Ulrich Eymann Mục lục

Một phần của tài liệu Các nguồn năng lượng mới có tính tái tạo các cơ sở và những khả năng phát triển (Trang 79 - 81)

Mục lục 1. Kỹ thuật xây dựng 1.1 Lối vào 1.2 Bề mặt lắp ráp 1.3 Nền móng 1.4 Thân 2. Kỹ thuật thiết bị 2.1 Rotor

2.1.1 Khái quát chung 2.1.2 Cánh quạt

2.1.3 Giới hạn về mặt công suất/ Điều khiển cánh quạt 2.2 Bộ phận truyền lực

2.2.1 Khái quát chung 2.2.2 Hộp số 2.2.3 Trục quay chậm 2.2.4 Khớp nối 2.2.5 Phanh 2.2.6 Máy phát 2.3 Máy biến thế 2.4 Các thành phần khác 1. Kỹ thuật xây dựng 1.1 Lối vào

Việc vận chuyển bêtông, thiết bị WKA cũng như việc vận chuyển các cần trục cùng với các bộ phận đi kèm của nó thường được thực hiện bởi các xe tải hạng nặng (đôi khi các xe tải này còn có chiều dài quá khổ).

Chính vì vậy khi lập kế hoạch về các con đường giao thông vận chuyển đi kèm cần phải chú ý đến những đòi hỏi tối thiểu liên quan đến việc xây dựng đường giao thông, chiều rộng của đường, các bán kính cong của đường.

1.2 Bề mặt lắp ráp

Để lắp ráp các thiết bị WKA thì về mặt nguyên tắc cần phải có 2 cần trục. Vì vậy cũng cần phải có một bề mặt nền cho những cần trục. Bề mặt nền này cũng cần phải thoả mãn các yêu cầu như đối với các xe tải hạng nặng. Bề mặt nền này cũng cần phải có một diện tích làm việc đủ lớn ví dụ như phải có kích thước khoảng 27 m max. 40 m đối với một thiết bị WKA có công suất vào khoảng 2 MW.

Đối với các thiết bị WKA có chiều cao trục quay lớn hơn 100 m thì cần phải có thêm một bề mặt nền phụ dùng cho việc lắp ráp các cánh tay của cần trục (6m x 150 m)

1.3 Nền móng

Nền móng có nhiệm vụ ngăn cản sự nghiêng uốn của thiết bị WKA. Moment uốn lớn nhất xuất hiện ở trạng thái tĩnh của thiết bị khi vận tốc gió là lớn nhất. Đặc biệt đối với

các thiết bị WKA được điều khiển theo kiểu „tự động chòng chành“ (xem kỹ thêm ở mục 2.1.3) thì các cánh quạt sẽ không quay được trong gió , do vậy sẽ xuất hiện các lực uốn tĩnh học rất lớn.

Các thông số kỹ thuật của nền móng phụ thuộc rất lớn vào: - Địa điểm thực tế (Địa chất, các tính chất của nền đất) - Các điều kiện về khí hậu (Khu vực gió)

- Thiết bị WKA (Công suất, chiều cao)

Nền móng có cấu tạo là một khung thép và khung thép này này được điền đầy bởi bêtông. Ở những khu đất có nền đất yếu thì cần thiết phải thay đổi lớp đất nền. Ngoài ra trong những trường hợp đặc biệt thì còn cần phải thi công các trụ chống (đóng cọc).

1.4 Thân

Vận tốc gió tăng lên tương ứng với chiều cao so với mặt đất. Ở gần mặt đất (cho tới chiều cao vào khoảng 60 m) thì sự tăng lên của vận tốc gió chỉ vào khoảng 0,1 - 0,2 m/s, trong khi đó ở chiều cao lớn hơn (từ 80 m – 100 m) thì sự tăng lên của vận tốc gió vào khoảng 0,2 - 0,4 m/s.

Phần thân của thiết bị WKA có nhiệm vụ mang đỡ Rotor cũng như phần động cơ nhằm giúp cho 2 bộ phận này nằm ở một độ cao mà ở đó tỷ lệ gió là thuận lợi.

Sự tăng lên của chiều cao thân tỷ lệ thuận với sự tăng lên của công suất thiết bị WKA. Đối với các thiết bị WKA với công suất từ 400 kW – 600 kW thì về mặt nguyên tắc chiều cao phần thân là 60 – 80 m. Đối với các thiết bị WKA có công suất từ 1,5 MW – 2 MW thì chiều cao phần thân là vào khoảng 80 – 100 m và trong một số trường hợp đặc biệt thì chiều cao phần thân có thể lên đến 125 m.

Hiện nay đối với các thiết bị WKA có công suất từ 3,0 đến 6,0 MW thì đã xuất hiện chào bán trên thị trường những thiết bị có phần thân cao tới 160 m

Trên thị trường hiện nay phần thân có thể gồm những loại sau đây: - Thân được chế tạo từ ống thép hình côn

- Thân được chế tạo từ các khung thép

- Thân được chế tạo từ thép kết hợp với bêtông

Đối với phần thân có chiều cao đến 160 m thì hiện nay sử dụng chủ yếu loại thân được chế tạo từ các khung thép.

Một phần của tài liệu Các nguồn năng lượng mới có tính tái tạo các cơ sở và những khả năng phát triển (Trang 79 - 81)