Tình hình chung về hoạt động huy động vốn của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại chi nhánh NHNo & PTNT khu vực Triệu Hải – Quảng Trị (Trang 30)

2.1.3.1 Huy động và chi trả tiền gửi

Những năm gần đây, do thực hiện chính sách đổi mới hệ thống NHVN ngày càng được cũng cố và hoàn thiện. Chi nhánh NHNo Triệu Hải chủ động kinh doanh trên cơ sở điều hành chỉ đạo của NHNo tỉnh Quảng Trị và NHNo Việt Nam. Những năm qua Chi nhánh đã không ngừng đổi mới khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý chuyên môn cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ để thực hiện mục tiêu lâu dài của mình là kinh doanh đa năng, giữ vai trò chỉ đạo trong việc đầu tư vốn trên thị trường nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đặt ra.

Để làm được điều này Chi nhánh NHNo đã thực hiện mọi biện pháp nhằm huy động tối đa mọi nguồi lực trên địa bàn. Tuy nhiên, để huy động một cách có hiệu quả các nguồn vốn trong xã hội không phải ngày một ngày hai mà cần phải đầu tư lâu dài. Không ngừng tuyên truyền quảng cáo, quảng bá thương hiệu cũng như hình ảnh của Chi nhánh trong mắt khách hàng. Tạo niềm tin giữ vững được uy tín để có thể huy động được nguồn vốn ngày càng tốt hơn.

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, các Ngân hàng thương mại mọc lên ngày càng nhiều, việc cạnh tranh nhau trong kinh doanh là không thể tránh khỏi. Người dân ngày càng có nhiều cơ hội cũng như sự lựa chọn cho việc gửi tiền. Do vậy, Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa trong các khâu như dịch vụ khuyến mãi, tăng lãi suất nhằm lôi kéo khách hàng mới đồng thời giữ chân những khách hàng cũ, thân quen lâu năm.

Việc chi trả lãi tiền gửi cũng là một trong những vấn đề quan trọng cần được giải quyết một cách hợp lý có hiệu quả để tạo được lòng tin từ phía khách hàng. Mỗi một khách hàng đến gửi tiền đều có chung một tâm lý là được hưởng lãi và gốc đúng thời hạn với mức lãi suất càng cao bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Là một Ngân hàng có uy tín thì cần phải thực hiện việc chi trả tiền gửi đúng hạn nhằm tạo niềm tin đối với khách hàng. Từ khi thành lập đến nay việc chi trả tiền gửi của Chi nhánh được thực hiện một cách có hiệu quả khách hàng chưa từng khiếu nại về vấn đề này đối với ban lãnh đạo của Chi nhánh. Đây là một tín hiệu tốt cần được duy trì và phát huy hơn nữa trong những giai đoạn sau.

Cách thức trả lãi của Chi nhánh đối với khách hàng theo từng loại tiền gửi. Đối với tiền gửi không kỳ hạn

Lãi được trả vào cuối tháng theo công thức:

Tiền lãi = Tổng tích số tính lãi * lãi suất (tháng) / 30 ngày Đối với tiền gửi có kỳ hạn

Lãi được trả vào ngày đến hạn theo công thức:

Tiền lãi = Vốn gốc * Lãi suất có kỳ hạn * kỳ hạn gửi Lãi được trả khi khách hàng rút trước hạn theo công thức:

Tiền lãi = Vốn gốc * Lãi suất không kỳ hạn( tháng) / 30 ngày * số ngày tồn tại số dư

2.1.3.2 Mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các hình thức thanh toán

Mỗi cá nhân hay tổ chức khi đến gửi tiền trước hiết cần phải có một tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nơi gửi tiền, nhằm thực hiện các giao dịch như gửi, rút tiền gửi và các giao dịch khác có liên quan theo quy định của Ngân hàng

Thủ tục liên quan đến mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm - Thủ tục gửi tiền tiết kiệm lần đầu

B1: Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại Chi nhánh, lập giấy gửi tiền theo mẫu của NHNo và xuất trình các giấy tờ có liên quan như giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực.

