Phƣơng thức cầm quyền của đảng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cầm quyền trong công tác xây dựng đảng tại đảng bộ thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến 2011) (Trang 29 - 33)

Mác-Lênin

Sự cầm quyền, lãnh đạo của đảng không chỉ bao hàm mặt nội dung, mà để lãnh đạo hiệu quả, điều vô cùng quan trọng khác là phương thức cầm quyền, lãnh

đạo. Phương thức cầm quyền, lãnh đạo của đảng đối với nhà nước và xã hội được Lênin đề cập một cách khá rõ nét, qua các phương thực chủ yếu như sau:

Thứ nhất, đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước bằng việc đề ra các chủ trương, đường lối, cương lĩnh, chỉ thị, nghị quyết của đảng

Ở vị trí cầm quyền, đảng có trọng trách là lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội. Với tư cách đảng cầm quyền, những nội dung được đề ra bao hàm các vấn đề về đường lối, quan điểm chính trị và nguyên tắc tổ chức liên quan tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, truyền bá hệ tư tưởng cũng như đào tạo cán bộ, xây dựng bộ máy nhà nước là thuộc về trách nhiệm của đảng, còn giải quyết và thực hiện cụ thể như thế nào là trách nhiệm của nhà nước. Điều này cũng tức là phải có sự phân định rõ chức năng lãnh đạo của đảng và chức năng quản lý, giải quyết các công việc cụ thể của nhà nước.

Lênin cũng chỉ rõ: “Nhiệm vụ của chúng ta chỉ là định ra những đường lối, nguyên

tắc và nêu ra khẩu hiệu. Đảng ta là một đảng cầm quyền và những quyết định do đại hội của đảng thông qua là những điều mà toàn nước Cộng hòa phải tuân theo”

[73,tr.74].

Thứ hai, đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước thông qua tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng trong bộ máy nhà nước

Đây là phương thức lãnh đạo mang tính phổ biến đối với mọi đảng cầm quyền. Tuy nhiên, ở mỗi nước cũng có những đặc điểm riêng, tùy điều kiện cụ thể. Theo quan điểm của Lênin, đây là một trong những phương thức lãnh đạo cơ bản, thể hiện như một trọng trách của đảng cầm quyền. Tại Đại hội lần thứ VIII các

Xôviết toàn Nga, Lênin cũng viết rằng: “Chừng nào một Đảng cầm quyền còn quản

lý, chừng nào Đảng ấy còn phải giải quyết tất cả mọi vấn đề về những sự bổ nhiệm khác nhau, thì anh không thể để có tình trạng là việc bổ nhiệm các chức vụ nhà

Theo quan điểm của Lênin, chỉ có thông qua đội ngũ đảng viên của đảng cầm quyền trong bộ máy nhà nước, mọi hoạt động của nhà nước mới bảo đảm theo đúng mục tiêu cả đảng cầm quyền đã vạch ra.

Như đã nêu ở trên, đảng lãnh đạo nhà nước trước hết là bằng việc đề ra đường lối, cương lĩnh, chỉ thị, nghị quyết của đảng. Tuy nhiên, việc thực hiện chúng là công việc rất khó khăn và đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ của đảng. Đó là những đảng viên của đảng, những cán bộ ủng hộ, phục tùng đường lối của đảng. Chỉ có thông qua đội ngũ cán bộ này, các chỉ thị, nghị quyết mới của đảng mới được thể hiện trên thực tế. Theo quan điểm của Lênin, những cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước phải hoạt động làm sao đảm bảo với tư cách là người đại diện cho đảng cầm quyền, vừa với tư cách là người đại biểu của dân, tức người đại diện cho chính quyền.

