Ảnh hưởng tới thế giới động vật 1 Khái quát chung

Một phần của tài liệu Các nguồn năng lượng mới có tính tái tạo các cơ sở và những khả năng phát triển (Trang 91 - 95)

5.1 Khái quát chung

Các ảnh hưởng lên con người thì có thể được giảm thiểu một cách cơ bản nhờ các biện pháp sau đây:

- Đảm bảo các tiêu chuẩn theo đúng quy định

- Đảm bảo khoảng cách tối thiểu tới khu vực dân cư - Đảm bảo tình trạng kỹ thuật ổn định

Tuy nhiên các tiêu chuẩn nói trên chưa chú ý tới các ảnh hưởng lên các loài vật. Chính vì vậy ảnh hưởng lên các loại vật cần phải được quan tâm nghiên cứu riêng và cụ thể cho từng loại vật xác định. Vấn đề cơ bản hiện nay là có quá ít các kết quả về các ảnh hưởng của thiết bị WEA lên một loại vật cụ thể nào đó.

5.2 Tác động đối với loại chim

5.2.1 Giới thiệu chung

Một vấn đề căn bản mà các thiết bị WEA gây ra cho loài chim là các loài chim có thể bị va chạm vào các cánh quạt quay lắp trên rotor do tại đỉnh các cánh quạt quay có thể xuất hiện vận tốc dài lên đến hơn 400 km/h.

Ngoài mối nguy hiểm va chạm còn xuất hiện nguy cơ di trú sang địa điểm khác của các loài chim. Nguy cơ này xuất phát từ nguyên nhân các loài chim sẽ tìm cách bay với một khoảng cách đủ lớn an toàn cách xa nơi có thiết bị WEA. Ngoài ra nguy cơ di trú sang địa điểm khác nói trên còn có liên quan đến các nguyên nhân khác nữa như tìm thực ăn và các đặc tính sinh sản.

5.2.2 Tác động của sự di trú các loài chim

Nhưng khu vực có nhiều thiết bị WEA (còn có tên gọi là công viên WEA) có thể hình dung như các hàng rào chắn ngắn cản sự xuất hiện hay di trú của các loài chim. Nhưng hàng rào chắn vô hình này sẽ buộc các loài chim phải bay vòng để tránh, điều này sẽ khiến các loài chim phải tiêu tốn năng lượng hơn cũng như ảnh hưởng tới sự di trú của các loài chim. Điều này các nghiêm trọng trong trường hợp thời tiết xấu khi mà các loài chim buộc phải bay thấp hơn thường lệ.

Ở CHLB Đức thì một số loài chim như ngỗng, sếu, chim cao cẳng và một số loài chim hót sẽ phải chịu những ảnh hưởng này. Các ảnh hưởng rào chắn này có thế được chứng minh tạm thời ở 81 kiểu di trú của các loài chim.

Cần thiết phải thiết lập những khu vực di trú cho các loại chim mà không có thiết bị WEA. Ngoài ra thông qua việc quan sát chi tiết sự di trú của các loài chim vào mùa xuân và mùa thu thì có thể thu được một đánh giá cụ thể về vấn đề di trú của các loài

chim

Hình 12: Đường bay di trú của các loài chim vào mùa thu ở công viên WEA Alpenrod

Hình 13: Đường bay di trú của loài sếu ở công viên WEA Alpenrod

5.2.3 Tác động của sự sinh sản các loài chim

Ảnh hưởng của các thiết bị WEA tới đặc tính sinh sản của các loài chim là rất khác nhau. Một số loài chim nhất định trong phạm vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng „bóng râm chuyển động“ của WEA sẽ không sinh sản nữa. Đối với một số loài chim khác sẽ xuất hiện hiện tượng di chuyển ra khỏi khu vực có thiết bị WEA (đặc tính thích nghi sinh tồn). Tuy nhiên ở một số loài chim khác thì thông qua việc giám sát có thể kết luận rằng, số lượng chim sinh sản tăng lên rõ rệt sau khi lắp đặt các thiết bị WEA so với trước khi lắp đặt các thiết bị WEA.

Các kết qua thu thập được về đặc tính sinh sản của loài chim trong mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 6 cũng rất quan trọng trong mối quan hệ giữa thiết bị WEA và đặc tính sinh sản của loài chim.