B2: Điền vào mẫu đăng ký mở sổ tiết kiệm của NHNo nơi Chi nhánh nhận tiền gửi tiết kiệm cung cấp. trong đó có đăng ký mẫu chữ ký lưu tại Ngân hàng.

B3: Sau khi hoàn thành thủ tục, Chi nhánh nơi nhận tiền gửi thực hiện mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và cấp sổ hoặc thẻ tiết kiệm.

Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo.

Người gửi tiền xuất trình thẻ gửi tiền hoặc chứng minh thư, viết giấy gửi tiền. NHNo kiểm tra xác thực thông tin người gửi tiền gửi mà không cần thực hiện các thủ tục như đã nêu tại mục thủ tục gửi tiền lần đầu.

Khách hàng có thể thực hiện các hình thức thanh toán như gửi tiền hoặc thực hiện các hình thức thanh toán qua Ngân hàng bằng cách phương tiện thanh toán. Đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm thì các cá nhân sở hữu tài khoản này được phép sử dụng làm tài sản cầm cố để vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoặc có thể chuyển khoản thanh toán tiền vay của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại NHNo.

2.1.3.3 Phát hành và thanh toán các loại tiền qua thẻ

Khách hàng có thể đến Ngân hàng để đề nghị Ngân hàng phát hành thẻ ATM, để được hưởng các dịch vụ từ thẻ này mang lại. Thủ tục phát hành thẻ ATM tương tự với thủ tục mở tài khoản tiền gửi. Sau khi khách hàng sở hữu thẻ

thì được hưởng tiện ích mà thẻ này mang lại như: Kết nối toàn cầu mọi lúc mọi nơi với tài khoản tiền gửi mở tại NHNo, có thể chi tiêu vượt quá số tiền trong tài khoản với dịch vụ thấu chi tài khoản có hạn mức thấu chi cao, hạn mức thanh toán, rút tiền và chuyển khoản cao giúp khách hàng luôn chủ động trong chi tiêu.

2.1.3.4 Thực hiện cấp tín dụng cho các cá nhân và tổ chức

Sau khi huy động được nguồn vốn thì Ngân hàng cần phải làm thế nào để hiệu quả hóa nguồn tài sản này. Hầu hết nguồn vốn huy động được đều là đi vay, nghĩa là Ngân hàng phải chi trả lãi cho nguồn vốn huy động đó. Do vậy, để có được khoản chi phí trả lãi đó, Ngân hàng luôn phải cho vay hoặc đầu tư nguồn vốn ấy vào những dịch vụ sinh lãi. Như vậy, thực hiện cấp tín dụng cho các cá nhân và tổ chức, từ đó Ngân hàng mới có khoản thu nhập từ hoạt động này nhằm bù đắp khoản chi phí trả lãi. Thanh toán các chi phí trong các hoạt động phần còn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng.

Một điều đáng nói ở đây là Ngân hàng cần phải thực hiện cấp tín dụng cho những khách hàng nào để thu được gốc và lãi đúng hạn trong hợp đồng thay vì những khoản dư nợ có khả năng mất vốn. Để làm được điều này Ban lãnh đạo của Chi nhánh không ngừng đốc thúc, chỉ đạo, giám sát các nhân viên tín dụng thực hiện thẩm định xem xét trước khi đưa ra quyết định cho vay.

Nhìn chung nguồn thu nhập chủ yếu của Chi nhánh trong những năm qua là thu lãi từ hoạt động cho vay. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua Chi nhánh cũng đã đạt được những kết quả cao trong kinh doanh với mức lợi nhuận không ngừng tăng cao.

