Tình hình huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại chi nhánh NHNo & PTNT khu vực Triệu Hải – Quảng Trị (Trang 37)

2.2.2.1 Huy động vốn theo kỳ hạn

Qua bảng số liệu ta thấy, trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm dân cư thì tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư trong 3 năm qua. Trong năm 2007 giá trị huy động được là 101.212 triệu chiếm 76,59%. Năm 2008 huy động được 103.455 triệu chiếm 65,83% và tăng lên rất mạnh trong năm 2009 là 146.354 triệu tương ứng 76%. Nguồn vốn này trong năm 2008 chỉ tăng 2.243 triệu tương ứng tăng 2,22% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 tăng rất mạnh lên đến 41,47% so với năm 2008.

Hiện nay nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng có xu hướng tăng lên. Do đó, Chi nhánh luôn chú trọng về nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Với những chính sách ưu đãi về lãi suất, cung cấp nhiều dịch vụ mới phù hợp với yêu cầu gửi tiền của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian qua nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Chi nhánh không ngừng tăng lên đây là tính hiệu tốt cho sự nghiệp phát triển kinh doanh của Chi nhánh.

Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng trong năm 2007 chỉ đạt 10.428 triệu, đến năm 2008 nguồn vốn này là 28.283 triệu tăng 17.801 triệu hay 170,70% so với năm 2007. Và đã giảm 6.575 triệu tức 23,25% trong năm 2009 xuống còn 21.708 triệu. Nguyên nhân là do trong năm 2008 nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát trầm trọng, vào đầu năm 2008 lạm phát ở mức 9% và tăng lên đến 20% vào giai đoạn giữa năm. Trong năm 2008 tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng có tốc độ tăng rất cao 170,70% là do lãi suất huy động trong thời gian này được điều chỉnh tăng cao hơn so với trước đó. Nhưng nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ lạm phát nên người dân hạn chế gửi tiền với kỳ hạn dài mà thay vào đó là kỳ hạn ngắn để tránh rủi ro mất giá đồng tiền. Mặt khác với việc gửi tiền kỳ hạn ngắn người dân sẽ linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình trong điều kiện nền kinh tế biến động lớn.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn Chi nhánh NH No & PTNT Khu vực Triệu Hải – Quảng Trị theo kỳ hạn từ 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % +/- % +/- %

1. Tiền gửi không kỳ hạn 20.502 15,52 25.410 16,17 24.524 12,73 4.908 23,94 -886 -3,49 2. Tiền gửi TK kỳ hạn <

12 tháng 10.428 7,89 28.283 18,00 21.708 11,27 17.801 170,70 -6.575 -23,25

3. Tiền gửi TK kỳ hạn

>= 12 tháng 101.212 76,59 103.455 65,83 146.354 76,00 2.243 2,22 42.899 41,47

Tổng 132.142 100 157.148 100 192.586 100 25.006 18,92 35.438 22,55

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn cũng biến động tương tự như tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong năm 2007 con số này là 20.502 triệu chiếm 15,52% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2008 nguồn vốn này tăng lên 25.410 triệu chiếm 16,17% và cuối cùng là 24.524 triệu chiếm 12,73% trong tổng nguồn vốn huy động được từ dân cư. Là loại tiền gửi kém hấp dẫn về lãi suất huy động nên tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng thấp hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tỷ trọng này ngày càng có xu hướng giảm chỉ trừ năm 2008 do lạm phát. Điều này chứng tỏ, người dân đã am hiểu hơn về các loại tiền gửi cũng như lãi suất huy động của chúng.

2.2.2.2. Huy động vốn từ tiền gửi dân cư theo thời gian

Từ bảng số liệu cho thấy, nhìn chung nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được qua các quý mang tính chu kỳ. Tăng lên ở quý 2 và 3 sau đó giảm xuống ở quý 1 và 4 xảy ra liên tục trong 3 năm qua. Chẳng hạn như năm 2007 nguồn vốn huy động được ở quý 1 là 24.195 triệu chiếm 18,31% trong tổng nguồn vốn huy động. Sang quý 2 nguồn vốn tăng lên là 40.594 triệu chiếm 30,72% và tăng không đáng kể ở quý 3 là 40.859 triệu chiếm 30.92% và cuối cùng giảm xuống còn 26.494 triệu chiếm 20,05%.

