Doanh số cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh sài gòn – PGD nguyễn cư trinh (Trang 40)

3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầ u:

2.6.1. Doanh số cho vay cá nhân

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời kỳ. Qua bảng trên, ta thấy doanh số cho vay đều tăng qua 3 năm: năm 2012 là 123.220 triệu đồng, năm 2013 là 156.059 triệu đồng, năm 2014 là 236.450 triệu đồng; về tỷ lệ tăng thì năm 2013 tăng 26,7% so với năm 2012, năm 2014 tăng 51,5% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Ngoài ra, việc Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, đẩy mạnh khuyến khích khách hàng sử dụng những sản phẩm dịch vụ mới như chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối… đã góp phần tích cực vào việc tăng doanh số cho vay và quy mô hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.1: Phân tích doanh số cho vay cá nhân giai đoạn từ năm 2012 - 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm

2013/2012 Chênh lệch năm 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Theo thời hạn 123.220 100% 156.059 100% 236.450 100% 32.839 26,7% 80.391 51,5% - Ngắn hạn 92.145 75% 128.044 82% 210.879 89,2% 35.899 39% 82.835 64,7% - Trung dài hạn 30.805 25% 28.015 18% 25.571 10,8% -2.790 -9,1% -2.444 -8,7% 2. Theo mục đích vay 123.220 100% 156.059 100% 236.450 100% 32.839 26,7% 80.391 51,5% - Tiêu dùng 27.108 22% 35.894 23% 54.384 23% 8.786 32,4% 18.490 51,5% - SXKD 85.022 69% 107.681 69% 165.515 70% 22.659 26,7% 57.834 53,7% - Mục đích khác 11.090 9% 12.485 8% 16.552 7% 1.395 12,6% 4.067 32,6% 3. Theo phương thức đảm bảo 123.220 100% 156.059 100% 236.450 100% 32.839 26,7% 80.391 51,5% - Tín chấp 4.929 4% 4.994 3,2% 2.601 1,1% 65 1,3% -2.393 -47,9% - Thế chấp 118.291 96% 151.065 96,8% 233.849 98,9% 32.774 27,7% 82.784 54,8%

2.6.1.1. Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn

Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn vì đảm bảo thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn. Vì thế doanh số cho vay cá nhân ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua mỗi năm, năm 2013 tăng 39% so với năm 2012, năm 2014 tăng 64,7% so với năm 2013.

Trong cơ cấu cho vay, cho vay ngắn hạn ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng được nâng cao dần. Cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống qua các năm. Do định hướng phát triển của Ngân hàng là tập trung tăng trưởng dư nợ bằng cách cho vay có trọng điểm sau đó sẽ đẩy mạnh cho vay phân tán theo đề án phù hợp với lợi thế từng địa bàn. Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng, khách hàng cũng có nhu cầu vay vốn trung hạn. Đặc điểm của món vay này là số tiền vay tương đối lớn, thời gian trả nợ nhiều hơn một năm nên nó đòi hỏi khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả hết nợ cho Ngân hàng khi món vay đáo hạn, do đó nó chiếm tỷ trọng nhỏ so với cho vay ngắn hạn. Nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay trung và dài hạn nên ngân hàng đã chủ động giảm dần tỷ trọng cho vay của loại hình này. Hơn nữa vốn huy động từ khách hàng cũng phần lớn là ngắn hạn nên cho vay trung và dài hạn cũng bị hạn chế. Vì thế mà doanh số cho vay trung và dài hạn giảm qua các năm: năm 2013 giảm 6.752 triệu đồng tương ứng giảm 9,1% so với năm 2012, năm 2014 giảm 2.444 triệu đồng tương ứng giảm 8,7% so với năm 2013.

2.6.1.2. Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích vay

Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng, cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay, tuy nhiên tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh không tăng mạnh qua các năm do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu ngày càng cao nhu cầu sử dụng các tiện nghi hiện đại, nhu cầu học tập và chữa bệnh ở nước ngoài cộng với sự chủ động của Ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu cho vay cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

 Sản xuất kinh doanh:

TP.HCM là một trung tâm kinh tế lớn nên việc cho vay sản xuất kinh doanh là một nhu cầu rất lớn, không chỉ riêng các doanh nghiệp mà các cá nhân cũng cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, cho nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này này cũng tăng rất nhanh qua mỗi năm: năm 2012 đạt 85.022 triệu đồng, năm 2013 là 107.681 triệu đồng tăng lên 26,7% so với năm 2012, năm 2014 đạt 165.515 triệu đồng tăng 53,7% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trưởng

đó bên cạnh nhu cầu vốn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, còn nhờ nỗ lực tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân hàng nhằm giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến với khách hàng và tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng.