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Triệu Hải nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Triệu Hải

2.2.1 Tình hình nguồn vốn từ tiền gửi dân cư của Chi nhánh trong giai đoạn 2007- 2009 đoạn 2007- 2009

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là rất lớn. Trong đó Ngân hàng là ngành giữ vai trò chủ đạo trong công tác huy động vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Nhiệm vụ

của Ngân hàng là phải huy động được thật nhiều nhiều nguồn vốn nhằm phục vụ mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn. Vì vậy, mỗi một Ngân hàng cần đặt ra cho mình các chiến lược phù hợp nhằm huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, hệ thống Ngân hàng Việt Nam không ngừng được cũng cố và phát triển. Chi nhánh NHNo Triệu Hải chủ động kinh doanh trên cơ sở điều hành của NHNo Quảng Trị và NHNo Việt Nam đã không ngừng mở rộng và phát triển nguồn vốn thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Cập nhật bổ sung điều lệ, tăng cường khối lượng huy động vốn trong dân cư. Ngay từ khi mới thành lập Chi nhánh đã xác định mục tiêu lâu dài của mình là kinh doanh đa năng giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư vốn trên thị trường nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH nền kinh tế đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra.

Trước khi đi vào phân tích cụ thể tình hình nguồn vốn huy động, ta có thể điểm qua một vài biến động nguồn vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2007 – 2009.

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nguồn vốn của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Trong năm 2008 tổng nguồn vốn của Chi nhánh là 204.107 triệu tăng 31.135 triệu so với năm 2007, với tốc độ tăng là 18%. Bước sang năm 2009 tổng nguồn vốn đặt mức 244.928 triệu tăng 40.821 triệu tương ứng tăng 20% so với năm 2008. Nhìn chung tổng nguồn vốn của Chi nhánh đều tăng qua các năm với tốc độ tăng khá ổn định. Đây là một tính hiệu tốt tạo cho Chi nhánh có nguồn vốn dồi dào góp phần thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch đề ra.

Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh NHNo & PTNT khu vực Triệu Hải giai đoạn 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % +/- % +/- % A. Nguồn huy động từ DC VNĐ 132.142 76,40 157.148 76,99 192.586 78,63 25.006 18,92 35.438 22,55

1.Tiền gửi thanh toán VNĐ 20.133 11,64 23.886 11,70 23.911 9,76 3.753 18,64 25 0,10

NT 369 0,21 1.524 0,75 613 0,25 1.155 313,01 -911 -59,78

2. Tiền gửi tiết kiệm VNĐ 108.378 62,66 128.411 62,91 162.180 66,22 20.033 18,48 33.769 26,30

NT 3.262 1,89 3.327 1,63 5.882 2,40 65 1,99 2.555 76.80 B. Nguồn khác ( PH GTCG, vay NHNN, VNĐ 39.646 22,92 43.203 21,17 48.155 19,66 3.557 8,97 4.952 11,46 NT 1.184 0,68 3.756 1,84 4.187 1,71 2.572 217,2 3 431 11,47 C. Tổng VNĐ 172.792 100 204.107 100 244.928 100 31.13 5 18,00 40.821 20,00

Nguồn vốn tiền gửi chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn chiếm 76% đặc biệt đến năm 2009 nguồn vốn này đạt mức 192.586 triệu chiếm 78,63% trên tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn chủ đạo không thể thiếu trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh. Tăng trưởng nguồn vốn huy động trong dân cư là mục tiêu phấn đấu của cả hệ thống Ngân hàng, là yêu cầu bức thiết nhất hiện nay trong điều kiện mà các kênh huy động vốn trong nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.

So với năm 2007 thì năm 2008 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 25.006 triệu tương ứng 18,91%. Năm 2009 nguồn tiền gửi lại tiếp tục tăng cao tương ứng với phần giá trị tăng thêm là 35.432 triệu. Đây là mức tăng trưởng khá tốt đối với ngành Ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo Triệu Hải nói riêng. Để đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã kịp thời điều chỉnh lãi suất theo biến động của nền kinh tế do vậy đã thu hút được nguồn vốn từ tiền gửi dân cư. Mặt khác, Chi nhánh cũng đã chú trọng nâng cao công tác tuyên truyền quảng các các hình thức huy động của Ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…