Hình 14: Các bằng chính về sinh sản của các loài chim cũng như các loài chim khách ở công viên gió Alpenrod

Ngoài ra khi lựa chọn vị trí đặt thiết bị WEA cần chú ý giữ một khoảng cách tối thiểu tới tổ của các loài chim rất nhạy cảm. Chẳng hạn như với loài diều hâu đỏ, khoảng cách tối thiểu này là 1500 m nhằm đảm bảo nước Đức luôn là quê hương di trú của loài chim này.

5.2.4 Các va chạm

Cho đến thời điểm hiện tại có rất ít các nghiên cứu về số lượng chim không may mắn bị va cham với rotor. Ngoài ra còn có một khó khăn nữa trong việc xác định số lượng chim không may mắn bị va cham với rotor, đó là có rất nhiều khả năng các loài thú ăn thịt sẽ ăn thịt những con chim không may mắn này. ,

Ngoài ra những nghiên cứu đã được thực hiện cho đến thời điểm hiện tại cho các kết quả rất khác nhau. Về cơ bản thì sẽ có những địa điểm mà ở đó khả năng xảy ra va cham cao có thể được chứng minh. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các mối nguy hiểm va chạm thường được đánh giá quá mức và các mối nguy hiểm có thể được

giảm thiểu rất nhiều thông qua việc lựa chọn địa điểm một cách thích hợp.

Các loại chim khác nhau cũng có các phản ứng rất khác nhau đối với nguy cơ va cham với cánh quạt của rotor. Có những mối nguy hiểm rất lớn cho loài chim săn mồi như diều hâu đỏ hay đại bàng trắng bởi vì chúng có rất ít sợ hãi và thường có xu hướng muốn „chơi“ với rotor của các thiết bị WEA.

5.2.5 Kết quả

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông qua việc lựa chọn một địa điểm thích hợp và việc khảo sát kỹ càng về điểu học cho địa điểm xác định này thì các ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị WEA đối với loài chim có thể được giảm thiểu.

5.3 Tác động đối với loài dơi

Bên cạnh loài chim thì loài dơi cũng có thể gặp nguy hiểm do chúng cũng có khả năng bị cuốn vào vùng hoạt động của rotor. Các nguy cơ va chạm có thể diễn ra ở các hoạt động di trú cũng như săn mồi của loài dơi.

Cũng tương tự như loài chim, đối với loài dơi ở một số địa điểm có thể xác định được rằng tỷ lệ tổn thất do va cham là khá cao. Chính vì vay việc lựa chọn địa điểm thích hợp được ưu tiên số một.

Trước khi tiến hành lắp đặt các thiết bị WEA , việc thu thấp số liệu về số lượng loài dơi tại một địa điểm xác định nào đó ví dụ như khu vực rừng sẽ được thực hiện.

Hình 15: Các bằng chứng của máy dò về loài dơi trong khu vực công viên gió của khu vực Nordschwarzwald

Diễn biến của loài dơi sẽ được đánh giá. Nếu như kết quả chỉ ra rằng có những lo lắng về số lượng các vụ va chạm tương đối lớn thì địa điểm đã chọn cần phải được bỏ qua. Trong những trường hợp giới hạn, ở CHLB Đức việc tiến hành giám sát loài dơi sẽ được thực hiện sau khi xây dựng các khu công viên gió. Công việc giám sát sẽ được tiến hành liên tục trong một thời gian dài, kiểm tra xem liệu các vụ va chạm có xảy ra hay không. Ngoài ra cũng con phải xác định thêm, ở điều kiện thời tiết và tốc độ gió như thế nào thì số lượng các vụ va cham sẽ tăng mạnh lên.

Các kết quả nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ rằng số lượng các vụ va chạm sẽ cao hơn vào tháng 8 và tháng 9 với tốc độ gió nhỏ hơn 6m/s. Ở tốc độ gió cao hơn loài dơi có vẻ như tìm cách tránh ra khỏi vùng quay của rotor.

Nếu như các kết quả này được xác nhận chính xác bởi quá trình giám sát các loài dơi thì trong khoảng thời gian này nếu như tốc độ gió nhỏ hơn 6 m/s thì các thiết bị WEA cần phải được ngừng không hoạt động.

Một phần của tài liệu Các nguồn năng lượng mới có tính tái tạo các cơ sở và những khả năng phát triển (Trang 91 - 95)