Thứ ba, đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra

Đây là phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền đã được Lênin đề cập ở nhiều tác phẩm. Kiểm tra được coi là công việc mấu chốt trong lãnh đạo của đảng đối với nhà nước và xã hội. Lênin còn chỉ thị: Hãy dành thời gian để tiến hành kiểm

tra công việc, kiểm tra công tác, “kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc chấp

hành thực tế công tác-mấu chốt của toàn bộ công tác, của toàn bộ chính sách hiện

nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy”[ 74, tr.19]. Theo quan điểm của Lênin, các

cơ quan và cá nhân của người lãnh đạo phải hết sức coi trọng công tác kiểm tra; tổ chức tốt việc kiểm tra để một mặt tác động tới bộ máy nhà nước, coi đây là điểm xuất phát và khâu trung tâm của phương thức lãnh đạo của đảng đối với các cơ quan nhà nước; mặt khác thông qua công tác kiểm tra mà xem lại tính đúng đắn, tính phù hợp của các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của đảng so với thực tiễn, từ đó có những sửa đổi, bổ sung, phát triển sáng tạo các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của đảng.

Theo Lênin, kiểm tra là công việc thường xuyên trong lãnh đạo của đảng. Do vậy, đảng cần phải thường xuyên tổ chức cho quần chúng nhân dân thực hiện công việc kiểm tra, tham gia đóng góp phê bình, kiểm soát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước.

Quần chúng nhân dân là những người ngoài đảng, đảng lôi cuốn họ vào kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước tức là đảng, đồng thời sử dụng họ kiểm soát ngay chính các đảng viên của đảng đang nắm giữ các vị trí trong bộ máy nhà nước. Trong Huấn thị của Hội đồng lao động và quốc phòng gửi các cơ quan Xô viết địa

phương vào tháng 5-1921, Lênin viết “Cần phải duy trì sự kiểm soát và sự lãnh đạo

của những người cộng sản. Mặt khác, những người ngoài đảng cũng phải kiểm soát các đảng viên: muốn vậy cần phải lôi kéo những nhóm công nhân, nông dân ngoài đảng, đã được thử thách về phương diện trung thực của minh, vào Bộ dân ủy thanh tra công nông, và không kể họ ở chức vụ nào, lôi cuốn họ tham gia một cách không

chính thức vào việc kiểm tra và nhận xét công tác” [73, tr.336]. Như vậy, theo quan

điểm của Lênin, trong quá trình lãnh đạo, đảng không được chủ quan, thỏa mãn với các quyết định, chủ trương của mình mà luôn phải tổ chức sự kiểm tra tính đúng đắn của các chủ trương, quyết định đó. Thông qua công tác kiểm tra mà phát hiện, sáng tạo ra cái mới, cái tốt hơn, đề ra nội dung và phương thức lãnh đạo sát hợp hơn với thực tiễn cuộc sống.

Thứ tư, đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước thông qua công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước

Theo Lênin, “quần chúng nhân dân có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc

giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho một nhà nước vững mạnh đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của đảng phụ thuộc rất lớn vào lòng tin và khả năng vận động, tập hợp, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân đi theo đảng và tiến hành các hành động cách mạng dưới sự

đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của quần chúng thì đảng chẳng những không lôi cuốn được quần chúng nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, mà đảng cũng không lãnh đạo được nhà nước, ngay bản thân bộ máy của đảng và của nhà nước cũng khó tồn tại được.

Để vận động, lôi cuốn quần chúng nhân dân tham gia các công việc quản lý nhà nước, Lênin còn cho rằng, đảng cần phải sử dụng phương thức thuyết phục và nêu gương chứ không phải bẳng mệnh lệnh, bằng sự cưỡng bức. Khi phê phán các quan điểm sai lầm trong lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương, chính

sách của đảng và nhà nước, Lênin đã viết: “Trước hết phải thuyết phục và sau đó

mới cưỡng bức. Dù thế nào đi nữa thì trước hết chúng ta cũng phải thuyết phục rồi sau mới cưỡng bức. Chúng ta đã không phá rối mối quan hệ đúng đắn giữa đội tiền

phong và quần chúng” [73, tr.68]. Để lôi cuốn được quần chúng nhân dân tham gia

quản lý nhà nước, chấp hành các đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, đảng cần phải lấy những thực tế sinh động, những tấm gương điển hình trong cuộc sống mà thuyết phục.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cầm quyền trong công tác xây dựng đảng tại đảng bộ thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến 2011) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)