quê hương đất nước, lòng mến khách của con người Việt Nam

Riêng ở Đăk Lăk việc đảm bảo nguồn nhân lực trong nghành du lịch mạo hiểm là hết sức khó khăn, nhưng ban đầu cần tận dụng thế mạnh về ưu đãi thiên nhiên cũng như nguồn lao động tại chỗ. Do tính chất của sản phẩm du lịch mạo hiểm là sản phẩm cần có nhiều sản phẩm bổ trợ như các dịch vụ khuâng vác, dịch vụ dẩn đường, Tỉnh có thể mở các khoá huấn luyện cơ bản cho những người dân bản địa về nghiệp vụ và ngoại ngữ, bởi những người địa phương họ am tường về địa lý cũng như phong tục của địa phương mình bên cạnh đó cũng giúp tạo điều kiện công ăn việc làm,c ải thiện cuộc sống cho nguồn lao động tại chỗ từ đó đi đúng hướng với mục tiêu phát triển du lịch bền vững của tỉnh. Đội ngũ những người làm công tác rừng như lâm sinh, những người bảo vệ rừng, những người dân bản đia là lực lượng nhân lực rất cần thiết cho loại hình mới này của Đăk Lăk. Tỉnh có thể thuê các huấn luyện viên chuyên nghiệp bên Đà Lạt sang giảng dạy hay các huấn luyện viên các môn chèo thuyền, xe đạp, leo núi của trong chính nguồn lực của tỉnh để làm công tác giảng dạy và huấn luyện bên cạnh đó tỉnh nên in ấn và phát hành miễn phí những tài liệu này cho các hướng dẫn viên du lịch người bản địa để họ có cái nhìn sâu sắc hơn về loại hình này. Tỉnh cần có những chủ trương, chính sách thu hút người tài, tránh trường hợp sau khi ra trường những nguồn nhân lực của tỉn ở lại các trung tâm thành phố lớn làm việc. Việc nhanh chóng đưa ngành du lịch vào giảng dạy ở trường đại học Tây Nguyên là rất cần thiết vì hiện nay trường là một trung tâm đào tạo lớn ở Tây Nguyên và miền Trung trong tương lai khi qui mô và tầm vóc của trường mở rộng ra thì việc mở thêm nghành du lịch là tất yếu. Do vậy tỉnh cũng nên chủ trương liên kết với các các trường trong

khu vực hay thành phố Hồ Chí Minh về một số ngành quản lý kinh doanh du lịch, đào tạo hướng dẫn viên, nghiệp vụ và đặc biệt là ngoại ngữ.

Bản thân các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải không ngừng nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực của chính doanh nghiệp mình thông qua việc tạo điều kiện để các nhân viên có thể phát huy được thế mạnh của mình, cần có chế độ đánh giá, khen thưởng nhằm khuyến khích các nhân viên không ngừng rèn luyện nâng cao chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk (Trang 43 - 45)