Nguyên nhân để lý giải cho vấn đề này là do, Quảng Trị là một tỉnh có nền kinh tế chưa phát triển. Thu nhập chủ yếu sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, các quý 1 và 4 là thời điểm người dân đầu tư cho sản xuất bằng việc mua sắm vật tư, trang thiết bị để phục vụ cho sản xuất cũng như chăn nuôi. Mặc khác 2 quý này là thời điểm đầu và cuối cho việc chuẩn bị chi tiêu lễ tết Nguyên đán nên người dân có xu hướng rút vốn để phục vụ cho dịp lễ này. Vì vậy, kết quả huy động vốn ở những thời điểm này gặp nhiều hạn chế.

Nguồn vốn huy động tập trung nhiều nhất ở quý 2 và 3, đây là thời điểm người dân trong giai đoạn thu hoạch mùa vụ. Họ có nhiều hơn nguồn tiền nhàn rỗi để gửi Ngân hàng nên số lượng huy động ở 2 quý này đã tăng cao đáng kể.

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn Chi nhánh NH No & PTNT Khu vực Triệu Hải – Quảng Trị theo thời gian từ 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % +/- % +/- % Quý 1 24.195 18,31 25.583 16,28 38.591 20,04 1.388 5,74 13.008 50,85 Quý 2 40.594 30,72 42.273 26,90 54.216 28,15 1.679 4,14 12.339 29,19 Quý 3 40.859 30,92 50.083 31,87 57.237 29,72 9.224 22,58 7.154 14,28 Quý 4 26.494 20,05 39.209 24,95 42.542 22,09 12.715 47,99 3.333 8,50 Tổng 132.142 100 157.148 100 192.586 100 25.006 18,92 35.438 22,55

Tốc độ tăng trưởng của các quý ở các năm sau đều tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Quý 1 năm 2008 nguồn vốn huy động tăng thêm 1.388 triệu tương ứng 5,74% đạt mức 25.583 triệu và con số này đứng ở mức 38.591 triệu trong năm 2009 tăng 13.008 triệu tương ứng là 50,85% so với cùng kỳ năm 2008. Quý 2 cũng có mức tăng trưởng tương tự. Tuy nhiên trong quý 3 và quý 4 của năm 2008 và 2009 có sự thay đổi đáng kể. Năm 2008 so với 2007 mức tăng trưởng của quý 4 lên đến 47,99% nhưng sang năm 2009 giảm xuống chỉ còn 8,50% so với cùng kỳ năm 2008. Tương tự cho quý 3 mức tăng trong năm 2008 là 22,58% và giảm xuống còn 14,28% trong năm 2009. Nguyên nhân là do, trong giai đoạn này NHNN đã có chính sách điều chỉnh lãi suất cơ bản liên tục tăng khiến cho các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động trong đó có Chi nhánh NHNo Triệu Hải. Nhờ đó lượng tiền gửi ở quý 3 và quý 4 trong năm 2008 có tốc độ tăng lớn hơn cùng kỳ năm 2009.

Tỷ trọng nguồn tiền gửi giữa các quý ở các năm sau ngày càng được thu hẹp lại so với các năm trước. Chẳng hạn như trong năm 2009 tỷ trọng giữa các quý giao động trong khoảng 20,04 ( quý 1) đến 29,92% (quý 3). Trong khi đó khoảng giao động này trong năm 2007 là 18,31% (quý 1) lên đến 30,92% (quý 3). Nguyên nhân là do trong những năm gần đây người dân không ngừng mở rộng sản xuất, không chỉ đơn thuần là cây lúa làm cây chủ đạo mà họ còn đưa vào các cây trồng khác như cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao làm gia tăng thu nhập quanh năm cho người dân.

2.2.2.3. Huy động vốn từ tiền gửi dân cư theo loại tiền

Quan sát bảng số liệu ta thấy, nguồn tiền gửi của dân cư chủ yếu là VNĐ chiếm khoảng 96 – 97% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 Chi nhánh đã huy động được 128.511 triệu bước sang năm 2008 huy động thêm 23,786 triệu tương ứng 18,51% so với năm 2007 và đạt mức 152.297 triệu và đứng ở mức 186.091 triệu trong năm 2009, tăng 23.794 triệu tương ứng là 22,19% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết khách hàng đều thích gửi tiền bằng nội tệ để tránh sự biến động sức mua trong nước vì sức mua đồng nội tệ trong nước

thường ổn định hơn đồng ngoại tệ. Mặt khác, những người nắm giữ ngoại tệ thường là những người làm ăn buôn bán, vì thế họ thường giữ ngoại tệ tiền mặt, nếu có gửi Ngân hàng thì cũng là tiền gửi không kỳ hạn.

