Tình hình lãi suất huy động vốn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại chi nhánh NHNo & PTNT khu vực Triệu Hải – Quảng Trị (Trang 44)

2.2.3.1 Mức lãi suất bình quân của các kỳ hạn

Lãi suất cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Mặc dù các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng nhưng rõ ràng công việc kinh doanh chính của một Ngân hàng vẫn là hoạt động như một trung gian tài chính. Thực hiện tính và thanh toán lãi cho phần tiền gửi của khách hàng và thu lãi đối với khoản tiền cho khách hàng vay. Như vậy lãi suất hàm chứa một nghịch lý, người cho vay kỳ vọng một mức lãi suất cao nhất có thể, trong khi người đi vay mong muốn có mức lãi suất thấp. Việc xác định và đưa ra một mức lãi suất phù hợp vừa thỏa mãn cho cả người đi vay lẫn người cho vay là một vấn đề không đơn giản.

Tại Chi nhánh NHNo Triệu Hải, huy động tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân chiếm một tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu ở đây là các khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền để hưởng lãi cho khoản vốn tạm thời nhàn rỗi. Do đó, ngoài việc cải cách thủ tục nhận và chi trả tiền gửi một cách nhanh nhất thuận lợi nhất cho khách hàng. Ngân hàng cần phải thường xuyên sử dụng công cụ lãi suất huy động để cạnh tranh thu hút khách hàng. Cạnh tranh bằng lãi suất là một thực tế mà Ngân hàng có thể áp dụng. Để biết được Chi nhánh NHNo Triệu Hải thực hiện công cụ lãi suất như thế nào để huy động tốt nguồn vốn trong thời gian qua. Chúng ta có thể thông qua bảng số liệu sau:

Trong đó: Lãi suất bình quân được tính dựa vào số ngày áp dụng từng mức lãi suất đối với từng kỳ hạn

Công thức: t = ∑ ti ni / ∑ ni

Trong đó: ti là lãi suất của kỳ hạn i áp dụng trong thời gian ni

t: lãi suất bình quân của từng kỳ hạn

Ví dụ: Tính lãi suất huy động bình quân của kỳ hạn 1 tháng trong năm 2009

Ngày 19/1: 0,58%/ tháng, với số ngày tồn tại là 11 Ngày 31/9: 0,54%/ tháng, số ngày tồn tại là 216 Ngày 04/9: 0,50%/ tháng, số ngày tồn tại là 119

t1t = (0,58*11 + 0,54*216 + 0,50*119) / (11 + 216 + 119) = 0,53

Tương tự ta có thể tính được lãi suất bình quân của các kỳ hạn khác.

Bảng 2.5: Tình hình lãi suất nột tệ bình quân của các kỳ hạn huy động vốn tại Chi nhánh

ĐVT: %/ tháng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh

2008/2007 2009/2008

Tiền gửi không kỳ hạn 0,25 0,25 0,25 0 0

Kỳ hạn 1 tháng 0,48 0,94 0,53 0,46 -0,41 Kỳ hạn 3 tháng 0,61 0,96 0,54 0,35 -0,42 Kỳ hạn 6 tháng 0,64 0,99 0,56 0,35 -0,43 Kỳ hạn 9 tháng 0,69 1,00 0,56 0,31 -0,44 Kỳ hạn 12 tháng 0,70 1,10 0,57 0,40 -0,54 Kỳ hạn 18 tháng 0,73 1,10 0,58 0,37 -0,52 Kỳ hạn 24 tháng 0,75 1,10 0,58 0,35 -0,52

( Nguồn: Thông báo về việc thay đổi lãi suất của NHNo Triệu Hải)

Qua bảng số liệu cho thấy, trong 3 năm qua do nền kinh tế có nhiều biến động. Vì vậy, Ngân hàng cũng liên tục có sự điều chỉnh mức lãi suất nhằm thực hiện thành công các kế hoạch đã vạch ra. Lãi suất bình quân tăng lên trong năm

2008 và giảm mạnh trong năm 2009. Theo số liệu thu thập được, lãi suất huy động ở thời điểm 25/08/2008 cao kỷ lục với các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng lên đến 1,45% tháng. Cao nhất trong các năm trở lại đây, bởi lẻ ở thời điểm này nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng lạm phát trầm trọng, giá cả không ngừng tăng cao. Do đó, việc chi tiêu của người dân gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động ngày càng khan hiếm cho nên lãi suất huy động ở thời điểm kỳ này không ngừng gia tăng.

