Mức phân bổ tiền đền bù tại các hộ điều tra phân theo nhóm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh (Trang 59 - 63)

II. Một số chỉ tiêu bình quân

2. Đầu tư mua sắm phương tiện, tài sản cho SXKD,

4.2.3 Mức phân bổ tiền đền bù tại các hộ điều tra phân theo nhóm

Để thấy rõ hơn việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ, đề tài tiến hành nghiên cứu mức phân bổ tiền đền bù trên cơ sở tính bình quân các khoản chi tiêu vào các việc khác nhau của nông hộ theo các nhóm hộ điều tra, thể hiện qua bảng 4.8.

Trong tổng số tiền đền bù mà các hộ nhận được có tới 59,02% là sử dụng không đúng mục đích, chỉ có 40,98% số tiền đó được các nông hộ sử dụng đúng mục đích. Bình quân số tiền đền bù của nhóm I là 50,88 triệu đồng/hộ, thấp nhất trong ba nhóm nghiên cứu, trong đó có 16,03 triệu đồng sử dụng đúng mục đích, chiếm 31,51% và 34,85 triệu đồng là sử dụng không đúng mục đích, chiếm 68,49%. Tiền đền bù nhận được bình quân hộ của nhóm II là 96,78 triệu đồng/hộ, trong đó tỷ lệ số tiền sử dụng đúng mục đích cao hơn của nhóm I là 35,54%, số tiền đền bù sử dụng không đúng mục đích là 64,46%. Nhóm III có tỷ lệ đất nông nghiệp thu hồi là lớn nhất nên số tiền đền bù nhận được cũng nhiều nhất, bình quân một hộ là 152,39 triệu đồng/hộ, trong đó số tiền sử dụng đúng mục đích là 72,54 triệu, tương ứng 47,60%, số tiền sử dụng không đúng mục đích là 79,85 triệu đồng tương ứng với 52,40% số tiền bình quân một hộ nhận được.

Bảng 4.8 Thực trạng sử dụng tiền đền bù tính bình quân theo nhóm hộ điều tra

(Tính bình quân cho một hộ điều tra)

Diễn giải Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng số

Giá trị (tr.đ) CC (%) Giá trị (tr.đ) CC (%) Giá trị (tr.đ) CC (%) Giá trị (tr.đ) CC (%) Số tiền bình quân một hộ 50.88 100.00 96.78 100.00 152.39 100.00 300.05 40.98 I. Sử dụng đúng mục đích của tiền đền bù 16.03 31.51 34.4 35.54 72.54 47.60 122.97 6.34 1. Học nghề mới 0 0.00 5.55 16.13 13.47 18.57 19.02 15.47

2. Đầu tư mua sắm phương tiện, tài sản cho SXKD,

phát triển ngành nghề, dịch vụ 9.85 61.45 17.69 51.42 33.12 45.66 60.66 49.33

3. Mua đất nông nghiệp tiếp tục sản xuất 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00

4. Cho vay lấy lãi (gửi tiết kiệm, cho vay tự do,….) 6.18 38.55 7.39 21.48 15.93 21.96 29.5 23.99

5. Khác (LĐ xuất khẩu, góp vốn KD,…) 0 0.00 3.77 10.96 10.02 13.81 13.79 11.21

III. Sử dụng không đúng mục đích của tiền đền bù 34.85 68.49 62.38 64.46 79.85 52.40 177.08 23.88

1. Mua, xây dựng hoặc sửa nhà ở 9.2 26.40 29.55 47.37 32.91 41.21 71.66 40.47

2. Mua đồ dùng sinh hoạt gia đình 13.28 38.11 14.82 23.76 16.95 21.23 45.05 25.44

3. Trả nợ, chia cho con cháu 7.12 20.43 15.47 24.80 20.59 25.79 43.18 24.38

4. Chữa bệnh 2.27 6.51 0 0.00 5.34 6.69 7.61 4.30

5. Mục đích khác (ăn uống, lô đề, cờ bạc,…) 2.98 8.55 2.54 4.07 4.06 5.08 9.58 5.41

Trong số tiền sử dụng đúng mục đích, các hộ chủ yếu đầu tư cho mua sắm phương tiện, tài sản cho sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề, dịch vụ, chiếm 49,33%. Trong đó nhóm I có tới 19,36%, nhóm II là 18,28% và nhóm III là 21,73% số tiền của hộ được đầu tư vào mở mang, phát triển ngành nghề như: xây nhà trọ cho công nhân thuê, mở cửa hàng tạp hóa, quán cơm bình dân,…Có nhiều hộ chưa biết sử dụng số tiền đền bù vào mục đích gì nhưng cũng không dám đầu tư vào sản xuất kinh doanh vì sợ rủi ro nên lựa chọn giải pháp an toàn là gửi vào ngân hàng hoặc cho vay lấy lãi, nhiều trường hợp sau đó đã rút dần số tiền cho vay về chi tiêu cho xây dựng nhà cửa, mua đồ dùng và sinh hoạt của gia đình.