Số lượng ngoại tệ cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng của loại tiền này rất thấp so với tổng nguồn vốn huy động được. Lượng ngoại tệ quy đổi chỉ đạt 3.631 triệu chiếm 2,75% trong tổng nguồn vốn. Con số này tăng lên 4.851 triệu năm 2008 và 6.495 triệu trong năm 2009. Nguyên nhân làm cho số lượng huy động từ loại tiền này nhỏ là do địa bàn có số lượng công ty nước ngoài ít, phần lớn thu nhập của người dân là VNĐ nên lượng tiền gửi tiết kiệm bằng NT chiếm tỷ trọng nhỏ. Mặt khác việc gửi tiền bằng VNĐ sẽ tránh được biến động về rủi ro tỷ giá. Lượng ngoại tệ chủ yếu của Chi nhánh thường là USD, còn các ngoại tệ khác thường rất ít.

Mặc dù vậy, tỷ trọng loại tiền gửi này không ngừng tăng lên qua các năm từ 2,75% năm 2007 tăng lên 3,09% năm 2008 và 3,37% trong năm 2009. Với tỷ giá USD/VNĐ ngày càng tăng lên, đặc biệt là lãi suất huy động từ USD khá hấp dẫn tăng nhiều lần qua các năm và đang ngày càng lôi kéo nhiều khách hàng. Mặt khác, trong những năm gần đây trên địa bàn toàn tỉnh số lượng người đi làm việc ở nước ngoài có xu hướng tăng cao, lượng kiều hối gửi về địa bàn ngày càng nhiều. Vì thế người dân có nhiều ngoại tệ hơn để gửi Ngân hàng tạo điều kiện để nguồn vốn huy động từ loại tiền này tăng lên trong các năm tiếp theo.

Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NH No & PTNT Khu vực Triệu Hải – Quảng Trị theo loại tiền từ 2007 - 2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % +/- % +/- % 1. VNĐ 128.511 97,25 152.297 96,91 186.091 96,63 23.786 18,51 33.794 22,19 2. NT 3.631 2,75 4.851 3,09 6.495 3,37 1.220 33,60 1.644 33,89 Tổng 132.14 2 100 157.14 8 100 192.58 6 100 25.006 18,92 35.43 8 22,55

2.2.3 Tình hình lãi suất huy động vốn tại Chi nhánh2.2.3.1 Mức lãi suất bình quân của các kỳ hạn 2.2.3.1 Mức lãi suất bình quân của các kỳ hạn

Lãi suất cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Mặc dù các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng nhưng rõ ràng công việc kinh doanh chính của một Ngân hàng vẫn là hoạt động như một trung gian tài chính. Thực hiện tính và thanh toán lãi cho phần tiền gửi của khách hàng và thu lãi đối với khoản tiền cho khách hàng vay. Như vậy lãi suất hàm chứa một nghịch lý, người cho vay kỳ vọng một mức lãi suất cao nhất có thể, trong khi người đi vay mong muốn có mức lãi suất thấp. Việc xác định và đưa ra một mức lãi suất phù hợp vừa thỏa mãn cho cả người đi vay lẫn người cho vay là một vấn đề không đơn giản.

Tại Chi nhánh NHNo Triệu Hải, huy động tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân chiếm một tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu ở đây là các khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền để hưởng lãi cho khoản vốn tạm thời nhàn rỗi. Do đó, ngoài việc cải cách thủ tục nhận và chi trả tiền gửi một cách nhanh nhất thuận lợi nhất cho khách hàng. Ngân hàng cần phải thường xuyên sử dụng công cụ lãi suất huy động để cạnh tranh thu hút khách hàng. Cạnh tranh bằng lãi suất là một thực tế mà Ngân hàng có thể áp dụng. Để biết được Chi nhánh NHNo Triệu Hải thực hiện công cụ lãi suất như thế nào để huy động tốt nguồn vốn trong thời gian qua. Chúng ta có thể thông qua bảng số liệu sau:

Trong đó: Lãi suất bình quân được tính dựa vào số ngày áp dụng từng mức lãi suất đối với từng kỳ hạn

Công thức: t = ∑ ti ni / ∑ ni

Trong đó: ti là lãi suất của kỳ hạn i áp dụng trong thời gian ni

t: lãi suất bình quân của từng kỳ hạn

Ví dụ: Tính lãi suất huy động bình quân của kỳ hạn 1 tháng trong năm 2009

Ngày 19/1: 0,58%/ tháng, với số ngày tồn tại là 11 Ngày 31/9: 0,54%/ tháng, số ngày tồn tại là 216 Ngày 04/9: 0,50%/ tháng, số ngày tồn tại là 119

t1t = (0,58*11 + 0,54*216 + 0,50*119) / (11 + 216 + 119) = 0,53

Tương tự ta có thể tính được lãi suất bình quân của các kỳ hạn khác.

