GTSX Công nghiệp, xây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh (Trang 29 - 32)

IV. Một số chỉ tiêu

1. GTSX Công nghiệp, xây

dựng tỷ đồng 1246.13 43.25 1522.47 45.51 1871.76 46.69 122.18 122.94 122.56

Riêng ngành công nghiệp tỷ đồng 704.42 56.53 873.67 57.39 1068.34 57.08 124.03 122.28 123.15

2. GTSX Nông nghiệp tỷ đồng 939.39 32.60 962.83 28.78 1026.00 25.59 102.50 106.56 104.51 - Trồng trọt tỷ đồng 493.62 52.55 442.335 45.94 391.133 38.12 89.61 88.42 89.02 - Chăn nuôi tỷ đồng 344.82 36.71 397.54 41.29 465.75 45.39 115.29 117.16 116.22 - Dịch vụ nông nghiệp tỷ đồng 100.95 10.75 122.955 12.77 169.12 16.48 121.80 137.55 129.43 3. GTSX Dịch vụ tỷ đồng 695.65 24.14 860.25 25.71 1111.45 27.72 123.66 129.20 126.40 II. Một số chỉ tiêu 1. GTSX/hộ triệu đồng/người 80.93 - 93.20 - 108.28 - 115.17 116.18 115.67 2. GTSX/khẩu triệu đồng/hộ 20.12 - 23.24 - 27.72 - 115.47 119.30 117.37 3. GTSX/lao động triệu đồng/lđ 32.81 - 37.64 - 44.68 - 114.74 118.68 116.70

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong những năm qua, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tại huyện Thuận Thành đã dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của thị trấn và nhiều xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tùy vào địa thế mà diện tích chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp ở mỗi xã là khác nhau.

Đề tài của chúng tôi đã chọn 3 điểm nghiên cứu là thị trấn Hồ, xã Xuân Lâm và xã Thanh Khương, là thị trấn và xã điển hình cho việc giảm quỹ đất nông nghiệp và còn tiếp tục giảm do các dự án xây dựng khu công nghiệp trong thời gian tới. Trong đó:

- Thị trấn Hồ là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của huyện, có ngành dịch vụ rất phát triển.

- Xã Xuân Lâm là xã có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất cả huyện và đến năm 2015 cơ bản trở thành xã công nghiệp.

- Xã Thanh Khương là xã nông nghiệp.

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và nội dung của đề tài nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra 90 hộ nông dân, căn cứ vào danh sách thống kê các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp do phòng địa chính các xã, thị trấn cung cấp chúng tôi chọn ở mỗi điểm nghiên cứu 30 hộ để điều tra nhằm đảm bảo dung lượng mẫu theo nguyên tắc số lớn, thỏa mãn tính ước lượng vững.

Các hộ được chọn dựa trên phương pháp phân tổ thống kê lấy tiêu chí là diện tích đất bị thu hồi:

- Nhóm hộ I gồm 30 hộ nông dân bị thu hồi đất dưới 30% tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng.

- Nhóm hộ II gồm 30 hộ nông dân bị thu hồi đất từ 30% - 70% tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng.

- Nhóm hộ III gồm 30 hộ nông dân thu hồi đất trên 70% tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng.

Với mỗi nhóm hộ, chúng tôi tiến hành điều tra 10 mẫu ở mỗi xã và thị trấn.

3.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu

*Thu thập số liệu thứ cấp:

Nguồn số liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo, internet,… nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới xây dựng KCN, việc đền bù và sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân.

Thu thập số liệu đã được tổng hợp trong niên giám thống kê hàng năm của huyện Thuận Thành, trong các báo cáo của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng tài nguyên môi trường, báo cáo của thị trấn và các xã nghiên cứu…

*Thu thập tài liệu sơ cấp:

Thông qua thảo luận nhóm, PRA: phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận với một số nhóm hộ khác nhau về những thuận lợi khó khăn cũng như kiến nghị của hộ về vấn đề thu hồi và đền bù đất nông nghiệp, vấn đề sử dụng tiền đền bù như thế nào cho hợp lý…

Phỏng vấn: thông qua phỏng vấn bán cấu trúc các cán bộ của phòng nông nghiệp huyện, phòng tài nguyên môi trường, chủ tịch thị trấn và xã mà đề tài tiến hành nghiên cứu. Qua đó có được tình hình chung của toàn địa bàn.

Điều tra trực tiếp các nông hộ: chúng tôi đã tiến hành điều tra hộ nông dân bằng cách xây dựng bảng câu hỏi điều tra bao gồm các nội dung chính sau:

+ Thông tin chung về hộ điều tra: họ tên chủ hộ, tuổi, trình độ văn hoá, thông tin về nhân khẩu, lao động, thông tin về ngành nghề kinh doanh của hộ.

+ Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của hộ trước và sau khi bị thu hồi đất xây dựng KCN, biến động diện tích đất, biến động về cơ cấu lao động, biến động về ngành nghề và thu nhập của mỗi thành viên trong hộ…

+Thông tin về cách thức sử dụng tiền đền bù của hộ và hiệu quả của việc sử dụng số tiền đó.

Ngoài ra trong quá trình điều tra còn sử dụng một số thông tin mang tính chất định tính khác được thu thập bằng cách đặt ra câu hỏi mở sau đó nói chuyện thảo luận với người được phỏng vấn.

3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin

- Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel để tổng hợp và hệ thống hóa lại những tiêu thức cần thiết.

3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.5.1 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, số lớn nhất, số nhỏ nhất,… nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số.

3.2.5.2 Phương pháp so sánh

Được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về: - Diện tích đất canh tác

- Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ

- Lực lượng lao động làm nông nghiệp, làm trong các ngành nghề khác - Số lượng ngành nghề trong các hộ sau khi chuyển đổi đất canh tác - Thu nhập của hộ trước và sau khi nhận tiền đền bù

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w