II. Một số chỉ tiêu bình quân
2. Đầu tư mua sắm phương tiện, tài sản cho SXKD,
4.5.3 Một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tiền đền bù của nông hộ
Thứ nhất, thực tế cho thấy tuổi của chủ hộ tương đối cao, trình độ của
chủ hộ cũng như các lao động trong nông hộ còn thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng tiền đền bù của hộ cũng như phương hướng và kết quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc đầu tiên cần làm là nâng cao trình
80
đang diễn ra tại địa phương và đang trực tiếp ảnh hưởng đến nông hộ. Muốn làm được như vậy, hộ cần chủ động tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức mới cho nghề nghiệp mình đã, đang và sẽ đầu tư. Việc trau dồi kiến thức sẽ giúp hộ có cái nhìn tốt hơn cả về cơ hội phát triển và rủi ro của các ngành nghề mà mình sẽ tham gia đầu tư. Từ đó có những sự chuẩn bị tốt cho cuộc sống sau khi mất đất. Đặc biệt việc trau dồi kiến thức sẽ góp phần giúp hộ hiểu được mình nên sử dụng tiền đền bù như thế nào cho hợp lý, tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, số tiền sử dụng đúng
mục đích bình quân trên hộ tại xã có ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển cao hơn nhiều so với xã nông nghiệp. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương bị thu hồi đất theo hướng CNH – HĐH, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động ở nông thôn. Ngoài ra, một vấn đề quan trọng nữa là cần hình thành nền nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở điện khí hóa và cơ khí hóa, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác.
Thứ ba, xây dựng nền kinh tế của các xã gắn bó với nền kinh tế của
tỉnh, chủ động khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chú trọng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, địa phương cần tạo điều kiện để nông hộ phát triển các ngành nghề mới như nghề mộc, nấu rượu, làm đậu phụ, sửa chữa ôtô, cơ khí, mây tre đan xuất khẩu…nhằm thu hút nhiều hộ đầu tư và tạo được việc làm cho nhiều lao động. Tập trung cao độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, mở rộng và phát triển dịch vụ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ nhà trọ, dịch vụ thông tin lien lạc và internet, dịch vụ buôn bán tạp hóa,…
Thứ tư, mời các chuyên gia kinh tế và những người thực hiện chủ
81
mà hộ sẽ phải đối mặt khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang ngày càng ít đi, các KCN được xây dựng nhiều hơn. Phân tích cho hộ thấy được ý nghĩa và mục đích của tiền đền bù, những hậu quả mà hộ gặp phải nếu tiêu dùng không hợp lý tiền đền bù để hộ có ý thức hơn trong việc cân nhắc sử dụng tiền đền bù như thế nào cho phù hợp với điều kiện của gia đình mình. Tư vấn giúp hộ giải quyết những băn khoăn và vướng mắc xoay quanh vấn đề sử dụng tiền đền bù và sinh kế của hộ.
Những buổi nói chuyện như vậy nên tổ chức trước khi thu hồi đất để hộ có được những định hướng đúng đắn trong việc sử dụng tiền đền bù đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp. Sau khi thu hồi đất cũng vẫn cần tổ chức những buổi trao đổi như vậy để cập nhật những thông tin mới cho hộ và đánh giá về sự phát triển của các ngành nghề, chỉ ra những mặt tốt để phát huy và những điểm yếu cần khắc phục, cung cấp cho hộ những ngành nghề mới có triển vọng phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương.
Thứ năm, chính quyền địa phương tổ chức cho nông hộ đi thăm quan, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ những nông hộ làm kinh tế giỏi, những mô hình sản xuất có hiệu quả như mô hình phát triển chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, mô hình trồng rau an toàn, hoa quả cao cấp đạt hiệu quả kinh tế cao, những làng nghề và dịch vụ đang phát triển tại khu vực nông thôn…Đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động địa phương, chủ yếu là hướng nghiệp cho đội ngũ lao động từ 18 – 25 tuổi để cung cấp lao động cho các làng nghề và KCN. Từ đó tăng số tiền đền bù của nông hộ vào việc học nghề và có thể mở cơ sở sản xuất kinh doanh ngay sau khi học xong.
Bên cạnh đó cần tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo ra một cao trào đầu tư phát triển kinh tế từ quỹ tiền đền bù của nông hộ, tặng sách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới, sách hướng dẫn kỹ thuật các nghề tiều thủ công nghiệp … cho nông hộ để hộ có định hướng đúng đắn trong việc sử dụng tiền đền bù.
82
Đối với nhóm hộ mất nhiều đất nông nghiệp, do đất nông nghiệp không còn hoặc còn rất ít nên khó có thể tiếp tục dựa vào thu nhập từ nông nghiệp để sinh sống, bắt buộc hộ phải chuyển đổi nghể nghiệp. Do đó, nông hộ cần đầu tư cho những lao động trẻ học nghề và nâng cao trình độ để vào làm việc tại các KCN, hoặc sau khi học xong có thể tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh bằng số tiền đền bù nhận được. Còn đối với các lao động lớn tuổi (trên 35 tuổi) và những lao động trẻ nhưng không có trình độ, hộ cần tìm kiếm các ngành nghề phù hợp để đầu tư phát triển sản xuất như phát triển chăn nuôi, trồng cây cảnh, dịch vụ vận tải, làm mây tre đan, gốm sứ, xây dựng nhà trọ, đầu tư kinh doanh dịch vụ tạp hóa, ăn uống,…Nếu hộ chưa tìm được nghề nghiệp để chuyển đổi thì nên gửi tiền vào ngân hàng hoặc cho người khác vay để đợi cơ hội để tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích, đến khi cần đầu tư thì số tiền đền bù không còn hoặc còn không đủ đầu tư.