Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp ở các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 48)

- So sánh các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các xã với nhau…

4.1.3Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp ở các điểm nghiên cứu

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp ở các điểm nghiên cứu

4.1.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, huyện Thuận Thành cũng đang diễn ra quá trình thu hồi và đền bù đất mạnh mẽ. Để làm rõ được sự khác nhau về cách thức sử dụng tiền đền bù của các hộ bị thu hồi đất, đề tài đã chọn 3 xã có đặc trưng riêng về các ngành kinh tế. Qua bảng 4.2 cho thấy:

Theo quy hoạch của huyện Thuận Thành thì đến năm 2015 xã Xuân Lâm cơ bản sẽ trở thành một xã công nghiệp vì với vị trí giáp với Hà Nội và có đường tỉnh lộ 282 chạy qua, xã Xuân Lâm có nhiều ưu thế trong việc hình thành khu công nghiệp. Năm 2007, trong tổng giá trị sản xuất của xã ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn là 53,21% nhưng giảm khá mạnh vào năm 2008 còn 38,86% và đến năm 2009 là 30,63%. Thay vào đó là tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên, đặc biệt là ngành công nghiệp. Năm 2007, ngành công nghiệp chỉ chiếm 25,08% GDP của xã thì đến năm 2009 đã chiếm 42,74%. Còn ngành dịch vụ chiếm 21,71% GDP của xã năm 2007 tăng lên 26,63% năm 2009. Có được sự thay đổi về tỷ trọng các ngành trong tổng giá trị sản xuất như trên là do diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ở Xuân Lâm là lớn nhất so với toàn huyện. Tốc độ phát triển bình quân cho cả xã Xuân Lâm trong 3 năm từ 2007 – 2009 là 12,98%.

Bảng 4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của các điểm nghiên cứu từ năm 2007 - 2009

Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển (%)

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 08/07 09/08 BQ Xã Xuân Tổng giá trị sản xuất 37.768 100.00 41.442 100.00 48.209 100.00 109.73 116.33 112.98 1. CN&TTCN, xây dựng 9.472 25.08 15.262 36.83 20.603 42.74 161.13 135.00 147.48 2. Nông nghiệp 20.096 53.21 16.105 38.86 14.767 30.63 80.14 91.69 85.72 3. Dịch vụ 8.200 21.71 10.075 24.31 12.839 26.63 122.87 127.43 125.13 Thị Trấn Tổng giá trị sản xuất 100.840 100.00 108.129 100.00 131.627 100.00 107.23 121.73 114.25 1. CN&TTCN, xây dựng 31.410 31.15 35.120 32.48 42.300 32.14 111.81 120.44 116.05 2. Nông nghiệp 21.230 24.00 22.709 23.49 24.317 19.56 106.97 107.08 107.02 3. Dịch vụ 48.200 47.80 50.300 46.52 65.010 49.39 104.36 129.24 116.14 Xã Thanh Tổng giá trị sản xuất 40.650 100.00 45.156 100.00 49.353 100.00 111.08 109.29 110.19 1. CN&TTCN, xây dựng 6.180 15.20 8.102 17.94 10.041 20.35 131.10 123.93 127.47 2. Nông nghiệp 24.200 52.23 25.403 50.29 25.750 49.27 104.97 101.37 103.15 3. Dịch vụ 10.270 25.26 11.651 25.80 13.562 27.48 113.45 116.40 114.91

Thị trấn Hồ là trung tâm văn hóa – kinh tế của huyện Thuận Thành, có dịch vụ phát triển, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất của thị trấn. Cụ thể là năm 2007, ngành dịch vụ chiếm 47,8% GDP của thị trấn, năm 2008 giảm nhẹ là 46,52% và lại tăng vào năm 2009 là 49,39%. Ngành công nghiệp cũng khá phát triển chiếm 31,15% GDP của thị trấn năm 2007 và năm 2009 là 32,14%.

Xã Thanh Khương về cơ bản vẫn là một xã thuần nông, có ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, chiếm 52,23% năm 2007, giảm xuống 50,29% năm 2008 và 49,27% năm 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân qua ba năm 2007 – 2009 là 3,15%. Ngành công ngiệp và dịch vụ có tăng qua các năm nhưng mức độ tăng chưa cao. Ngành công nghiệp năm 2007 chiếm 15.2% tăng lên 20,35% năm 2009, ngành dịch vụ năm 2007 chiếm 25,26% năm 2007 tăng lên 27,48% năm 2009.

Như vậy, qua các số liệu phân tích ở trên cùng với quá trình tìm hiểu thực tế, chúng ta có thể thấy thị trấn Hồ có giá trị sản xuất lớn nhất, chủ yếu đóng góp từ ngành dịch vụ. Xã Xuân Lâm đang biến đổi cơ cấu GDP mạnh mẽ theo hướng tiến bộ, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Xã Thanh Khương vẫn chưa có nhiều thay đổi trong cơ cấu GDP và vẫn là một xã nông nghiệp. Đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng tiền đền bù của của hộ? Đề tài của chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề này trong các phần tiếp theo.