Bước sang năm 2009, nền kinh tế nước ta dần dần đi vào ổn định, lạm phát về cơ bản được đẩy lùi điều này đồng nghĩa với việc lãi suất huy động giảm xuống. Hiện nay, hệ thống các Ngân hàng thương mại không ngừng gia tăng, mỗi Ngân hàng sẽ có những chiến lược riêng cho mình, bằng cách này hay cách khác làm thế nào để huy động được nguồn vốn là nhiệm vụ cũng như mục tiêu của mỗi một Ngân hàng. Do đó, công cụ tăng lãi suất cũng như các dịch vụ hậu mãi đi kèm là công việc hàng ngày cần phải thực hiện đối với Ngân hàng.

Tuy nhiên, việc Ngân hàng tăng lãi suất huy động sẽ tác động không tốt đối với các doanh nghiệp, bản thân Ngân hàng và cả nền kinh tế nói chung. Bởi lẻ lãi suất huy động tăng đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng tăng theo. Trong việc quản lý tiền gửi, chi phí và quy mô là 2 vấn đề mà các nhà quản trị Ngân hàng cần giải quyết. Nếu chính sách của Ngân hàng cần mở rộng quy mô cũng như doanh số huy động thì họ buộc phải tăng lãi suất huy động, điều này dẫn đến chi phí trả lãi tăng cao. Hậu quả của tình trạng này là lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống nếu như lãi suất cho vay không cao.

Mặc dù vậy, việc tăng hay giảm lãi suất không phải chỉ phụ thuộc vào bản thân Ngân hàng đưa ra mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lạm phát hay chính sách của NHNN. Để khắc phục tình trạng này NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo Triệu Hải nói riêng phải làm thế nào để thực hiện việc quản lý lãi suất vừa đảm bảo được quy mô hợp lý vừa chịu sự quản lý của NHNN. Vì vậy cần phải phối hợp hài hòa các yếu tố trên thì việc thay đổi lãi suất cho từng kỳ hạn ở từng thời điểm mới đạt được hiệu quả cao.

2.2.3.2 So sánh với lãi suất huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Quảng Trị

Lãi suất là một trong những công cụ chủ yếu được NHNN sử dụng trong việc điều tiết chính sách tiền tệ, có vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM, thì việc cạnh tranh mức lãi suất tiền gửi trở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền mới và duy trì khoản tiền gửi hiện có. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh NHNo & PTNT đã liên kết với các Ngân hàng thành viên thuộc hệ thống Bannetvn như Viettinbank và BIDV về mức lãi suất cho từng kỳ hạn. Theo đó mức lãi suất ở từng thời điểm được thống nhất với nhau cùng thay đổi. Chỉ trừ Ngân hàng Sacombank không thuộc cùng hệ thống với NHNo Quảng Trị nên mức lãi suất huy động của Ngân hàng này có sự thay đổi đáng kể với mức lãi suất huy động của từng kỳ hạn cao hơn khoảng 0,06 – 0,07%/ tháng đối với VNĐ và 0,1 – 0,15 %/ năm đối với đồng NT. Đây là một thách thức không nhỏ trong công tác huy động vốn trong hệ thống NHNo Quảng Trị nói chung và Chi nhánh NHNo Triệu Hải nói riêng.

Ngoài mức lãi suất huy động chung đối với các Ngân hàng thì mỗi một Ngân hàng cũng đã vạch ra những chiến lược riêng cho mình trong việc tìm kiếm nguồn vốn huy động. NHNo Triệu Hải trong những năm qua cũng đã gặt hái nhiều thành công với những chính sách riêng của mình như tăng mức lãi suất cho đối tượng gửi với khoản tiền lớn kỳ hạn dài hay thực hiện các chương trình khuyến mãi. Qua đó không ngừng gia tăng các khoản thu nhập làm cơ sở cho việc tăng lợi nhuận của Chi nhánh.

