Nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

Theo Niên giám thống kê 2010, huyện Can Lộc có 126.199 người, với số dân thành thị là 12.886 người, số dân nông thôn là 115.998 người. Mật độ dân số là 427 người/km2

.

Mặc dù là huyện thuần nông, nhưng tình hình kinh tế - xã hội huyện Can Lộc trong thời gian qua có bước phát triển về mọi mặt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt cao (giao động từ 12 - 14%); bộ mặt Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có bước khởi sắc; đời sống nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc, chính trị ổn định; hệ thống chính trị được đổi mới khá toàn diện, cụ thể:

Huyện chú trọng đẩy mạnh phát triển toàn diện Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn. Với nhiều chương trình lớn được thực hiện, 22/22 xã cơ bản hoàn thành chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2 từ 216 nghìn thửa xuống còn 63 nghìn thửa, bình quân 01 hộ 2,1 thửa, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp và tích tụ ruộng đất cho những năm tiếp theo.

Huyện đã hoàn thành chương trình “Ngói hoá nhà ở” cho nhân dân (3,3 vạn hộ). Tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành chương trình nước sạch vệ sinh môi trường. Hoàn thành quy hoạch khu công nghiệp Hạ Vàng 205 ha (thuộc danh mục các khu công nghiệp Chính phủ quản lý), quy hoạch cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện 25 ha. Thu hút đầu tư đạt kết quả khá, có 22 dự án đầu tư vào địa bàn, Cáp treo Chùa Hương 120 tỷ đồng; 2 nhà máy gạch Tuy Nen (Thiên Lộc, Vượng Lộc) với công suất trên 40 triệu viên/năm; nhà máy chế biến thức ăn gia súc đạt doanh thu bình quân 1 năm 100 tỷ đồng; Bến xe Bắc Nghèn; Khu du lịch sinh thái Bắc Nghèn. Hình thành điểm dịch vụ du lịch "Cửa thờ Trại Tiểu"; 8 doanh nghiệp khai thác đá, 3 doanh nghiệp khai thác đất sỏi. Số doanh nghiệp phát triển từ 57 doanh nghiệp (năm 2006), đến nay đã có 85 doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có sản phẩm, thương hiệu như: Rượu truyền thống Khánh Lộc, Tuyết Mai (thị trấn Nghèn). Điểm du lịch Chùa Hương, Đồng Lộc mỗi năm có khoảng 120 ngàn lượt khách đến tham quan, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân. Xuất khẩu lao động tính đến thời điểm hiện tại có 4.650 người đi lao động ở nước ngoài; khoảng 10 nghìn lao động làm việc ở các tỉnh phía nam; một số xã như Thiên Lộc, Mỹ Lộc có trên 500 người xuất khẩu lao động, hàng năm đem về nguồn thu hàng trăm tỷ đồng.

Trong xây dựng nông thôn mới, Can Lộc đã tập trung chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đôn đốc thường xuyên và bám nắm kết quả thực hiện tiêu chí của các đơn vị theo kế hoạch, chú trọng tập huấn nâng cao năng lực cho Ban chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các xã, huy động lồng ghép các nguồn vốn. Tính trong năm 2013 toàn huyện đã tổ chức 135 cuộc tuyên truyền với 14.890 lượt người tham gia, 55 cuộc tập huấn với 3.675 lượt người tham gia. Huy động 125 tỷ đồng đầu tư xây dựng Nông thôn mới, trong đó: ngân sách nhà nước 60 tỷ đồng, con em xa quê 15,8 tỷ đồng; tài trợ, đỡ đầu 17,7 tỷ đồng; huy động nhân dân đóng góp 31,5 tỷ đồng. Hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Quyết định 26, Quyết định 09 của Ủy ban nhân dân tỉnh với số tiền 1,76 tỷ đồng/tổng số vốn vay 81 tỷ (đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch). Toàn huyện đã hoàn thành thêm 44 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đặc biệt, với sự chỉ đạo của tỉnh, huyện đến nay xã Thiên Lộc hoàn thành 19/19 tiêu chí, được tỉnh đánh giá cao trong xây dựng nông thôn mới.

Các hoạt động văn hoá - xã hội được đẩy mạnh: có 70,5% gia đình văn hoá, 24% gia đình thể thao, 91% làng, xã, đơn vị văn hoá. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá đi vào chiều sâu. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình hiệu quả. Tệ nạn, ma tuý được hạn chế và đẩy lùi. Công tác Y tế được chăm lo, có 18/23 trạm Y tế đạt chuẩn Quốc gia; Bệnh viện đa khoa huyện đạt đơn vị xuất sắc của Bộ y tế, không có dịch bệnh lớn lây lan trên địa bàn. Hiện có 5.250 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên hàng tháng, đời sống của các đối tượng nhìn chung đảm bảo, các chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ và kịp thời đến tận tay các đối tượng.

Đảm bảo quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang, dự bị động viên, dân quân tự vệ đủ số lượng, có chất lượng. Làm tốt công tác huấn luyện và giáo dục quốc phòng, hàng năm hoàn thành công tác tuyển quân; thường xuyên duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu.

Tuy vậy, là một huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp; chịu tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thời tiết khắc nghiệt và có nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của huyện. Làm cho quá trình tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị nơi đây gặp không ít khó khăn. Vì vậy, cần phải có sự tham gia của toàn đảng, toàn dân và toàn quân để đưa Can Lộc phát triển lên tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)