Du lịch mạo hiểm bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ cuối những năm 90, nhưng phải đến tận bây giờ, du lịch mạo hiểm vẫn chưa tìm được chỗ đứng riêng cho mình, vẫn ở dạng các tour du lịch sinh thái, hoặc những chuyến du lịch "về nguồn" mang tính chất tự phát.
Vài năm trở lại đây, du lịch mạo hiểm đã có những nét khởi sắc mới. Năm 2002, Việt Nam được chọn là nơi diễn ra cuộc thi du lịch mạo hiểm mang tên Raid Gauloise với sự tham gia của hơn 600 vận động viên quốc tế khởi đầu từ Lào Cai kết thúc tại Hạ Long trong vòng nửa tháng. Tiếp theo là cuộc chinh phục thung lũng Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) bằng xe đạp địa hình mang tên Action Asian, chủ nhà cuộc thi leo núi Phan-xi-păng vào cuối năm 2003 nhân kỷ niệm 100 năm du lịch Sa-pa. Cuối năm 2004, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist hợp tác với Công ty Saffron Road Tours (Australia) tổ chức chuyến du lịch dã ngoại bằng mô-tô (từ 175 đến 750 phân khối) xuyên Việt đầu tiên mang tên "Saffron Road Vietnam Tour 2004" cho 19 khách Úc, Mỹ, Irland được coi là dấu ấn lớn đối với một loại hình du lịch mạo hiểm mới có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.
Từ thành công ban đầu đó, các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam đã lao vào cuộc. Không chỉ những doanh nghiệp lớn như Hanoitourism hay Saigontourist, Fiditour, Vietravel mà cả những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn như Tre Xanh hay Hồng Bàng, Lĩnh Nam cũng bắt đầu xây dựng các chương trình cho mình để tung ra thị trường. Hiện nay, Saigontourist đang khai thác một số địa danh như hang Dơi ở Phan Thiết, các vách núi ở suối Vĩnh Hảo hay Côn Ðảo, vách núi hòn Phụ Tử ở Hà Tiên, vực tử thần ở Ða-tan-la Ðà Lạt, rừng Phin-hát ở vùng núi Voi, động Quan Âm ở Ngũ Hành Sơn sâu hơn 50m... tổ chức thành các hình thức leo lên vách núi (rock climbing), leo xuống vách núi (abseiling) hay vượt thác (canyoning), chèo xuồng (kayaking)...
Đây là những tour du lịch hết sức thú vị, với những cảm giác mới lạ và đầy tính thách thức và có thể thu hút được một số lượng du khách lớn. Đặc biệt là tại những địa điểm xung quanh các khu du lịch đã nổi tiếng. Việc kết hợp những tour du lịch truyền thống tới các danh lam thắng cảnh, với một tour du lịch mạo hiểm tại một nơi gần các địa danh đó, sẽ tạo nên một bước đột phá, tạo cho du khách một chuyến du lịch không thể nào quên.
Trong qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch xác định: du lịch mạo hiểm là lĩnh vực đặc thù, cần được chú trọng. Khách du lịch mạo
hiểm thường có khả năng chi trả cao, đi du lịch dài ngày, vì vậy, nhiều nước có chiến dịch quảng bá loại hình này để thu hút khách. Các loại hình du lịch mạo hiểm được du khách ưa chuộng là đi bộ, leo núi, đua ô tô, mô tô, xe đạp, lặn biển, bè mảng, đua thuyền, lướt ván nhảy dù…
Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ cùng với bản sắc văn hóa bản địa của vùng đất Tây Nguyên, Đăk Lăk sẽ là địa chỉ tuyệt vời để tổ chức các tour du lịch mạo hiểm. Năm 2006, du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk lần đầu xuất hiện với hình thức vượt thác cao bằng thuyền (Kayaking) của bốn thanh niên người Canada, Mỹ, và Australia. Họ đã dùng thuyền nhỏ lao từ trên ngọn thác cao hơn 15m xuống chân thác. Đây là điều chưa ai dám thực hiện ở ngọn thác này, bởi trên dòng chảy dữ dội của thác có nhiều tảng đá ngầm rất nguy hiểm. Mặc dù đây chỉ là cuộc khảo sát địa hình nhưng chính sự kiện này đã làm điểm nhấn hé mở cho du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk.