2.2.3.3 Tình hình lãi suất phải trả cho nguồn vốn huy động của Chi nhánh

Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, chuyên “ đi vay để cho vay”. Trong nghiệp vụ này thì nguồn vốn huy động đặc biệt được quan tâm hàng đầu. Bởi lẻ, số vôn huy động nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của Ngân hàng lớn hay nhỏ, thị trường hoạt động rộng hay hẹp, sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng đó như thế nào, và nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động

tín dụng của Ngân hàng. Mặt khác, việc chi trả tiền lãi cho nguồn vốn huy động được các cấp lãnh đạo của Ngân hàng quan tâm thực hiện một cách triệt để, không ngừng đáp ứng đầy đủ lợi ích của người cho vay.

Chi phí chủ yếu của một Ngân hàng là số tiền phải trả cho hoạt động huy đông vốn, tức là trả lãi tiền gửi và tiền vay. Chi phí huy động vốn từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí huy động.

Kết quả từ bảng số liệu trên cho thấy, trong năm 2008 chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư là 18.151 triệu tăng 8.158 triệu tương ứng là 81,64% so với năm 2007. Đến năm 2009 khoản chi phí này là 12.230 triệu giảm 5.921 triệu tương ứng giảm 48,41% so với năm 2008. Nguyên nhân để lý giải cho vấn đề này là do trong năm 2008 mức lãi suất huy động rất cao điều này làm cho chi phí trả lãi tăng theo. Mặt khác nguồn vốn huy động trong năm 2008 tăng nhiều so với năm 2007 như đã phân tích trước đó. Đến năm 2009 chi phí trả lãi giảm 5.921 triệu so với năm 2008. Nguyên nhân là do lãi suất tương ứng cho từng kỳ hạn giảm mạnh so với năm 2008 do vậy việc chi trả lãi tiền gửi giảm xuống.

Trong những năm qua, chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động từ dân cư tăng cao đặc biệt chi phì này tăng mạnh trong năm 2008 đã chưng tỏ quy mô huy động vốn của Chi nhánh không ngừng gia tăng. Tuy nhiên trong thời gian tới Chi nhánh cần phải cố gắng hơn nữa trong việc cân đối giữa thu nhập và chi phí huy động để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 2.6: Tình hình lãi phải trả cho nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư của Chi nhánh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % +/- % +/- % 1.Tiền gửi 615 6,15 762 4,20 735 6,01 147 23,90 -27 -3,54

2. Tiền gửi tiết kiệm 9.378 93,85 17.389 95,80 11.495 93,99 8.011 85,42 -5.894 -33,89

3. Tổng 9.993 100 18.151 100 12.230 100 8.158 81,64 -5.921 -48,41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO VIỆC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU VỰC TRIỆU HẢI

3.1 Đánh giá về công tác hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.

3.1.1. Kết quả đạt được của Chi nhánh

Trong những năm qua, nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư nói riêng và tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh nói chung không ngừng tăng lên. Đằng sau những kết quả này là nhờ những nổ lực không mệt mỏi của Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như từng cán bộ nhân viên của Chi nhánh trong việc huy động nguồn vốn trong xã hội.

Các hình thức huy động như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm bậc thang đã phần nào góp phần trong việc thu hút khách hàng tạo điều kiện tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiếp thị đến từng bộ phận dân cư nhằm mục đích giải thích cho mọi người hiểu biết được tầm quan trọng của khoản tiền nhàn rỗi mà họ có được. Góp phần nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích mang lại từ việc gửi tiền.

Năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm của đội ngủ nhân viên giao dịch ngày càng được trau dồi thêm bằng các đợt tập huấn dài ngày ở Hội sở NHNo Tỉnh.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng tăng cao việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là việc làm hết sức thiết thực. Vào cuối năm 2008 đầu năm 2009, NHNo & PTNT Việt Nam đã áp dụng phần mềm IPCasII cho toàn hệ thống NHNo Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo & PTNT khu vực Triệu Hải nói riêng. Từng bước thay thế những công việc thủ công bằng Giao dịch một cửa từ phần mềm này mang lại. Góp phần tiết kiệm thời gian giao dịch giữa nhân viên với khách hàng nói chung.

Uy tín của Chi nhánh không ngừng được nâng cao thông qua nguồn tiền gửi của người dân được đảm bảo an toàn. Công tác chi trả lãi tiền gửi được thực hiện có hiệu quả tạo lòng tin vững chắc cho người gửi.

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Quảng Trị vẫn đang là tỉnh có tốc độ phát triển khá chậm so với các tỉnh trong khu vực. Đời sống nhân dân còn thấp, nguồn thu nhập của người dân còn nhiều hạn chế, dẫn đến công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

Các tiềm năng như đất đai, rừng ,biển, cơ sở vật chất và cả nguồn nhân lực chưa được khai thác một cách có hiệu quả làm cho nền kinh tế phát triển chậm.

Địa bàn khu vực Triệu Hải chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, mưa nhiều dẫn đến thường xuyên bị hạn hán và lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Do vậy, việc thu hút, huy động nguồn vốn này gặp nhiều hạn chế.

Một số bộ phận dân cư vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc gửi tiền, họ thường có thói quen giữ tiền mặt hay mua vàng để cất trữ làm cho công tác huy động gặp nhiều khó khăn.

3.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm tớiTăng cường đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư. Vì đây Tăng cường đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư. Vì đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Đẩy mạnh phát triển thẻ để cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng trong thanh toán cũng như tiêu dùng.

Tăng cường mạng lưới máy ATM cả về số lượng cũng như chất lượng và đường truyền.

Từng bước giới thiệu và phổ cập cho người dân hiểu về tầm quan trọng trong việc gửi tiền.

Phát triển nguồn nhân lực, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị hình ảnh của Ngân hàng để nhiều người biết đến rộng rãi.

3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh.

Đối với hệ thống NHTM thì công tác huy động vốn đóng một vai trò rất quan trọng. Nguồn vốn có tăng trưởng ổn định thì mới tạo điều kiện cho các hoạt động khác phát triển và đáp ứng mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng có thể xem xét một số giải pháp sau:

3.3.1. Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi:

Ngân hàng có thể tiến hành đa dạng hóa các sản phẩm của mình bằng cách gia tăng các tiện ích. Với việc gia tăng thêm các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ Ngân hàng sẽ làm cho các sản phẩm tiền gửi của mình hấp dẫn hơn và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Mỗi sản phẩm đều có những tính chất riêng, phù hợp với ý muốn từng đối tượng khách hàng. Do vậy, sản phẩm càng đa dạng, phong phú thì khách hàng sẽ có cơ hội lựa chọn cho mình một sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Từ đó, lượng vốn huy động được của Ngân hàng cũng gia tăng về số lượng và loại hình huy động.

Hiện này, các NHTM đưa ra rất nhiều sản phẩm tiền gửi và nhiều tiện ích, dịch vụ hỗ trợ kèm theo. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn khu vực Triệu Hải- Quảng Trị, tôi đề xuất triển khai các kế hoạch như:

- Ngân hàng có thể cung cấp sản phẩm trọn gói cho Ngân hàng, ví dụ như gửi tiền kèm theo dịch vụ bảo hiểm tiền gửi.

- Triển khai các sản phẩm tiền gửi theo lượng tiền khách hàng gửi vào. Nếu khách hàng gửi tiền số lượng lớn thì ngoài lãi suất tiền gửi còn có mức lãi thưởng tương ứng với số tiền và kỳ hạn gửi. Tuy nhiên, phương án này phải đảm bảo là

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại chi nhánh NHNo & PTNT khu vực Triệu Hải – Quảng Trị (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w