Số tiền đền bù được đầu tư vào học nghề mới của các hộ chiếm không đáng kể. Đáng chú ý là ở nhóm I, không có hộ nào sử dụng cho học nghề mới vì với số tiền đền bù nhận được thấp nhất trong ba nhóm, hộ chi dùng vào sửa sang nhà cửa và mua sắm đồ dùng sinh hoạt đã chiếm phần lớn số tiền, ngoài ra diện tích đất nông nghiệp của hộ vẫn còn tương đối nhiều nên hộ không bị áp lực về vấn đề việc làm. Nhóm II có dành tiền cho học nghề mới nhưng vẫn thấp hơn so với nhóm III cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Lao động đi học nghề mới chủ yếu là các lao động trẻ của hộ, ngành nghề theo học của các lao động này chủ yếu là học lái xe (xe tải, taxi,…), học sửa chữa xe máy, ôtô, học nghề cơ khí (hàn xì, nhôm kính,…), còn lao động nữ chủ yếu là đi học nghề may.

Không có hộ nào sử dụng tiền đền bù nhận được để mua đất nông nghiệp tiếp tục sản xuất. Nguyên nhân là do tâm lý của người nông dân cả đời đã vất vả gắn bó với đồng ruộng nhưng thu nhập không cao, đời sống thấp nên họ không mong muốn có thêm đất nông nghiệp để sản xuất mà kỳ vọng có cơ hội được làm việc trong các KCN với mức thu nhập cao hơn.

Trong số tiền đền bù sử dụng không đúng mục đích của nông hộ, chủ yếu được dùng vào việc xây dựng, sửa sang nhà ở, mua đồ dùng sinh hoạt và chia cho con cháu. Do đa số nông hộ có mức sống thấp, điều kiện nhà ở và đồ

dùng sinh hoạt thiếu thốn nên khi nhận được tiền đền bù các hộ đều muốn cải thiện và nâng cao tiện nghi trong ăn ở, sinh hoạt của gia đình. Ở nhóm I, tỷ lệ mua đồ dùng sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số tiền sử dụng không đúng mục đích với 38,11%, tiếp đến là sử dụng cho xây dựng, sửa sang nhà ở với 26,40%. Ở nhóm II và nhóm III thì ngược lại, tỷ lệ tiền đền bù dành cho mua và xây dựng, sửa sang nhà cửa lại cao hơn hẳn vì hộ nhận được nhiều tiền đền bù hơn, mua sắm đồ dùng sinh hoạt cũng chỉ cần một mức độ nhất định, số tiền còn lại hộ có thể sử dụng để mua, xây dựng và sửa sang nhà cửa nhiều hơn. Ở nhóm II, tỷ lệ tiền đền bù dành cho mua, xây dựng và sửa sang nhà cửa là 47,37%, tỷ lệ dành cho mua sắm đồ dùng sinh hoạt là 23,76% số tiền sử dụng không đúng mục đích; tỷ lệ này ở nhóm III là 41,21% và 21,23%.

Ngoài việc sử dụng tiền đền bù vào những nhu cầu hiện tại, hộ còn dùng số tiền đó để trả nợ ngân hàng và chia cho con cháu. Vì thực tế là có nhiều hộ phải vay vốn ngân hàng về đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng gặp phải rủi ro nên gần như không có khả năng trả nợ, khi nhận được tiền đền bù hộ như trút được gánh nặng trên vai, trả hết số tiền mình đã vay để không phải lo lắng nữa. Hộ cũng chia số tiền đó cho con cháu coi như là một phần con cháu được hưởng. Một số trường hợp khác gặp phải rủi ro bệnh tật nên phải dùng tiền đền bù để chữa bệnh.

Như vậy, số tiền đền bù và hỗ trợ cho nông hộ chuyển đổi nghề nghiệp phần lớn được sử dụng không đúng mục đích. Khi nhận được tiền đền bù, khoản chi đầu tiên của hộ là dành cho ăn uống, mua đồ dùng sinh hoạt và xây dựng, sửa sang nhà cửa, sau đó hộ mới tính toán để chi cho các việc khác, không ai có thể can thiệp việc sử dụng khoản tiền đó của hộ vào việc cải thiện mức sống của gia đình.

Từ thực tế này có thể đưa ra một nhận định, nếu như giá tiền đền bù cho nông hộ cao hơn thì sau khi nông hộ chi tiêu cải thiện điều kiện sống vẫn còn một khoản tiền lớn để hộ đầu tư chuyển đổi nghề nghiệp. Với mức giá

đền bù và giá cả các mặt hàng tiêu dùng trên thị trường như hiện nay thì sẽ có rất nhiều hộ do chỉ lo cải thiện mức sống trước mắt mà không tính tới hậu quả lâu dài, khi mà tiền đền bù đã sử dụng hết, đất nông nghiệp thì không còn nữa. Trước thực trạng đó, việc tăng giá tiền đền bù cho nông hộ là rất bức thiết, cần được Đảng và Nhà nước quan tâm và đưa ra chính sách hợp lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w