 Tiêu dùng:

Đây là loại hình cho vay phổ biến và rất phát triển trong những năm gần đây. Khi thu nhập cũng như đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng là một nhu cầu không thể thiếu. Loại hình này những năm trước bị giới hạn ở một số đối tượng là cán bộ công chức nhưng hiện nay nó đã được phổ biến rộng rãi từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp lớn, đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ. Mục đích của khoản vay tiêu dùng là để mua nhà, sửa chữa nhà, mua quyền sử dụng đất để làm nhà ở, mua thiết bị nội thất gia đình, hay mua sắm phương tiện đi lại, chẳng hạn như khách hàng muốn sở hữu một chiếc xe hơi nhưng họ tích luỹ chưa đủ… Với đặc điểm của nó là cho vay trả góp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm hoặc thời gian có thể linh động hơn tuỳ theo thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng giúp cho khách hàng dễ dàng có được phương tiện, vật dụng mình mong muốn khi tài chính có giới hạn. Điều này làm cho doanh số cho vay của loại hình này tăng lên. Cụ thể, năm 2012 là 27.108 triệu đồng đến năm 2013 tăng mạnh lên 35.894 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng 32,4% so với năm 2012, năm 2014 tăng 51,5% so với năm 2013.

 Mục đích khác: (chủ yếu là các loại hình cho vay như cho vay du học, chứng minh năng lực tài chính)

Với mục đích hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên, những người đã đi làm có nhu cầu đi học ở nước ngoài, hoặc những người có nhu cầu vay để chữa bệnh ở nước ngoài. Những khách hàng được ngân hàng cho vay diện này là những có năng lực về tài chính sẵn nhưng chưa đủ cho nhu cầu nên cần hỗ trợ thêm một phần. Loại hình cho vay này được ngân hàng chú ý trong khoảng 2 năm gần đây vì vậy doanh số cho vay chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2013 chiếm 8% và năm 2014 chiếm 7% doanh số cho vay.

2.6.1.3. Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm

Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, ngân hàng hạn chế cho vay những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay và giảm dần qua mỗi năm. Cụ thể năm 2012 chiếm 4%, năm 2013 chiếm 3,2%, đến năm 2014 tỷ lệ này chỉ còn 1,1%. 2.6.2. Doanh số thu nợ cá nhân

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trước. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các ngân hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số này còn phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nhìn chung doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng qua 3 năm, cụ thể là vào năm 2013 doanh số thu nợ tăng 28.060 triệu đồng tương ứng 28,1% so với năm 2012; năm 2014 tăng 63.557 triệu đồng tương ứng 49,7% so với năm 2013. Do năm 2013 tình hình kinh tế diễn biến tốt hoạt động sản suất kinh doanh của người dân mang lại hiệu quả cao nên công tác thu hồi vốn diễn ra thuân lợi. Nhưng đến năm 2014 doanh số thu nợ tăng với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với 2013. Nguyên nhân do tình hình kinh tế năm 2014 không ổn định, các hộ sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn và doanh thu, lợi nhuận giảm, từ đó công tác thu hồi vốn của ngân hàng một phần cũng bị ảnh hưởng.

2.6.2.1. Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn

Qua bảng doanh số thu nợ, ta thấy Ngân hàng có doanh số thu nợ ngắn hạn trong 3 năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua mỗi năm. Cụ thể tỷ trọng thu nợ ngắn hạn năm 2012 chiếm 42%, năm 2013 chiếm 58% và năm 2014 tăng mạnh lên 73% trong tổng doanh số thu nợ. Nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nên tất nhiên là doanh số thu nợ ngắn hạn cũng cao hơn trung và dài hạn.

2.6.2.2. Doanh số thu nợ cá nhân theo nhu cầu vay

Như đã phân tích ở trên cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao tổng doanh số cho vay vì vậy mà doanh số thu nợ ở lĩnh vực này cũng luôn chiếm một tỷ cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2012 là 78,2%, năm 2013 là 78% và năm 2014 do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên tỷ lệ này giảm còn 64,3%. Còn cho vay tiêu dùng ngày càng tăng nên doanh số thu nợ cũng tăng qua mỗi năm năm 2012 chiếm 20,4%, năm 2013 chiếm 22% và năm 2014 chiếm 35,2% tổng doanh số thu nợ.

2.6.2.3. Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm

Doanh số thu nợ có tài sản đảm bảo luôn chiếm một tỷ lệ rất cao chiếm trên 98% trong tổng doanh số thu nợ. Trái lại tỷ trọng thu nợ không có tài sản đảm bảo lại rất thấp năm 2012 là 1,9%, năm 2013 là 1,7% và năm 2014 chiếm chỉ 1,3% tổng doanh số thu nợ. Tỷ lệ này có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do những khoản vay không có tài sản đảm bảo không bị ràng buộc tài sản với Ngân hàng nên một số khách hàng thiếu thiện chí trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách thẩm định tính hiệu quả

của món vay và cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho vay, hạn chế cho vay tín chấp hoặc cho vay nhưng khoản cho vay đó cần được người có uy tín bảo lãnh.

