Các chính sách áp dụng tại huyện Thuận Thành về thu hồi đất nông nghiệp và đền bù cho các hộ nông dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh (Trang 34 - 40)

- So sánh các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các xã với nhau…

4.1.1Các chính sách áp dụng tại huyện Thuận Thành về thu hồi đất nông nghiệp và đền bù cho các hộ nông dân

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1Các chính sách áp dụng tại huyện Thuận Thành về thu hồi đất nông nghiệp và đền bù cho các hộ nông dân

nghiệp và đền bù cho các hộ nông dân

Đền bù đất nông nghiệp vẫn là một bài toán khó cho các cấp chính quyền địa phương khi tiến hành thu hồi đất do xây dựng các khu công nghiệp.

Nội dung của các khoản tiền đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp gồm: - Tiền đền bù đất nông nghiệp

- Tiền đền bù cây trồng vật nuôi

- Tiền hỗ trợ ổn định cuộc sống và ổn định sản xuất - Tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

4.1.1.1 Quy định về khung giá đền bù đất nông nghiệp

Giá đất nói chung và giá đất nông nghiệp nói riêng liên tục thay đổi nên mỗi năm UBND tỉnh Bắc Ninh lại đưa ra quy định mới nhằm điều chỉnh giá các loại đất trên địa bàn tỉnh. Phương thức tính giá đất đền bù căn bản vẫn là dựa vào phân hạng đất để tính toán.

Theo Quyết định số 123/2006/QĐ-UB, giá đất nông nghiệp được tính toán riêng cho từng loại đất, trong đó có đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng sản xuất theo từng hạng đất từ hạng 1 đến hạng 6 và giá đất luôn thấp dần theo từng loại đất có kèm theo chất lượng của đất (phụ lục 1).

Đối với đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thuỷ sản mức giá đất quy định như nhau, mức giá cho đất có hạng 1 là 41.000 đ/m2, hạng 2 là 38.950 đ/m2, hạng 3 là 37.000 đ/m2, hạng 4 là 35.150 đ/m2, hạng 5 là 33.400 đ/m2 và hạng 6 là 31.730 đ/m2.

Đất trồng cây lâu năm có mức giá quy định cao nhất, mức giá cho đất hạng 1 là 47.560 đ/m2, hạng 2 là 45.180 đ/m2, hạng 3 là 42.920 đ/m2, hạng 4 là 40.770 đ/m2, hạng 5 là 38.740 đ/m2 và hạng 6 là 36.810 đ/m2.

Đất rừng sản xuất có giá thấp nhất, đối với đất hạng 1 là 16.400 đ/m2, hạng 2 là 15.580 đ/m2, hạng 3 là 14.800 đ/m2, hạng 4 là 14.060 đ/m2 và hạng 5 là 13.360 đ/m2.

Có thể thấy rõ sự chệnh lệch về giá của các loại đất nông nghiệp nhưng nhìn chung giá đất vẫn được quy định và tính toán theo chất lượng và giá trị kinh tế của từng loại đất. Riêng đối với đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư nông thôn và thành thị thì giá đất được quy định khác và chỉ có một mức giá cố định gắn liền với vị trí của đất, giá đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư nông thôn là 49.200 đ/m2 và đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư thành thị là 61.500 đ/m2. Điều này cho thấy, cùng là đất sản xuất nông nghiệp nhưng không chỉ có chất lượng đất mà cả vị trí của đất cũng tạo nên các mức giá đất khác nhau.

Nhưng chỉ một năm sau đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra một khung giá đền bù mới theo Quyết định số 91/2007/QĐ-UB ngày 18/12/2007, đi kèm với nó là quyết định thay đổi hạng đất nông nghiệp (phụ lục 2).

