Kế hoạch phát triển hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị trên địa

Một phần của tài liệu Các hình thức tổ chức thu gom rác thải (Trang 88 - 90)

6. Cơ cấu báo cáo

3.1.1. Kế hoạch phát triển hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị trên địa

3.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNGQUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

3.1.1. Kế hoạch phát triển hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn TP.HCM: TP.HCM:

Kế hoạch phát triển hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn TP.HCM theo các giai đoạn đã được Sở Tài Nguyên và Môi trường xây dựng như sau:

3.1.1.1. Về hệ thống kỹ thuật:

Giai đoạn 2007 -2010 :

Khâu thu gom rác:

- Thực hiện xã hội hoá (đấu thầu hoặc giao khoán) công tác quét dọn vệ sinh

đường phố;

- Tiêu chuẩn hoá các thiết bị quét dọn;

- Xây dựng định mức và tiêu chuẩn vệ sinh đường phố;

- 100% các nguồn phát sinh tại 12 quận trung tâm thực hiện chương trình phân

loại chất thải rắn đô thị tại nguồn. Chất thải rắn sẽ được phân thành hai loại: thực phẩm dư thừa và các chất còn lại (có khả năng tái chế/tái sinh);

- Sử dụng các loại túi đựng chất thải rắn có khả năng phân hủy sinh học; - Quản lý toàn bộ lực lượng thu gom rác dân lập trong các tổ chức kinh tế

(công ty, hợp tác xã…) tại các quận trung tâm;

- Tăng tỉ lệ thu gom chất thải rắn tại nguồn lên trên 95%;

- Tiêu chuẩn hoá các trang thiết bị thu gom có kết hợp với phân loại chất thải rắn tại nguồn. Xây dựng quy trình thu gom tại nguồn;

- Xây dựng định mức và tiêu chuẩn vệ sinh trong công tác thu gom;

- Nâng cao hiệu quả về kinh tế - môi trường thông qua sắp xếp lại các tuyến thu gom cho hợp lý, tránh tình trạng “ thu gom da beo”;

- Giảm tối đa số lượng nhân công tham gia vào quá trình thu gom;

- Bắt đầu thực hiện xã hội hoá công tác thu gom chất thải rắn đô thị tại một số quận/huyện. Đưa các tiêu chí lựa chọn giảm lượng nhân công và tăng cường cơ giới hoá vào các hồ sơ thực hiện đấu thầu thu gom nhằm giảm chi phí trong hồ sơ thầu.

- Áp dụng thu phí với mức phí tính đúng và tính đủ trong thu gom với các chủ nguồn thải lớn.

Khâu vận chuyển rác:

- Thực hiện xã hội hoá (đấu thầu hoặc giao khoán) công tác thu gom đường

phố;

- Xây dựng các trạm ép rác kín đạt tiêu chuẩn môi trường cho các quận/huyện;

Khâu xử lý rác:

- Tái chế 90-95% chất thải có khả năng tái chế;

- Tái chế 95-100% khối lượng thực phẩm dư thừa thành năng lượng (sản xuất

khí methane CH4 và phát điện) và compost, phân hữu cơ vi sinh; - Qui hoạch và xây dựng 2-3 khu liên hợp tái chế và xử lý tập trung;

- Sử dụng các công nghệ tái chế hiện đại, giảm thiểu đến mức thấp nhất tình

hình ô nhiễm tại các cơ sở tái sinh tái chế;

- Qui hoạch và xây dựng 2-3 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cho thành phố; - Giảm lượng chất thải rắn đô thị đưa đến bãi chôn lấp nhỏ hơn 50%;

- Sử dụng công nghệ hiện đại xử lý nước rỉ rác, mùi và tái sinh/tái chế khí bãi chôn lấp;

Giai đoạn 2011-2015 :

Khâu thu gom rác:

- Hiện đại hóa thiết bị quét dọn cho các quận trung tâm;

- Hoàn thành chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn cho các quận/huyện của thành phố;

- Các quận trung tâm thực hiện phân loại chất thải rắn đô thị nhiều hơn hai thành phần (thực phẩm dư thừa, đồ hộp, giấy, plastic…);

- Cơ giới hoá trang thiết bị, phương tiện thu gom (thay đổi công nghệ và quy

trình); áp dụng quy trình thu gom cho toàn bộ các quận/huyện tại TP.HCM; - Tăng tỉ lệ thu gom chất thải rắn tại nguồn rác lên 100%;

- Quản lý toàn bộ lực lượng thu gom rác dân lập trong các tổ chức kinh tế (công ty, hợp tác xã…) tại thành phố.

- Thực hiện xã hội hoá toàn bộ hệ thống thu gom tại các quận/huyện trên địa bàn TP.HCM.

- Áp dụng thu phí với mức phí tính đúng và tính đủ trong thu gom tại tất cả các nguồn thải tại TP.HCM.

- Hiện đại hóa thiết bị vận chuyển và các trạm ép rác kín;

Khâu xử lý rác:

- Xây dựng ngành công nghiệp tái chế hiện đại;

- Giảm lượng chất thải rắn đưa đến bãi chôn lấp nhỏ hơn 25%;

- Xử lý triệt để nước rỉ rác và các vấn đề môi trường cho các bãi chôn lấp;

3.1.1.2. Về công tác quản lý Nhà nước:

- Hoàn thành qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị cho thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2007-2025;

- Hoàn chỉnh và bổ sung các loại văn bản pháp qui phục vụ công tác quản lý

chất thải rắn đô thị:

+ Qui định vệ sinh đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh;

+ Qui chế ưu đãi cho các hoạt động tái chế/tái sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

+ Qui chế quản lý hệ thống thu gom rác dân lập; + Xây dựng hệ thống phí và thu phí vệ sinh đô thị.

- Chuẩn bị đề án cấu trúc tổ chức hệ thống quản lý chất thải rắn theo mô hình quản lý đô thị hai cấp;

- Xác định nhân lực (số lượng và trình độ) và cơ sở vật chất để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố;

Một phần của tài liệu Các hình thức tổ chức thu gom rác thải (Trang 88 - 90)