Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Qua điều tra thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011 - 2016 ở 9 xã của huyện Can Lộc cho thấy số lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân

được bầu đúng như luật quy định, tùy theo dân số và quy mô của từng xã. Trong đó, xã có số đại biểu Hội đồng nhân dân nhiều nhất là 28 (xã Thiên Lộc), xã có số đại biểu ít nhất là 23 (Thanh Lộc, Yên Lộc, Vượng Lộc).

Trong tổng số 221 đại biểu Hội đồng nhân dân của 9 xã được điều tra, có cơ cấu: 182 đại biểu nam (chiếm 82.35%); 39 đại biểu là nữ (chiếm 17.65%); 187 đại biểu là đảng viên (chiếm 84.62%); 100 đại biểu là Đảng ủy viên (chiếm 42.25%); 2 đại biểu là doanh nhân (chiếm 0.90%); 30 đại biểu là cán bộ đoàn thể (chiếm 13.57%); tôn giáo có 9 đại biểu (chiếm 4.07%).

Thường trực Hội đồng nhân dân gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân do đồng chí Bí thư Đảng uỷ kiêm (6/9 xã) hoặc Phó Bí thư thường trực Đảng ủy (3/9 xã) và 1 Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân là đồng chí Đảng uỷ viên.

Qua điều tra 221 đại biểu Hội đồng nhân dân của 9 xã cho thấy chất lượng:

Về trình độ học vấn: có 3 đại biểu (chiếm 1.36%) tốt nghiệp tiểu học; 47 đại biểu (chiếm 21.27%) tốt nghiệp trung học cơ sở; 171 đại biểu (chiếm 73.38%) tốt nghiệp trung học phổ thông. Về trình độ chuyên môn: 58 đại biểu (chiếm 26.24%) tốt nghiệp đại học, cao đẳng; 78 đại biểu (chiếm 35.29%) tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp; 31 đại biểu (chiếm 14.03%) có trình độ sơ cấp. Về trình độ lý luận chính trị: 103 đại biểu (chiếm 46.61%) có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.

Hội đồng nhân dân các xã định kỳ họp 2 lần/năm theo đúng quy định, ngoài ra các xã còn tổ chức các cuộc họp bất thường tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể hàng năm. Thời gian của mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân xã từ 1 đến 2 ngày. Trong mỗi kỳ họp ngoài số đại biểu chính thức theo luật định còn có các đại biểu được mời, số lượng đại biểu được mời dự họp tùy thuộc vào từng xã. Nhìn chung, việc tiến hành các kỳ họp được thực hiện đúng quy định của luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân; chất lượng các báo cáo của Ủy ban nhân dân tại kỳ họp được chuẩn bị chu đáo, những nội dung được đưa vào kỳ họp đều được thông qua Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ.

Trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân, các xã căn cứ vào tình hình thực tiễn để ban hành nghị quyết sát đúng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ngoài nghị quyết chung được ban hành theo kỳ họp, các xã còn chú trọng ban hành các nghị quyết chuyên đề, nghị quyết bất thường để triển khai các nhiệm vụ cần thực hiện hàng năm ở địa phương, chất lượng nghị quyết ngày càng được

chú trọng, theo kết quả khảo sát tại 9 xã của huyện Can Lộc có 34.05% ý kiến cho rằng nghị quyết Hội đồng nhân dân xã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nguyện vọng của nhân dân ở mức tốt, 34.62% ở mức khá.

Hoạt động chất vấn tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân ngày càng tiến bộ, theo kết quả điều tra Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có: 3/9 xã (33.33%) nhận xét tốt, 3/9 xã (33.33%) đánh giá khá, 3/9 xã (33.33%) cho rằng chất lượng hoạt động chất vấn của xã chỉ đạt mức trung bình.

Hoạt động giám sát được Hội đồng nhân dân quan tâm triển khai, hàng năm Thường trực Hội đồng nhân dân các xã (100%) xây dựng kế hoạch giám sát và thông qua kỳ họp đầu năm; xây dựng quy chế phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để đảm bảo việc tham gia giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức này. Từ 2011 đến tháng 6 năm 2014, Hội đồng nhân dân các xã (100%) đã tổ chức nhiều đợt giám sát. Tuy nhiên, mức độ không giống nhau, cụ thể: Thanh Lộc 5 cuộc, Thiên Lộc 7 cuộc, Vĩnh Lộc 6 cuộc, Phú Lộc 6 cuộc, Khánh Lộc 10 cuộc, Yên Lộc 5 cuộc, Thượng Lộc 7 cuộc, Thuần Thiện 6 cuộc. Tiêu biểu có xã Vượng Lộc đã tổ chức được 31 cuộc giám sát.

Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân được tăng cường, trước các cuộc họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng ở các xã (100%) tổ chức tiếp xúc cử tri theo đơn vị bầu cử hoặc theo thôn, cụm dân cư để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thu thập những ý kiến, kiến nghị và phản ánh các ý kiến của cử tri tại các kỳ họp; giải đáp những thắc mắc của cử tri. Sau kỳ họp đại biểu báo cáo kết quả của kỳ họp và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân với cử tri. Tuy nhiên, khi khảo sát về chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, có 28.92% ý kiến đánh giá tốt, 39.74% ý kiến đánh giá khá, vẫn còn 31.34% ý kiến đánh giá trung bình.

Nhìn chung, Hội đồng nhân dân xã đã thể hiện được vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vai trò đại biểu Hội đồng nhân dân từng bước được phát huy; chất lượng các kỳ họp Hội đồng nhân dân ngày càng tốt, các nghị quyết của Hội đồng nhân ngày càng có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, được nhân dân tích cực hưởng ứng. Nhìn chung chất lượng các kỳ họp Hội đồng nhân dân ngày càng được nâng cao, theo ý kiến khảo sát tại 9 xã của huyện Can Lộc có 28.63% ý kiến nhận xét các kỳ họp Hội đồng nhân dân đạt chất lượng tốt, 42.31% khá, 29.06% trung bình, không có ý kiến nào cho rằng hoạt động này còn yếu kém.

Tuy nhiên, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân là người ngoài Đảng ở các xã còn ít nên không phát huy được tiếng nói của nhân dân trong Đảng. Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân chưa cao, vẫn còn 22.63% đại biểu chỉ mới tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở; chỉ có 22.24% đại biệu tốt nghiệp cao đẳng, đại học, còn 22.43% đại biểu chưa được đào tạo chuyên môn; đặc biệt có 53.39% đại biểu chưa được đào tạo trung cấp lý luận chính trị trở lên. Vì vậy, việc triển khai nghị quyết, chủ trương, chính sách gặp nhiều khó khăn; nhiều đại biểu không đủ năng lực để nắm bắt và phản ánh sát đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Việc ban hành nghị quyết mặc dù đã cố gắng để bám sát tình hình cơ sở, tuy nhiên, nhiều nghị quyết còn chung chung, nhiều nội dung chồng chéo với các nghị quyết khác, nên vẫn còn 25.07% ý kiến nhận xét nghị quyết Hội đồng nhân dân chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nguyện vọng của nhân nhân dân ở mức trung bình, 6.27% ý kiến cho rằng chưa đáp ứng. Đặc biệt có nhiều nơi ban hành nghị quyết nhưng không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong nghị quyết.

Vai trò quyết định và giám sát của Hội đồng nhân dân ở một số đơn vị còn yếu. Một số đại biểu Hội đồng nhân dân chưa nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ, trong lời nói và việc làm trước nhân dân, đại biểu của dân nhưng không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không nghe dân nói và không nói cho dân hiểu. Với những tồn tại, hạn chế đó, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây nên phiền hà, bức xúc trong lòng dân, làm cho nhân dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vi phạm nghiêm trọng quy chế dân chủ cơ sở.

Hoạt động chất vấn tại kỳ họp chưa đạt kết quả tốt (số liệu khảo sát cho thấy: 42.88% đạt chất lượng khá, 21.37% đạt mức độ trung bình), vì vậy, một số vấn đề nổi lên ở cơ sở chưa được nêu ra bàn bạc và quyết định giải quyết tại các kỳ họp.

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tuy đã được tổ chức, nhưng ở nhiều xã còn rất hình thức, ít tổ chức thường xuyên (từ năm 2011, đến tháng 6 năm 2014, phần lớn các xã được điều tra chỉ tiến hành giám sát được từ 5 đến 7 cuộc).

Nguyên nhân dẫn tới hạn chế trên là do năng lực hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân còn yếu; vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với Hội đồng nhân dân còn hạn chế; chưa tạo được sự phối hợp tốt giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong quá trình chuẩn bị nội dung cho

kỳ họp, nên chất lượng kỳ họp ở nhiều nơi còn đạt hiệu quả thấp, thiếu cơ chế để giám sát đại biểu Hội đồng nhân dân, nhằm tăng cường vai trò của họ trước Đảng, trước dân.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)