nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân
Theo Hồ Chí Minh đảng cầm quyền không phải là đảng trị. Sứ mệnh cao cả của đảng là lãnh đạo để giành lại cho nhân dân quyền làm chủ. Vì vậy, sau khi giành chính quyền vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng được chính quyền thực sự cho nhân dân, nó là công cụ sắc bén, thiết yếu để tổ chức nhân dân xây dựng xã hội mới và bảo vệ thành quả cách mạng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh một nhà nước dân chủ do nhân dân làm chủ. Chính quyền ấy là do nhân dân, của nhân dân và vì nhân dân. Là một cơ quan quyền lực được ủy thác, làm việc chung cho nhân dân, phải phục vụ lợi ích cho nhân dân. Do đó mà nhân dân, người chủ sở hữu quyền lực xã hội “có quyền đuổi Chính phủ” khi Chính phủ đó không còn xứng đáng là người đại diện chân chính của nhân dân.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta. Quan điểm về nhà nước pháp quyền là một bộ phận hợp thành tổng thể lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Đảng phải xây dựng Nhà nước theo kiểu:
- Tồn tại và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. - Là bộ máy thể hiện quyền lực của nhân dân. - Do nhân dân tổ chức xây dựng.
- Nhà nước quản lý bằng pháp luật,
- Tổ chức bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, trong sạch, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.
- Có đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, thực sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có một số nguyên tắc cần phải được đảm bảo như sau:
- Trong Nhà nước pháp quyền thì pháp luật giữ vai trò tối thượng. Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội không loại trừ một ai đều tuân thủ pháp luật và đặt mình dưới pháp luật.
-Tính ổn định của quy trình đưa ra các quyết định chính trị. Sự ổn định của quy trình này là hết sức cần thiết để bảo vệ hệ thống khỏi sự toan tính của các cá nhân, không để các cá nhân lợi dụng quyền lực công để tư lợi cho lợi ích cá nhân.
- Tính có thể quy trách nhiệm. Trong nhà nước pháp quyền, người được giao quyền và trách nhiệm luôn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Việc chịu trách nhiệm có thể cụ thể hóa tới mức có thể qui được trách nhiệm của các cá nhân.
- Tính minh bạch. Nhà nước pháp quyền sẽ mất đi ý nghĩa của nó nếu thiếu sự minh bạch trong các hoạt động của Nhà nước. Nếu không phát triển theo hướng minh bạch các điều luật có thể sẽ được thực hiện một cách hoàn toàn khác so với mục đích mà chúng được thiết kế để đạt tới.