4.1.3.2 Thực trạng thu hồi đất ở các điểm nghiên cứu

Trong ba địa phương nghiên cứu thì thị trấn Hồ có diện tích tự nhiên lớn nhất với 510,71 ha, lớn thứ hai là xã Thanh Khương với diện tích 483,43 ha, cuối cùng là xã Xuân Lâm với diện tích 477,49 ha. Sự chênh lệch về diện tích tự nhiên không nhiều nhưng mật độ dân số có sự khác biệt rõ rệt, đông nhất là thị trấn Hồ

với 2478,71 người/km2, tiếp đến là xã Xuân Lâm với 1369,03 người/km2, cuối cùng là xã Thanh Khương có mật độ 1335,66 người/km2.

Bảng 4.3 Tình hình thu hồi đất của các xã nghiên cứu

Diễn giải ĐVT Xã Xuân Lâm Thị Trấn Hồ Xã Thanh Khương

I. Tổng diện tích tự nhiên ha 477.49 510.71 483.43

1. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ha 89.13 55.44 43.62

2. Diện tích đất nông nghiệp còn lại ha 159.34 180.32 234.99

II. Tổng số hộ hộ 1508 3250 1465

Số hộ bị thu hồi đất hộ 507 379 431

III. Tổng số nhân khẩu người 6537 12659 6457

IV. Một số chỉ tiêu

1. Diện tích đất hộ bị thu hồi nhiều nhất m2 5417 3755 3541

2. Diện tích đất hộ bị thu hồi ít nhất m2 181 132 153

3. Diện tích đất thu hồi BQ/hộ bị thu hồi m2 1757,99 1462,79 1012,06

4. Diện tích đất nông nghiệp còn lại/hộ m2 1056,63 554,83 1604.03

5. Mật độ dân số người/km2 1369.03 2478.71 1335.66

Xã Xuân Lâm có tổng số 1508 hộ, trong đó có 507 hộ bị thu hồi đất, hộ bị thu hồi nhiều nhất là 5417 m2, hộ bị thu hồi ít nhất là 181 m2, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi bình quân trên hộ là 1757,99 m2, diện tích đất nông nghiệp còn lại bình quân trên hộ là 1056,63 m2, như vậy bình quân mỗi hộ còn lại là 2,94 sào Bắc Bộ đất nông nghiệp. Do diện tích đất nông nghiệp còn lại không đáng kể nên xã đã phát triển mạnh mẽ các mô hình trồng rau màu, thời gian khoảng 15 – 30 ngày/lứa để nâng cao hệ số sử dụng đất. Bên cạnh đó, xã còn phát triển các dịch vụ nông nghiệp như dịch vụ cây giống, thu gom nông sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mở lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân,…

Thị trấn Hồ có tổng số hộ lớn nhất với 3250 hộ, trong đó chỉ có 379 hộ bị thu hồi đất, hộ bị thu hồi nhiều nhất là 3755 m2, hộ bị thu hồi ít nhất là 132 m2, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi bình quân trên hộ là 1462,79 m2, diện tích đất nông nghiệp còn lại bình quân trên hộ là 554,83 m2, tương đương với 1,54 sào Bắc Bộ. Với diện tích đất nông nghiệp bình quân còn lại khá thấp nhưng thị trấn chỉ tập trung canh tác 2 vụ lúa, diện tích đất trồng rau màu không nhiều. Nông hộ cũng ít chú trọng tới việc tăng vụ mà chủ yếu tập trung vào đầu tư phát triển dịch vụ như dịch vụ vận tải tàu thuyền, dịch vụ tiêu dùng,…

Xã Thanh Khương có tổng số hộ ít nhất là 1465 hộ, trong đó có 431 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ bị thu hồi nhiều nhất là 3541 m2, hộ bị thu hồi ít nhất là 153 m2, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi bình quân trên hộ là 1012,06 m2, diện tích đất nông nghiệp còn lại bình quân trên hộ là 1604,03 m2, tương đương 4,46 sào Bắc Bộ, cao nhất trong ba điểm nghiên cứu. Với diện tích đất nông nghiệp bình quân còn lại, nông hộ vừa sản xuất 2 vụ lúa và trồng hoa màu. Tuy nhiên do đặc điểm của xã là xã nông nghiệp nên khi diện tích đất nông nghiệp bị mất dần, thậm chí nhiều hộ bị mất gần hết đất sản xuất sẽ là thách thức lớn đối với các hộ trong con đường tìm kế sinh nhai của mình.

Như vậy, trong ba địa phương nghiên cứu thì Xuân Lâm là xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cao nhất cũng như số hộ bị mất đất lớn nhất,

trong thời gian tới còn tiếp tục bị thu hồi theo định hướng và quy hoạch của huyện Thuận Thành. Do đó việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ là rất đáng lo ngại và vấn đề việc làm cũng có nhiều báo động. Thị trấn Hồ tuy có diện tích đất nông nghiệp còn lại không nhiều nhưng có ngành dịch vụ phát triển nên theo đánh giá của cán bộ địa phương thì vấn đề giải quyết việc làm không đáng lo ngại như các địa phương khác. Xã Thanh Khương vẫn còn nhiều diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ nhưng cũng cần được chính quyền quan tâm để người dân không gặp khó khăn khi diện tích đất canh tác bị giảm đi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 48)