Bảng 2.5: Tình hình lãi suất nột tệ bình quân của các kỳ hạn huy động vốn tại Chi nhánh

ĐVT: %/ tháng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh

2008/2007 2009/2008

Tiền gửi không kỳ hạn 0,25 0,25 0,25 0 0

Kỳ hạn 1 tháng 0,48 0,94 0,53 0,46 -0,41 Kỳ hạn 3 tháng 0,61 0,96 0,54 0,35 -0,42 Kỳ hạn 6 tháng 0,64 0,99 0,56 0,35 -0,43 Kỳ hạn 9 tháng 0,69 1,00 0,56 0,31 -0,44 Kỳ hạn 12 tháng 0,70 1,10 0,57 0,40 -0,54 Kỳ hạn 18 tháng 0,73 1,10 0,58 0,37 -0,52 Kỳ hạn 24 tháng 0,75 1,10 0,58 0,35 -0,52

( Nguồn: Thông báo về việc thay đổi lãi suất của NHNo Triệu Hải)

Qua bảng số liệu cho thấy, trong 3 năm qua do nền kinh tế có nhiều biến động. Vì vậy, Ngân hàng cũng liên tục có sự điều chỉnh mức lãi suất nhằm thực hiện thành công các kế hoạch đã vạch ra. Lãi suất bình quân tăng lên trong năm

2008 và giảm mạnh trong năm 2009. Theo số liệu thu thập được, lãi suất huy động ở thời điểm 25/08/2008 cao kỷ lục với các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng lên đến 1,45% tháng. Cao nhất trong các năm trở lại đây, bởi lẻ ở thời điểm này nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng lạm phát trầm trọng, giá cả không ngừng tăng cao. Do đó, việc chi tiêu của người dân gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động ngày càng khan hiếm cho nên lãi suất huy động ở thời điểm kỳ này không ngừng gia tăng.

Bước sang năm 2009, nền kinh tế nước ta dần dần đi vào ổn định, lạm phát về cơ bản được đẩy lùi điều này đồng nghĩa với việc lãi suất huy động giảm xuống. Hiện nay, hệ thống các Ngân hàng thương mại không ngừng gia tăng, mỗi Ngân hàng sẽ có những chiến lược riêng cho mình, bằng cách này hay cách khác làm thế nào để huy động được nguồn vốn là nhiệm vụ cũng như mục tiêu của mỗi một Ngân hàng. Do đó, công cụ tăng lãi suất cũng như các dịch vụ hậu mãi đi kèm là công việc hàng ngày cần phải thực hiện đối với Ngân hàng.

Tuy nhiên, việc Ngân hàng tăng lãi suất huy động sẽ tác động không tốt đối với các doanh nghiệp, bản thân Ngân hàng và cả nền kinh tế nói chung. Bởi lẻ lãi suất huy động tăng đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng tăng theo. Trong việc quản lý tiền gửi, chi phí và quy mô là 2 vấn đề mà các nhà quản trị Ngân hàng cần giải quyết. Nếu chính sách của Ngân hàng cần mở rộng quy mô cũng như doanh số huy động thì họ buộc phải tăng lãi suất huy động, điều này dẫn đến chi phí trả lãi tăng cao. Hậu quả của tình trạng này là lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống nếu như lãi suất cho vay không cao.

Mặc dù vậy, việc tăng hay giảm lãi suất không phải chỉ phụ thuộc vào bản thân Ngân hàng đưa ra mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lạm phát hay chính sách của NHNN. Để khắc phục tình trạng này NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo Triệu Hải nói riêng phải làm thế nào để thực hiện việc quản lý lãi suất vừa đảm bảo được quy mô hợp lý vừa chịu sự quản lý của NHNN. Vì vậy cần phải phối hợp hài hòa các yếu tố trên thì việc thay đổi lãi suất cho từng kỳ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại chi nhánh NHNo & PTNT khu vực Triệu Hải – Quảng Trị (Trang 37)