Theo Quyết định này, đất nông nghiệp không còn chia theo phân hạng đất từ 1 đến 6 như trước mà chỉ còn 2 loại đất là đất ở vị trí 1 và đất ở vị trí 2. Trong đó, đất có vị trí 1 là phần đất nông nghiệp nằm trong phạm vi địa giới các huyện, thành phố trong tỉnh chỉ trừ phần diện tích đất nông nghiệp thuộc vị trí 2. Còn đất ở vị trí 2 là phần đất nông nghiệp tại các khu ven sông, bãi bồi ở ngoài đê bao gồm cả đê bối và phần đất bãi bồi trên sông. Với hai vị trí này, giá đất có khác nhau, có cao hơn và dễ tính toán đền bù hơn so với giá đất được ban hành năm 2006.

Đối với đất trồng cây hàng năm mức giá quy định là 50.000 đ/m2; đất trồng cây lâu năm, đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không

được xác định là đất ở là 60.000 đ/m2; đất nuôi trồng thuỷ sản là 50.000 đ/m2; đất rừng sản xuất là 22.000 đ/m2; đất nông nghiệp trong phạm vi hành chính phường, trong khu dân cư thị trấn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt là 70.000 đ/m2; đất nông nghiệp trong phạm vi khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt là 65.000 đ/m2 được tính cho phần đất nằm ở vị trí 1. Riêng phần đất nông nghiệp nằm trong vị trí 2, giá đất được ban hành chỉ tính riêng cho loại đất trồng cây hàng năm mà thôi, với giá đất ban hành là 33.400 đ/m2. Như vậy, mức giá chênh lệch giữa giá đất cao nhất và giá đất thấp nhất được quy định trong quyết định mới này là 48.000 đ/m2.

Khung giá đất đền bù áp dụng cho năm 2008 khá hoàn chỉnh nên ngày 23/12/2008 UBND tỉnh Bắc Ninh ra Quyết định số 172/QĐ – UBND chỉ điều chỉnh về giá đất trồng cây lâu năm, đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở, đất nông nghiệp trong phạm vi khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt từ 60.000 đ/m2 lên 65.000 đ/m2, còn những loại đất khác vẫn giữ nguyên giá đền bù (phụ lục 3).

4.1.1.2 Quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi

Điều 24 của Nghị định 197/2004/NĐ – CP của Chính phủ ra ngày 03/12/2004 quy định bồi thường đối với cây trồng vật nuôi như sau:

1. Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

2. Mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.

3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

4. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

5. Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau:

a) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;

b) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế.

4.1.1.3 Quy định về bồi thường, hỗ trợ để hộ nông dân ổn định đời sống và ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp

Ngoài quy định về giá đền bù các loại đất, vấn đề quan trọng là bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân để ổn định đời sống, ổn định sản xuất cũng như hỗ trợ để họ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cũng đã được quy định rõ ràng tại Điều 10 của Nghị định 197/2004/NĐ – CP của Chính phủ ra ngày 03/12/2004. Theo quy định này thì:

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi

thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.

2. Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền; giá tính hỗ trợ từ 20% đến 50% giá đất ở liền kề; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

3. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá đất thấp hơn giá đất bị thu hồi thì ngoài việc được giao đất mới người bị thu hồi đất còn được bồi thường bằng tiền phần giá trị chênh lệch; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá đất cao hơn giá đất bị thu hồi thì bồi thường tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất của đất bị thu hồi.

4. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng vượt hạn mức thì việc bồi thường được thực hiện như sau:

a) Trường hợp diện tích đất vượt hạn mức do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng từ người khác, tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được bồi thường;

b) Diện tích đất vượt hạn mức của các trường hợp không thuộc quy định tại điểm 1 của khoản này thì không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và được hỗ trợ theo quy định sau:

a) Hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất

nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.

Mức hỗ trợ bằng tiền cao nhất bằng giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không thuộc đối tượng tại điểm a khoản này, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

c) Đất nông nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi, không được bồi thường đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, nếu chi phí này là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

6. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 Nghị định này; nếu trường hợp là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn gốc chính là nông nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét để giao đất mới phù hợp điều kiện của địa phương.

7. Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích của xã, phường, thị trấn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

• Quy định cụ thể về hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất ở điều 28 Nghị định này như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho

01 nhân khẩu/01 tháng tương đương 30kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

• Quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp được quy định tại điều 29 Nghị định này có nội dung:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lao động cụ thể được hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

2. Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh (Trang 34 - 40)