Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 65)

Từ thực trạng về tổ chức, hoạt động của các thành tố trong hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Can Lộc cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được, còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần được giải quyết để nâng cao chất hượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nơi đây. Vì vậy, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Thường xuyên nâng cao nhận thức, tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; quán triệt đầy đủ, sâu sắc tới cấp ủy, cán bộ, đảng viên Nghị quyết "về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn" của các cấp từ Trung ương, tỉnh và huyện. Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên; tổ chức Đảng phải thực sự là tổ chức đầu tàu của hệ thống chính trị.

Các tổ chức trong hệ thống chính trị cần phải xác định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình; chủ động xây dựng kế hoạch bằng chương trình hành động thiết thực của từng đơn vị cơ sở; hướng về cơ sở thôn, xóm, khối phố, chăm lo đời sống cho nhân dân. Các chủ trương, nghị quyết ban hành phải vừa tuân thủ nghị quyết cấp trên, vừa hợp với lòng dân và sức dân.

Các tổ chức trong hệ thống chính trị phải thực sự đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt. Trong sinh hoạt phải thực sự dân chủ nhưng đảm bảo nguyên tắc tập trung. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, công khai hóa quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân dân để phát huy tối đa nội lực và sức mạnh toàn dân; cùng với phát huy dân chủ phải giữ vững kỷ cương, các hoạt động phải đi vào nề nếp thống nhất.

Xây dựng đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở đủ tiêu chuẩn cả về phẩm chất và năng lực để giải quyết tại chỗ các vấn đề ở cơ sở; thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với tổ chức bộ máy. Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Bản thân cán bộ phải tích cực học tập, rèn luyện, không ngại khó khăn, gian khổ, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm. Các tổ chức trong hệ thống chính trị phải đoàn kết, thống nhất cao và có mối quan hệ chặt chẽ, tâm huyết với phong trào và thực sự chăm lo tới cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, bám sát cơ sở, nắm bắt kịp thời, giải quyết dứt điểm các vướng mắc tồn tại trong nhân dân, dựa vào dân để xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Chƣơng 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở HUYỆN CAN LỘC 2.1. Quan điểm chung

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn chỉ rõ thực trạng yếu kém hiện nay của hệ thống chính trị cơ sở: "Bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá" [12, tr.166].

Tổng kết thành tựu đạt được, phân tích tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế hiện nay của hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cơ sở nói riêng, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 về "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trong đó nhấn mạnh mục tiêu "xây dựng bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và có tiền lương, thu nhập đảm bảo cuộc sống".

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng

đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; trên cơ sở xác định thành tựu, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của hệ thống chính trị; nhằm góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 19 tháng 8 năm 2009 về "Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn", trong đó xác định rõ mục tiêu: "Tập trung lãnh đạo xây dựng, hoàn thiện các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn thực sự trong sạch, vững mạnh. Khắc phục kịp thời những yếu kém, bảo đảm vận hành có hiệu lực, hiệu quả cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức trách nhiệm cao và đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ".

Căn cứ tình hình thực tiễn của huyện Can Lộc, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX; Kết luận số 64- KL/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XI; sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh theo tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TU; Ban Thường vụ Huyện ủy Can Lộc đã xây dựng và ban hành đề án "Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ cơ sở". Trên cơ sở đề án, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 11- NQ/HU, ngày 05/11/2013 về "Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ cơ sở", với mục tiêu: Tập trung lãnh đạo đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, Chi bộ. Xây dựng 100% tổ chức Đảng, Chính quyền và các đoàn thể vững mạnh về tổ chức, hoạt động có hiệu quả. Vận hành thống nhất cơ chế Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện; Chính quyền quản lý, điều hành có hiệu lực và hiệu quả; phát huy tốt vai trò của Mặt trận và các đoàn thể. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ số lượng, đảm bảo cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, kỹ năng làm việc nhuần nhuyễn, năng động, sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phấn đấu đến cuối năm 2015, 100% cán bộ xã, thị trấn có trình độ chính trị, chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó 50% cán bộ chủ trì (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc) có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Đến năm 2020, hầu hết cán bộ chủ trì cơ sở có trình độ chuyên môn đại học và trung, cao cấp chính trị trở lên.