Các nguồn vốn khác hợp thành bao gồm ( phát hành GTCG, vay NHNN, VCSH,…) trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh cũng chiếm một vị trí khá quan trọng, là điều kiện cần cho sự hình thành và phát triển trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong năm 2007 nguồn vốn này là 40.830 triệu chiếm 23,60% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2008 nguồn vốn này tăng lên 46.959 triệu chiếm 23,01% trong tổng nguồn vốn, con số này dừng lại ở 52.343 triệu chiếm 21,37%. Ta thấy, nguồn vốn này liên tục tăng qua 3 năm trở lại đây nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn lại giảm xuống. Điều này cho thấy Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động tiền từ dân cư hơn là việc phát hành giấy tờ có giá hay vay NHNN…

2.2.2 Tình hình huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Chi nhánh2.2.2.1 Huy động vốn theo kỳ hạn 2.2.2.1 Huy động vốn theo kỳ hạn

Qua bảng số liệu ta thấy, trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm dân cư thì tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư trong 3 năm qua. Trong năm 2007 giá trị huy động được là 101.212 triệu chiếm 76,59%. Năm 2008 huy động được 103.455 triệu chiếm 65,83% và tăng lên rất mạnh trong năm 2009 là 146.354 triệu tương ứng 76%. Nguồn vốn này trong năm 2008 chỉ tăng 2.243 triệu tương ứng tăng 2,22% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 tăng rất mạnh lên đến 41,47% so với năm 2008.

Hiện nay nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng có xu hướng tăng lên. Do đó, Chi nhánh luôn chú trọng về nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Với những chính sách ưu đãi về lãi suất, cung cấp nhiều dịch vụ mới phù hợp với yêu cầu gửi tiền của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian qua nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Chi nhánh không ngừng tăng lên đây là tính hiệu tốt cho sự nghiệp phát triển kinh doanh của Chi nhánh.

Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng trong năm 2007 chỉ đạt 10.428 triệu, đến năm 2008 nguồn vốn này là 28.283 triệu tăng 17.801 triệu hay 170,70% so với năm 2007. Và đã giảm 6.575 triệu tức 23,25% trong năm 2009 xuống còn 21.708 triệu. Nguyên nhân là do trong năm 2008 nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát trầm trọng, vào đầu năm 2008 lạm phát ở mức 9% và tăng lên đến 20% vào giai đoạn giữa năm. Trong năm 2008 tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng có tốc độ tăng rất cao 170,70% là do lãi suất huy động trong thời gian này được điều chỉnh tăng cao hơn so với trước đó. Nhưng nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ lạm phát nên người dân hạn chế gửi tiền với kỳ hạn dài mà thay vào đó là kỳ hạn ngắn để tránh rủi ro mất giá đồng tiền. Mặt khác với việc gửi tiền kỳ hạn ngắn người dân sẽ linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình trong điều kiện nền kinh tế biến động lớn.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn Chi nhánh NH No & PTNT Khu vực Triệu Hải – Quảng Trị theo kỳ hạn từ 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % +/- % +/- %

1. Tiền gửi không kỳ hạn 20.502 15,52 25.410 16,17 24.524 12,73 4.908 23,94 -886 -3,49 2. Tiền gửi TK kỳ hạn <

12 tháng 10.428 7,89 28.283 18,00 21.708 11,27 17.801 170,70 -6.575 -23,25

3. Tiền gửi TK kỳ hạn

>= 12 tháng 101.212 76,59 103.455 65,83 146.354 76,00 2.243 2,22 42.899 41,47

Tổng 132.142 100 157.148 100 192.586 100 25.006 18,92 35.438 22,55

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn cũng biến động tương tự như tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong năm 2007 con số này là 20.502 triệu chiếm 15,52% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2008 nguồn vốn này tăng lên 25.410 triệu chiếm 16,17% và cuối cùng là 24.524 triệu chiếm 12,73% trong tổng nguồn vốn huy động được từ dân cư. Là loại tiền gửi kém hấp dẫn về lãi suất huy động nên tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng thấp hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tỷ trọng này ngày càng có xu hướng giảm chỉ trừ năm 2008 do lạm phát. Điều này chứng tỏ, người dân đã am hiểu hơn về các loại tiền gửi cũng như lãi

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại chi nhánh NHNo & PTNT khu vực Triệu Hải – Quảng Trị (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w