Với sức hút mạnh mẽ của làn sóng du lich mạo hiểm tại Việt Nam, một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch như Viettravel, Hồng bàng , Fiditour, Lửa việt … đã mạnh dạng tổ chức các tour du lịch mạo hiểm tại Đăk Lăk với các lịch trình tour khá đa dạng và phong phú như leo núi , đi bộ xuyên rừng (trekking), chèo thuyền...
Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang tiến hành khai thác các tour du lịch mạo hiểm nhưng vẫn còn ở mức hạn chế về nội dung lẫn cách thức tổ chức. Qua phân tích thực trạng của ngành du lịch Đăk Lăk trên nhiều khía cạnh và qua kết quả thu thập được thông qua khảo sát thực tế tại Đăk Lăk nhóm nghiên phân tích thực trạng du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk trên nhiều khía cạnh. Đăk Lăk là một tỉnh mạnh về du lịch sinh thái và văn hoá trong khi đó du lịch mạo hiểm lại là một loại hình mới nên sức hút của nó đối với du khách con rất thấp, qua kết quả thu thập đươc của nhóm thì có 50% đối tượng khảo sát không biết ở Daklak có loại hình du lịch mạo hiểm. Một phẩn công tác quảng bá về loại hình này chưa được phổ biến và du khách mặt khác các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh củng chưa chú trọng tập trung khai thác loại hình du lịch này vì đây là loại hình đòi hỏi chi phí cho công tác khảo sát và tổ chức rất cao, các trang thiết bị đắt đỏ và phải nhập chủ yếu từ nước ngoài. Các sản phẩm du lịch mạo hiểm ở tỉnh tuy còn rất đơn giản thiếu sót nhiều trong khâu tổ chức, các sản phẩm du lịch mạo hiểm đơn giản chỉ là chèo thuyền, đi bộ xuyên rừng, cưỡi voi băng rừng nhưng có dấu ấn rất riêng biệt và đậm nét hoang sơ. Nếu làm tốt hơn thì các tour mạo hiểm của Đăk Lăk sẽ thu hút được một lượng khách rất lớn đến loại hình này.
Qua khảo sát các thông tin du khách biết đến loại hình du lịch mạo hiểm thông qua internet, và người thân là 58.3%. Các thông tin trên Internet chủ yếu là các bài đăng trên các diễn đàn, blog của những người đã tham gia thuật lại nhưng như chúng ta cũng biết, giữa biết thông tin qua internet, báo chí và qua người thân thì hình thức quảng cáo thông qua người thân là hiệu quả nhất và mức độ tin cậy cũng nhiều nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp và chính quyền cần chú trọng quan tâm nhiều
hơn và có nhưng chính sách, phương pháp xây dựng hình ảnh du lịch mạo hiểm của Daklak đến với du khách .
Biểu đồ 2.5 Mức độ nhận biêt thông tin
58.3% 50.0% 50.0% 13.9% 22.2% 58.3% 38.9% 19.4% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Inte rnet Báo chí Bro chur e Ban ner, post er Tivi (Nguồn : khảo sát thực tế)
Hiện nay, Daklak có nhiều loại hình du lịch rất phổ biến và lôi cuốn nhiều du khách như du lịch sinh thái , du lịch mạo hiểm , du lịch nghĩ dưỡng , du lịch tham thân nhân…… Chúng ta sẽ tìm hiểu xem tình hình kinh doanh các loai hình du lịch này tại Daklak qua biểu đồ sau đây.