Bảng 2.2: Phân tích doanh số thu nợ cá nhân giai đoạn từ năm 2012 - 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm

2013/2012

Chênh lệch năm 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Theo thời hạn 99.808 100% 127.968 100% 191.525 100% 28.060 28,1% 63.557 49,7% - Ngắn hạn 41.919 42% 74.221 58% 139.813 73% 32.302 77,1% 65.592 88,4% - Trung dài hạn 57.889 58% 53.747 42% 51.712 27% -4.142 -7,2% -2.035 -3,8% 2. Theo mục đích vay 99.808 100% 127.968 100% 191.525 100% 28.060 28,1% 63.557 49,7% - Tiêu dùng 20.361 20,4% 28.153 22% 67.417 35,2% 7.792 38,3% 39.264 139,5% - SXKD 78.050 78,2% 99.815 78% 123.151 64,3% 21.765 27,9% 23.336 23,4% - Mục đích khác 1.397 1,4% - - 957 0,5% - - - - 3. Theo phương thức đảm bảo 99.808 100% 127.968 100% 191.525 100% 28.060 28,1% 63.557 49,7% - Tín chấp 1.896 1,9% 2.175 1,7% 2.490 1,3% 279 14,7% 315 14,5% - Thế chấp 97.912 98,1% 125.793 98,3% 189.035 98,7% 27.881 28,5% 63.242 50,3%

2.6.3. Phân tích dư nợ cho vay cá nhân

Dư nợ là kết quả của quá trình tăng trưởng tín dụng, cho ta thấy quy mô về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, phản ánh chính xác, đầy đủ lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế mà Ngân hàng thực hiện tại thời điểm xem xét. Dư nợ bao gồm nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi.

Trong thời gian qua PGD Nguyễn Cư Trinh – Chi nhánh Sài Gòn đã thực hiện tích cực mở rộng tín dụng đối với đối tượng là khách hàng cá nhân. Với mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững, PGD đã tập trung nguồn lực đầu tư vào công tác tín dụng cá nhân- một thị trường đầy tiềm năng. Vì vậy mà dư nợ cho vay cá nhân ngày càng tăng.

Qua bảng dư nợ cho vay, ta thấy dư nợ cho vay cá nhân của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 dư nợ chỉ đạt 143.155 triệu đồng; nhưng đến năm 2013 dư nợ đạt 185.764 triệu đồng tăng với tỷ lệ 29,8% so với năm 2012, đến năm 2014 dư nợ đạt 266.530 tăng 43,5% so với năm 2013. Dư nợ cho vay tăng lên do sự chủ động của Ngân hàng trong điều tiết dư nợ, do nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng cao, nhưng tuỳ theo đặc điểm của từng thời kỳ kinh tế mà nó tăng nhiều hay ít. Ngân hàng có nghĩa vụ đảm bảo việc cung ứng vốn luôn được sẵn sàng để đẩy mạnh việc lưu thông hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển, qua đó cũng góp phần tạo nguồn lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 2.3: Phân tích dư nợ cho vay cá nhân giai đoạn từ năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm

2013/2012

Chênh lệch năm 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Theo thời hạn 143.155 100% 185.764 100% 266.530 100% 42.609 29,8% 80.766 43,5% - Ngắn hạn 89.901 62,8% 121.490 65,4% 207.893 78% 31.589 35,1% 86.403 71,1% - Trung dài hạn 53.254 37,2% 64.274 34,6% 58.637 22% 11.020 20,7% -5.637 -8,8% 2. Theo mục đích vay 143.155 100% 185.764 100% 266.530 100% 42.609 29,8% 80.766 43,5% - Tiêu dùng 10.021 7% 13.189 7,1% 23.988 9% 3.168 31,6% 10.799 81,9% - SXKD 132.991 92,9% 171.832 92,5% 240.677 90,3% 38.841 29,2% 68.845 40,1% - Mục đích khác 143 0,1% 743 0,4% 1.865 0,7% 600 419,6% 1.122 151% 3. Theo phương thức đảm bảo 143.155 100% 185.764 100% 266.530 100% 42.609 29,8% 80.766 43,5% - Tín chấp 8.589 6% 10.960 5,9% 14.126 5,3% 2.371 27,6% 3.166 28,9% - Thế chấp 134.566 94% 174.804 93,2% 252.404 94,7% 40.238 29,9% 77.600 44,4%

2.6.3.1. Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn

Do sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay nên dư nợ ngắn hạn cũng ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn vì cho vay ngắn hạn thường có thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng tái đầu tư, mở rộng hoạt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh sài gòn – PGD nguyễn cư trinh (Trang 40)