Tổ chức, củng cố lại các loại hình thu gom rác thải sinh hoạt đã

Một phần của tài liệu Các hình thức tổ chức thu gom rác thải (Trang 91 - 93)

6. Cơ cấu báo cáo

3.2.1. Tổ chức, củng cố lại các loại hình thu gom rác thải sinh hoạt đã

tác thu gom rác.

3.2.1. Tổ chức, củng cố lại các loại hình thu gom rác thải sinh hoạt đã đượchình thành: hình thành:

3.2.1.1. Đối với các Công ty Công ích quận huyện:

Theo quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì các Công ty công ích thuộc nhóm các doanh nghiệp cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần.

Tuy nhiên, như đã phân tích trong phần thực trạng, các Công ty công ích quận huyện chỉ đảm nhiệm thu gom một phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn, nguồn thu từ hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kinh phí hoạt động của các Công ty Công ích. Hơn nữa, việc sắp xếp lại các Công ty Công ích phải được thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu cụ thể, phù hợp với tính chất và địa bàn hoạt động của từng công ty. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này không thể nghiên cứu cụ thể về tổ chức lại các Công ty công ích quận huyện. Nhưng dù tổ chức theo hình thức nào cũng vẫn cần khẳng định vai trò của các Công ty Công ích trong công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là hoạt động thu gom và vận chuyển rác. Việc sắp xếp, tổ chức lại Công ty công ích quận huyện cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực để có thể thực hiện đấu thầu công tác thu gom-vận chuyển rác cho từng địa bàn, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu thu gom và vận chuyển trong một qui trình thống nhất.

3.2.1.2. Đối với Hợp tác xã vệ sinh môi trường:

Củng cố lại tổ chức hoạt động của các Hợp tác xã thu gom rác đã hình thành theo các qui định của Luật Hợp tác xã 2003: Giao trách nhiệm cho Liên minh HTX TP phối hợp với UBND các quận – huyện xây dựng kế hoạch kiện toàn, củng cố nâng cao công tác quản trị điều hành của Ban Chủ nhiệm các HTX nhằm giúp các HTX vừa có cơ sở pháp lý để ký hợp đồng với các đối tác, vừa có đủ năng lực điều hành quản lý HTX có hiệu quả và đúng pháp luật hiện hành. Các Hợp tác xã thu gom rác có thể mở rộng dần qui mô, nâng cao năng lực để đảm nhiệm cả việc vận chuyển rác, tiến tới có thể tham gia đấu thầu thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên một khu vực dân cư.

Đối với các Nghiệp đoàn rác dân lập: giao trách nhiệm cho Liên đoàn Lao động TP phối hợp Liên minh HTX TP có kế hoạch chuyển mô hình hoạt động của các tổ chức Nghiệp đoàn có đủ điều kiện lên tổ chức HTX nhằm giúp các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân trong việc điều hành hoạt động và ký kết hợp đồng thực hiện dịch vụ.

Tổ chức Hợp tác xã vệ sinh môi trường cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Về bộ máy quản lý, điều hành:

Ban quản trị Hợp tác xã là những người có đủ năng lực điều hành chung, quản lý được địa bàn và hoạt động của người thu gom rác.

Khuyến khích các Hợp tác xã tổ chức hoạt động theo mô hình quản lý tập trung.

b.Về các hình thức góp vốn của xã viên:

Vốn góp có thể bằng tiền Việt nam, ngoại tệ, tài sản, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá khác.

Đối với hoạt động thu gom rác, có thể cho phép xã viên góp vốn bằng quyền khai thác đường dây rác mà họ đang nắm giữ (có thể thành lập Ban định giá của hợp tác xã).

Các Hợp tác xã phải bảo đảm việc trích nộp các quĩ bắt buộc theo qui định của pháp luật (quĩ phát triển sản xuất và quĩ dự phòng).

d. Về phúc lợi chung của HTX, việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động:

Phải đảm bảo các phúc lợi chung của Hợp tác xã và các chế độ chính sách đối với xã viên, cụ thể:

+ Thực hiện trang bị bảo hộ lao động thống nhất trong Hợp tác xã + Thực hiện mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động

+ Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

+ Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên và người lao động làm việc thường xuyên cho Hợp tác xã. Khuyến khích xã viên, người lao động không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện theo qui định của Bộ luật lao động.

e.Thành lập các tổ chức chính trị-xã hội trong Hợp tác xã.

Đối với các địa bàn đã có Hợp tác xã, khuyến khích mở rộng qui mô hoạt động bằng các biện pháp thu hút lực lượng rác dân lập tham gia như sau:

- Hợp tác xã phối hợp với UBND phường thống kê danh sách lực lượng rác dân

lập trên địa bàn có nguyện vọng vào Hợp tác xã, bao gồm số đường dây rác, số phương tiện và lao động trực tiếp, số lượng hộ thu gom rác, ước tính khả năng thu tiền rác trên cơ sở mức thu theo qui định thống nhất của TP, lập kế hoạch giải quyết các chính sách chế độ cho người lao động.

- Việc quản lý lực lượng rác dân lập của các Hợp tác xã nên tiến hành theo 2 bước:

+ Bước 1: chưa quản lý việc thu tiền rác, vẫn để người lao động trực tiếp thu và chỉ nộp lại phần đóng góp cho Hợp tác xã theo mức đã thống nhất để Hợp tác xã thực hiện các chính sách chế độ và chi phí quản lý. Trong giai đoạn đầu, có thể chỉ thực hiện các chế độ về bảo hộ lao động, đóng bảo hiểm ytế và bảo hiểm tai nạn cho người lao động. Chưa thực hiện đóng bảo hiểm xã hội. + Bước 2: khi hoạt động của lực lượng rác dân lập đã đi vào nề nếp, Hợp tác xã sẽ tổ chức lại việc thu tiền rác và tổ chức lại lao động đảm bảo hoạt động của Hợp tác xã theo mô hình quản lý tập trung. Hợp tác xã thực hiện việc phân công lao động và phân chia lợi nhuận theo qui mô lấy rác của từng xã viên, thực hiện các chế độ bảo hiểm theo qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Các hình thức tổ chức thu gom rác thải (Trang 91 - 93)