Như vậy, xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao đời sống mọi mặt cho cư dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn và thành thị, các cấp từ Trung ương đến cơ sở đã xây dựng và ban hành các Nghị quyết nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tuy nhiên, để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, góp phần tạo ra chuyển biến tích cực ở cơ sở, làm cho hệ thống chính trị cơ sở thực sự là hệ thống chính trị năng động, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ thì việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nói chung và huyện Can Lộc nói riêng cần phải thực hiện nhất quán những quan điểm sau:

Thứ nhất, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở phải nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân để họ yên tâm làm ăn sinh sống; từ đó củng cố và phát huy sức mạnh toàn dân trên cơ sở Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Việc đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị cơ sở là nhằm đưa xã hội nông thôn tiến lên một bước mới, từ đó đời sống mọi mặt của cư dân được đảm bảo. Muốn vậy, việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở phải lấy dân làm gốc, thực hiện đúng theo quy chế dân chủ cơ sở. Bởi vì, trên thực tế quần chúng nhân dân là chủ thể quyền lực, ủy quyền cho Nhà nước để cơ quan quyền lực nhà nước thực thi quyền lực của nhân dân; Đảng, chính quyền và các đoàn thể là những chủ thể thực hiện sự ủy quyền của dân. Với ý nghĩa đó, mọi hoạt động nhằm đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở phải hướng tới phục vụ nhân dân, vì cuộc sống của nhân dân; phải đảm bảo tính dân chủ, thực sự là một hệ thống chính trị của dân, do dân và vì dân.

Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện ở việc tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức trong hệ thống

chính trị; tham gia nhận xét, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm về năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ cơ sở. Cán bộ cơ sở phải là những người công tâm, trong sạch, liêm khiết. Đặc biệt phải gần dân, sâu sát nhân dân để lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và cả những bức xúc của nhân dân, từ đó tìm biện pháp giải quyết triệt để. Hơn nữa, tôn trọng nhân dân, cần có cách thức, quy trình bầu cử công khai, minh bạch để lựa chọn những người được nhân dân tin tưởng trao quyền giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở. Phải thường xuyên thực hiện chế độ công khái hóa các khoản thu - chi ngân sách ở cơ sở để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Không được áp đặt cho dân, song cũng không được buông lỏng việc lãnh đạo, chỉ đạo, khoán trắng cho chính quyền, đoàn thể. Phải thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để dân hiểu và thực hiện tốt nhiệm vụ trên.

Thứ hai, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở phải dựa vào dân, phát huy được kinh nghiệm và sáng kiến của quần chúng nhân dân; động viên được lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm của toàn dân trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Thuyết phục được quần chúng nhân dân bằng những việc làm thiết thực, bằng hiệu quả hoạt động, bằng sự công tâm, gương mẫu, trung thực, tận tụy, liêm khiết, nói đi đôi với làm của cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

Quan điểm này thể hiện rõ phương châm hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở là gần dân, sát dân để hiểu dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Từ đó thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, thuyết phục, vận động nhân dân trong hoạt động thực tiễn. Quan điểm này rất phù hợp với quan điểm quần chúng và phương pháp dân vận mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng. Vậy chúng ta phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng" [32, tr.293]. Người còn khẳng định: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" [35, tr.276]. Người cũng nhấn mạnh rằng: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" [32, tr.700]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của dân, về dân chủ và công tác dân vận, về ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên là nền

tảng phương pháp luận, là quan điểm và nguyên tắc cơ bản để chúng ta có cơ sở giải quyết những vấn đề đang đặt ra hiện nay ở cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nơi đây.

Mặt khác, hệ thống chính trị cơ sở phải được tổ chức và hoạt động gần với dân, cán bộ cơ sở phải trung thực, tận tụy, liêm khiết, nói đi đôi với làm, sâu sát nhân dân để khơi dậy lòng nhiệt tình, phát huy sáng kiến, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân. Qua đó, nâng cao ý thức chính trị và tinh thần làm chủ của nhân dân, để nhân dân mới thực sự "là chủ" và "làm chủ"; luôn chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình tham gia các hoạt động đo Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể triển khai. Tuy nhiên, lãnh đạo dân chúng, không có nghĩa là theo đuôi dân chúng, hay theo kiểu mị dân, hình thức; càng không thể áp đặt theo kiểu quan liêu, mệnh lệnh.

Để từng hoạt động, từng tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị hướng về cơ sở, gần với nhân dân, thì cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đoàn thể đó phải lắng nghe ý kiến, đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân; phải thấy được trách nhiệm của mình đối với dân chúng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ: "Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh" [33, tr.88], "Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết" [33, tr.90]. Với mục đích và động cơ đó, mọi việc lớn nhỏ, trước mắt hay lâu dài khi được triển khai ở địa phương phải có sự cân nhắc tỉ mị, cẩn trọng, chu đáo, không gây phiền hà, lãng phí cho dân. Đặc biệt, cần phải tổ chức cho dân thảo luận, bàn bạc, đóng góp ý kiến; nếu ý kiến của dân đúng thì phải nghe theo, nếu nhận thức của dân còn mơ hồ, lệch lạc thì trách nhiệm của cán bộ, đảng viên phải giải thích, thuyết phục để dân hiểu, dân tin mà hành động. Điều này đặt ra yêu cầu rất lớn, đầy năng động và sáng tạo về phẩm chất, năng lực của cán bộ, về phương pháp tổ chức, triển khai hoạt

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 65)