Biểu đồ 2.6 Mức độ tham gia các loại hình du lịch
58.3% 52.8% 33.3% 63.9% 16.7% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Du lịch sinh thái Du lịch mạo hiểm Du lịch nghĩ dưỡng Du lich thăm thân nhân Khác ca (Nguồn : khảo sát thực tế)
Nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy du lịch thăm thân nhân đang chiếm lĩnh trên thị trường du lịch Daklak (63.9%) . Du lịch mạo hiểm chỉ đứng thứ ba (52.8%), đây là một khuynh hướng cho thấy các du lịch mạo hiểm đang là một loại hình mới đang được nhiều du khách ưa chuộng và thu hút nhiều du khách, do vậy trong tương lai loại hình du lịch mạo hiểm của tỉnh Đăk Lăk cần được quảng bá rộng rãi hơn, bởi trước đây nhắc đến du lịch mạo hiểm là người ta nhắc ngay đến Nha Trang , Đà Lạt, Hạ Long, Lai Châu….nhưng giờ đây Đăk Lăk cũng là một lựa chọn cho những ai thích phiêu lưu, mạo hiểm. Tuy vậy nhưng do hạn chế về công tác tổ chức nên các tour mạo hiểm ở Đăk Lăk còn yếu, bước đầu chưa thể cạnh tranh với các tỉnh đã có bề dày về kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong công tác tổ chức như trên. Đăk Lăk cần phải tận dụng và khai thác hết khả năng của mình thì mới có thể cạnh tranh và phát triển du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng để khẳng định được ưu thế của mình đối với các khu vực lân cận.
Hiện nay các môn du lịch mạo hiểm đang được đưa vào khai thác ở Đăk Lăk như băng rừng, vượt thác, leo núi được các du khách rất ưa chuộng . Thế nhưng các du khách tham gia vào các môn trên theo các tour “bụi”, tự phát chứ không tham gia theo tour của bất kỳ nhà khai thác nào Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên du lịch mạo hiểm Đăk Lăk cần đa dạng thêm các hoạt động du lịch mạo hiểm để thu hút lượng khách này.
Các hướng dẫn viên du lịch trong tour mạo hiểm được các nhà khai thác sử dụng là các người dân bản địa (52.6%) đây là nguồn lực lao động hiệu quả nhất tại đại phương vì người dân bản địa hiểu rõ về địa lý, các phong tục, tập quán của các dân tộc bản địa. Vấn đề bảo hiểm cũng đang là một vấn đề đặt ra cho loại hình này bởi như mức bảo hiểm thông thường chỉ là 1500đ/ngày/người/vụ trong khi đó mức bồi hoàn là 10tr /vụ, khách nước ngoài là 1.5USD ngày/người/vụ/ mức bồi hoà là 10.000USD khi xảy ra rủi ro dẫn đến tử vong, trong khi đó du lịch mạo hiểm lại là một loại hình tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng khách trong nước ít quan tâm đến bảo hiểm và nhà tổ chức cũng bỏ qua chuyện này chỉ kèm theo bảo hiểm khi khách có yêu cầu vì sợ giá tour cao. Và hiện tại chưa có một mức bảo hiểm nào dành riêng cho loại hình này dẫn đến tâm lý lo sợ làm hạn chế lượng khách tham gia loại hình này.
Vấn đề cấp thiết nhất để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm không phải xúc tiến, quảng bá loại hình du lịch mạo hiểm của tỉnh và xây dựng và nâng cấp các hệ thống phương tiện vận chuyển mà điều cấp thiết hiện tại là đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp. thiết kế nội dung phong phú, quản lý tốt môi trường và bảo vệ sinh thái , tăng cường các trang thiết bị hỗ trợ, xây dựng các bậc bảo hiểm cho từng môn cụ thể, khai thác tiềm năng mà tự nhiên đã ban cho, và xây dựng bản quyền cho các chương trình của tour.