Thực trạng các doanh nghiệp khai thác và hoạt động du lịc hở Đăk Lăk:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk (Trang 28 - 29)

Hiện tại ở Đăk Lăk có 44 doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh lữ hành đây là một con số khá khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của tỉnh, các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu dựa vào việc khai thác các tài nguyên có sẵn như các thác nước, hồ, các khu rừng quốc gia.

Tuy ban đầu đã đạt được một số hiệu quả nhưng hầu hết lợi nhuận đã rơi vào các công ty lữ hành lớn vì phần đông du khách đều bị các công ty lữ hành khác bán khách lại cho các doanh nghiệp địa phương. Nhìn vào chương trình của các tour du lịch của các công ty lớn như Viet Travel, Ben Thanh Tourist, hay các công ty nhỏ như Viet Travel, Cầu Vồng.. đều có các chương trình tham quan du lịch ở Đăk Lăk , nhưng thật sự chỉ có một số ít một công ty mở chi nhánh văn phòng tại Đăk Lăk. Trong khi đó việc đầu tư vào các điểm du lịch không đồng đều, doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào xây dựng các khu lưu trú mà ít chú trọng đến việc xây dựng tuyến, điểm. Mặc khác các khu du lịch tại địa phương hoạt động theo kiểu “mỳ ăn liền” chỉ chú trọng bán vé thu tiền chứ ít chú trọng đến công tác đầu tư cũng như P&R. Ngoài ra các khu du lịch của Đăk Lăk là nơi gửi khách của các công ty bên ngoài tỉnh vì vậy việc khuyến khích các công ty trong tỉnh mở các chi nhánh ở các tỉnh khác nhằm thu hút du khách đến với Đăk Lăk và thu được doanh thu cao hơn. Thực tế chưa có một công ty du lịch bên ngoài nào đầu tư vào các khu du lịch ở Đăk Lăk mà chủ yếu là các doanh nghiệp ở địa phương tự làm.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt cũng như trước làn sóng hội nhập hiện nay các doanh nghiệp của tỉnh cần phải thay đổi và có tầm nhìn dài hạn hơn để đưa ra các sản phẩm mới, không ngừng xây dựng thương hiệu của mình nhằm thu hút hơn nữa nhiều lượng khách đến với du lịch tinh nhà. Trong điều kiện các doanh nghiệp của tỉnh chưa đủ mạnh thì các cơ quan chức năng giữ vai trò quan trọng trong việc xúc tiến, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập và nâng cao hình ảnh của du lịch Đắk Lắk trên thị trường. Mặt khác du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nhưng sự chỉ đạo phối hợp liên ngành còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, chưa tạo thành một dây chuyền liên hoàn hỗ trợ cho hoạt động du lịch, nên có khó khăn trong điều hành và phối hợp hoạt động.

Chỉ có thể thay đổi tư duy đào tạo, mới có thể xây dựng lực lượng lao động du lịch bền vững. Song, sự tăng trưởng này vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu về số lượng lao động của ngành. Nhưng đáng nói hơn vẫn là tình trạng báo động về chất lượng phục vụ của nhân lực ngành du lịch trình độ ngoại ngữ hạn chế, kỹ năng thiếu khiến chúng ta không khai thác hết nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)